Ba qui y

Hiểu ba phần của nguyên nhân chính.

 

Bây giờ là lời kinh rất quan trọng. Ba lời kinh cuối chỉ là vàng. Giữ chúng trong tim bạn: chúng sẽ nuôi dưỡng bạn, chúng sẽ làm mạnh cho bạn, chúng sẽ biến đổi bạn. Đặc biệt với các sannyasin của tôi, chúng có giá trị mênh mông.

 

Hiểu ba phần của nguyên nhân chính.

 

Ba phần chính đó của nguyên nhân chính là gì? Trong truyền thống của Phật có ba chỗ quy y nổi tiếng: buddham sharanam gachchhami: tôi đi tới chân Phật, tôi buông xuôi bản thân tôi theo Phật. sangham sharanam gachchhami: tôi đi tới chân tâm xã, tôi buông xuôi bản thân tôi theo phật trường. dhammam sharanam gachchhami: tôi buông xuôi bản thân tôi theo luật tối thượng mà được nhân cách hoá bởi Phật và được tìm kiếm bởi tâm xã, cái đã trở thành thực tại trong Phật và là việc truy hỏi trong tâm xã. Ba điều này là những điều quan trọng nhất với người tìm kiếm: thầy, tâm xã, và pháp, Đạo, logos, luật tối thượng.

Chừng nào bạn chưa trong tiếp xúc với người đã nhận ra, gần như không có khả năng cho bạn trưởng thành. Cản trở có cả triệu, cạm bẫy là nhiều, cửa giả là nhiều, cám dỗ là nhiều; có mọi khả năng đi lạc lối. Chừng nào bạn chưa ở trong nhóm có người nào đó đã biết đường, người đã đi trên con đường này, người đã đạt tới, gần như bạn không thể nào đạt tới được. Chừng nào tay bạn còn chưa ở trong tay của ai đó, người bạn có thể tin cậy và người bạn có thể buông xuôi, bạn nhất định đi lạc lối. Tâm trí tạo ra nhiều cám dỗ – chúng quyến rũ, sức mạnh của chúng như từ lực tới mức chừng nào bạn chưa ở trong trường sức mạnh của ai đó người có từ lực mạnh hơn bất kì loại cám dỗ nào, bạn không thể nào đạt tới được. Đó là nghĩa của tính đệ tử.

Buddham sharanam gachchhami: Tôi buông xuôi theo thầy.

Thầy là lực từ tới mức việc buông xuôi của bạn theo thầy trở thành sự bảo vệ của bạn; do đó nó được gọi là chỗ trú ẩn. Thế thì bạn được an ninh, thế thì bạn được canh gác, thế thì bạn được bảo vệ. Thế thì tay bạn ở trong những bàn tay biết đưa bạn tới chỗ nào, trao cho bạn hướng nào.

Điều thứ hai là tâm xã. Từng vị phật đều tạo ra tâm xã, vì không có tâm xã phật không thể vận hành. Tâm xã ngụ ý trường năng lượng của ông ấy, tâm xã ngụ ý những người đã trở nên được gắn với ông ấy, tâm xã ngụ ý một xã hội thay thế cho xã hội tầm thường bình thường mà đi theo tiện nghi không đích thực – nó có đó sẵn có cho mọi người.

Một ốc đảo nhỏ trong sa mạc thế giới là điều được ngụ ý bởi tâm xã do phật tạo ra – một ốc đảo nhỏ trong đó cuộc sống được sống với động thái khác toàn bộ, với cái nhìn khác toàn bộ, với mục đích khác toàn bộ; nơi cuộc sống được sống có chủ định, có nghĩa, nơi cuộc sống được sống có phương pháp – cho dù với người ngoài điều đó có thể có vẻ như điên, nhưng cái điên đó có phương pháp trong nó – nơi cuộc sống được sống có tính cầu nguyện, tỉnh táo, nhận biết, thức tỉnh; nơi cuộc sống không chỉ là ngẫu nhiên, nơi cuộc sống bắt đầu trở nên ngày càng trưởng thành hơn theo hướng nào đó, hướng tới đích đến nào đó; nơi cuộc sống không còn giống như mẩu gỗ trôi giạt.

