Nhiều lần tôi đã nghĩ về những câu hỏi được cảm thấy là có nghĩa. Mỗi lần câu hỏi này đều được tự nó giải quyết hay dường như ngớ ngẩn sau khi để nó phát triển một lúc. Điều nghịch lí là ở chỗ lời tan biến nhưng dấu hỏi còn lại.
Anand Shantam, dấu hỏi nhất định còn lại mãi mãi, vì dấu hỏi không liên quan gì với câu hỏi chút nào. Nó có cái gì đó liên quan tới điều huyền bí của bản thân sự sống. Sự sống không bao giờ trở nên được biết, nó bao giờ cũng vẫn còn là điều huyền bí, dấu hỏi – và dấu hỏi mà không thể bị làm tan biến. Nó ở trong chính bản chất của sự tồn tại, nó là chính trung tâm của sự tồn tại; không có cách nào tìm ra bất kì câu trả lời hay giải thích nào cho nó.
Đó là lí do tại sao triết học thất bại và thơ ca thành công. Đó là lí do tại sao toán học thất bại và âm nhạc thành công. Đó là lí do tại sao logic bao giờ cũng tụt lại sau và yêu đạt tới, đi tới.
Dấu hỏi có ý nghĩa mênh mông. Mọi câu hỏi là ngớ ngẩn. Và mọi câu hỏi sớm hay muộn sẽ được giải, nhất định được giải, vì mọi câu hỏi có câu trả lời. Nếu bạn có thể hình thành nên câu hỏi bạn có thể tìm ra câu trả lời cho nó, nhưng dấu hỏi không phải là việc hình thành của bạn. Nó có đó; nó ở trên từng chiếc lá của cây, trên từng âm thanh của chim. Trên từng đám mây, trên từng ngôi sao, trên từng nguyên tử, dấu hỏi có đó.
Sự sống không phải là vấn đề mà là điều huyền bí. Vấn đề là cái có thể được giải – ít nhất về mặt lí thuyết là giải được. Điều huyền bí là cái có thể được sống nhưng không bao giờ có thể được giải.
Một câu chuyện cổ Hassid:
Một thầy Hassid già hỏi một trong các đệ tử của ông ấy, “Chúng ta ngụ ý gì khi chúng ta dùng từ Thượng đế?”
Đệ tử này chắc không trả lời, đệ tử này chắc đã không nhìn vào mắt thầy. Cúi đầu, xấu hổ về bản thân mình, anh ta vẫn còn im lặng.
Câu hỏi này đã được hỏi đi hỏi lại. Ba lần thầy đã hỏi. Thầy càng hỏi, đệ tử này càng trở nên im lặng hơn. Và im lặng này đã là rất bối rối. Đệ tử này phải kính trọng câu hỏi của thầy – và nó đã là vậy dường như anh ta thậm chí đã không nghe thấy; không đáp ứng nào từ đệ tử. Thầy cáu và thầy hỏi, “Sao ông không trả lời ta? Chúng ta ngụ ý gì bởi từ Thượng đế khi chúng ta dùng nó?”
Và đệ tử này nói, “Vì tôi không biết, làm sao tôi có thể trả lời được? Tôi không biết Thượng đế!”
Và thầy cười, tiếng cười chỉ có thể xảy ra cho những người đã đạt tới. Thầy nói, “Và ông nghĩ ta biết sao?”
Ai biết? Ai đã bao giờ biết? Nhưng dầu vậy Thượng đế hiện hữu, và dầu vậy Thượng đế phải được đề cập tới.
Người nào đã bảo bạn rằng Thượng đế là đối thể của tri thức? Thượng đế không phải là đối thể của tri thức, Thượng đế không phải là đối thể chút nào. Thượng đế là im lặng tràn ngập bạn khi lời biến mất. Thượng đế là dấu hỏi còn lại, Shantam, khi các câu hỏi mất đi, bay hơi. Thượng đế là điều huyền bí – không thể nào giải được.
Tôi không ở đây để cho câu trả lời, tôi ở đây để khơi ra trong bạn dấu hỏi này, dấu hỏi tối thượng. Nó không phải là câu hỏi, nhớ lấy; dấu hỏi tối thượng không phải là câu hỏi. Không có câu hỏi chút nào. Đơn giản bạn đang đương đầu với cái gì đó không thể định nghĩa được, vô hạn, vĩnh hằng, vô thuỷ và vô chung, không có khả năng nào để hiểu thấu nó, không có khả năng nào để bao gồm nó. Ngược lại, Thượng đế là người bao gồm bạn, Thượng đế là người hiểu thấu bạn. Thượng đế là người mà với người đó bạn không là câu hỏi cũng không là dấu hỏi.
Dần dần, dần dần, học cách sống trong huyền bí đi. Tâm trí liên tục khao khát giải huyền bí mọi thứ; có thôi thúc sâu trong tâm trí để giải huyền bí. Tại sao? – vì nó chỉ có thể kiểm soát được khi cái gì đó được giải huyền bí. Điều huyền bí bắt đầu kiểm soát nó, do đó tâm trí trốn khỏi điều huyền bí. Tâm trí muốn việc giải thích, vì một khi cái gì đó được giải thích nó có thể được thao túng; một khi cái gì đó không còn là bí mật nữa, thế thì tâm trí là người chủ. Trong sự hiện diện của bí mật tâm trí đơn giản bất lực. Bí mật càng lớn, bất lực của tâm trí càng lớn.
Nhưng đó là chỗ lời cầu nguyện nảy sinh, thiền nảy sinh, và mọi điều đó là đẹp. Đó là nơi chân lí được cảm thấy. Tâm trí không phải là cánh cửa tới chân lí, nó là cánh cửa tới sức mạnh.
Francis Bacon là đúng khi ông ấy nói, “Tri thức là sức mạnh.” Tâm trí là kẻ tìm kiếm sức mạnh; tâm trí bao giờ cũng theo đuổi sức mạnh, ngày càng mạnh hơn. Do đó tâm trí dần dần trở nên bị gắn quá nhiều với khoa học; tâm trí trở thành khoa học. Khoa học là việc tìm kiếm sức mạnh. Và thế thì một cách tự động khoa học trở nên bị thu về công nghệ. Công nghệ là gì? Cách thao túng tự nhiên. Cái “cách” đó là công nghệ; bí quyết là công nghệ. Khoa học chuẩn bị bản kế hoạch tổng thể, khoa học cho ý tưởng về cách giải huyền bí sự tồn tại, và thế rồi công nghệ thực hiện nó.
Tôn giáo không phải của tâm trí, tôn giáo là của tim. Tâm trí nêu câu hỏi, tim chỉ biết dấu hỏi tối thượng.
Điều đó là đẹp, Shantam, điều cực kì quan trọng là bạn đã trở nên nhận biết về hiện tượng này, rằng câu hỏi nảy sinh; lúc ban đầu chúng có vẻ có nghĩa, nhưng chúng sớm được giải. Nếu người ta có thể đợi, mọi câu hỏi đều được giải; không cần đi bất kì đâu để hỏi. Tâm trí có năng lực tạo ra câu hỏi nào đó là có năng lực tìm ra câu trả lời nữa – thực ra nếu bạn mổ xẻ câu hỏi này sâu bạn sẽ thấy câu trả lời ẩn ở đó. Câu trả lời bao giờ cũng ở trong câu hỏi. Câu hỏi chỉ là hình thể của câu trả lời, câu hỏi chỉ là bắt đầu của câu trả lời. Câu hỏi là hạt mầm và câu trả lời sẽ là chồi – và hạt mầm chứa chồi.
Nếu bạn đợi một chút, nếu bạn kiên nhẫn một chút, nếu bạn cho phép câu hỏi chuyển vào bên trong bạn, bạn có năng lực giải nó. Hoặc nó sẽ được giải hoặc bạn sẽ đi tới biết rằng nó là ngớ ngẩn. Có những câu hỏi ngớ ngẩn mà không thể được giải – và chúng cũng không là huyền bí nữa, nhớ, chúng đơn giản là những câu hỏi ngu.
Chẳng hạn, về mặt ngôn ngữ nó có vẻ hoàn toàn đúng, về mặt văn phạm nó có thể có vẻ hoàn toàn đúng, và về mặt tồn tại nó có thể là ngớ ngẩn. Chẳng hạn, bạn có thể hỏi, “Mùi của mầu đỏ là gì?” Về mặt ngôn ngữ, văn phạm, không có sai sót trong nó. “Mùi của mầu đỏ là gì?” – câu hỏi này có thể được nêu ra, nhưng nếu bạn nhìn sâu vào trong nó, nó không phải là câu hỏi, nó đơn giản là ngớ ngẩn. Mầu sắc chẳng liên quan gì tới mùi vị; không có quan hệ chút nào. Mầu là mầu, mùi là mùi; mùi không có mầu sắc, mà mầu sắc không có mùi.
Nó cũng giống như hỏi làm sao nhìn âm nhạc bằng mắt. Câu hỏi này có vẻ hoàn toàn đúng: Làm sao thấy âm nhạc? Nhưng âm nhạc không phải là đối thể để được thấy, nó không phải là đối thể cho mắt; nó chỉ có thể được nghe, không được thấy. Cái đẹp có thể được thấy nhưng không thể được nghe.
Chúng ta có thể làm ra cả nghìn lẻ một câu hỏi ngớ ngẩn. Mọi người đã hỏi suốt nhiều thời đại.. cái gọi là người khôn ngoan nữa. Vào thời Trung Cổ, toàn thể thế giới Ki tô giáo đã quan tâm thế, và đã có những luận cứ và tranh cãi lớn thế trên câu hỏi ngớ ngẩn thế: Bao nhiêu thiên thần có thể đứng trên đầu kim? Những nhà thượng đế học lớn đã viết các chuyên luận lớn về những câu hỏi này.
Thực ra, cái gọi là người am tường ở sâu bên dưới bao giờ cũng là những người rất ngu. Sự am tường của họ không là gì ngoài cái vỏ che đậy cho sự ngu xuẩn bên trong này. Họ dựng ra sự ồn ào lớn về không cái gì, sự rối rít lớn về không cái gì. Họ láu lỉnh, điều đó đúng – láu lỉnh để tạo ra những câu hỏi ngớ ngẩn thế. Ít nhất họ có khả năng cho những câu hỏi ngớ ngẩn đó một dáng vẻ hợp lí.
Có bao nhiêu địa ngục? Vào thời của Phật câu hỏi này đã trở thành quan trọng thế ở Ấn Độ…. Người Hindu tin có ba địa ngục, người Jaina bắt đầu tin có bẩy địa ngục, và thế rồi đã thực sự có một người sáng suốt, Sanjaya Vilethiputta, người phải có khả năng cười vào mọi thứ ngớ ngẩn. Ông ấy nói, “Ai nói bẩy? Tôi đã đếm đích xác: có bẩy trăm!”
Ông ấy phải là người trí huệ, ông ấy đơn giản diễu cợt về tranh cãi ngớ ngẩn này. Bao nhiêu địa ngục? Bao nhiêu cõi trời? Bao nhiêu thiên thần? Khi nào Thượng đế đã tạo ra thế giới? Tại sao Thượng đế đã tạo ra thế giới? Toàn những câu hỏi ngớ ngẩn: bạn không thể giải được chúng, vì chúng không phải là câu hỏi ngay chỗ đầu tiên. Chúng cũng không là điều huyền bí, vì điều huyền bí không thể được hình thành trong lời. Nó chỉ là dấu hỏi, dấu hỏi trong tim im lặng – chỉ sự ngạc nhiên lớn, kinh ngạc, kính nể. Và thế thì từng và mọi thứ tạo ra sự kính nể.
Cho phép dấu hỏi này lắng đọng trong bạn đi. Những câu hỏi có nghĩa sẽ được giải, những câu hỏi vô nghĩa sẽ được biết là ngớ ngẩn; thế thì chung cuộc chỉ còn lại dấu hỏi.
Tôi sung sướng, Shantam. Bạn nói: “Điều nghịch lí là ở chỗ lời biến mất nhưng dấu hỏi còn lại.”
Hân hoan đi! Mở hội đi! Đây là khoảnh khắc lớn, đây là cánh cửa tới điều thiêng liêng.
Từ “Sách về Trí huệ”, T.2, Ch.19