Và điều thứ ba là pháp. Pháp ngụ ý chân lí. Phật đại diện cho pháp theo hai cách: một, qua giao tiếp của ông ấy, qua lời, và thứ hai, qua sự hiện diện của ông ấy, qua im lặng của ông ấy, qua giao cảm của ông ấy: vô lời. Giao tiếp qua lời chỉ là việc giới thiệu cho vô lời. Vô lời là giao tiếp năng lượng. Lời chỉ là việc chuẩn bị; nó đơn giản chuẩn bị cho bạn để cho bạn có thể cho phép thầy giao tiếp với bạn ở mức năng lượng, vì mức năng lượng thực sự đi vào trong cái không biết. Mức năng lượng cần tin cậy lớn lao, vì bạn sẽ hoàn toàn vô nhận biết bạn đang đi đâu – nhận biết rằng bạn đang đi đâu đó, nhận biết rằng bạn đang được dẫn tới đâu đó, nhận biết rằng cái gì đó đang xảy ra có tầm quan trọng vô cùng; nhưng đích xác nó là cái gì thì bạn chưa có ngôn ngữ cho nó, bạn không có bất kì kinh nghiệm nào để nhận ra. Bạn sẽ đi vào trong nơi chưa được thăm dò.

Phật đại diện cho pháp, chân lí, theo hai cách. Về mặt lời ông ấy giao tiếp với học trò; về mặt vô lời, qua im lặng, qua năng lượng, ông ấy giao tiếp với các đệ tử. Và thế rồi đi tới sự thống nhất tối thượng nơi không giao tiếp hay giao cảm nào được cần tới, nhưng tính một đã được đạt tới – nơi thầy và đệ tử trở thành một, khi đệ tử chỉ là cái bóng, khi không có tách rời. Đây là ba giai đoạn của trưởng thành: học trò, đệ tử, người sùng kính.

 

Suy ngẫm về ba điều không bị phá huỷ.

 

Phật, tăng, pháp, suy ngẫm về ba điều không bị phá huỷ này. Thế giới sẽ rất chống đối cả ba điều này; thế giới sẽ quyết tâm phá huỷ chúng. Những người yêu chân lí, những người là người tìm kiếm thực sự, những người truy hỏi, họ sẽ làm mọi điều để bảo vệ ba điều này.

Thứ nhất, phật. Tại sao thế giới tạo ra nhiều khó khăn thế cho phật ở bất kì chỗ nào ông ấy xuất hiện, trong bất kì hình thể nào? Ông ấy có thể là Krishna, Christ, Atisha, Tilopa, Saraha; ông ấy có thể xuất hiện trong bất kì hình thể nào. Với phật tính tôi ngụ ý việc nhận biết, việc thức tỉnh. Bất kì khi nào việc thức tỉnh xảy ra, toàn thế giới trở nên đối nghịch. Tại sao? – vì toàn thế giới đang ngủ.

Có câu ngạn ngữ A rập: Không đánh thức nô lệ, vì anh ta có thể đang mơ rằng anh ta tự do. Không đánh thức nô lệ; anh ta có thể đang mơ rằng anh ta tự do, rằng anh ta không còn là nô lệ.

Nhưng Phật sẽ nói: Đánh thức nô lệ dậy! Cho dù người đó đang mơ những giấc mơ đẹp về tự do, đánh thức người đó dậy và làm cho người đó nhận biết rằng người đó là nô lệ, vì chỉ qua nhận biết đó mà người đó có thể thực sự trở thành tự do.

Thế giới đang ngủ say và mọi người đang tận hưởng giấc mơ của họ. Họ đang trang hoàng cho giấc mơ của họ, họ đang làm cho các giấc mơ của họ mỗi lúc thêm mầu sắc hơn, họ đang làm cho chúng thành phiêu diêu. Thế rồi một người tới bắt đầu hô to từ nóc nhà, “Thức dậy đi!” Những người ngủ cảm thấy bị xúc phạm; họ không muốn thức dậy, vì họ biết rằng một khi giấc mơ này kết thúc họ sẽ bị bỏ lại cùng với khổ và đau khổ của họ và không cái gì khác. Họ còn chưa nhận biết rằng đằng sau khổ của họ có nguồn của vui mà có thể được tìm thấy. Bất kì khi nào cái gì đó như việc thức tỉnh đã xảy ra cho họ, họ bao giờ cũng thấy bản thân họ khổ vô cùng. Cho nên họ muốn vẫn còn được nhận chìm trong cái gì đó; dù nó là bất kì cái gì; họ muốn vẫn còn bận bịu.

Giáo huấn của chư phật là: Tìm ra thời gian và nơi chốn để vẫn còn không bận bịu. Đó là điều thiền tất cả là gì. Tìm ra ít nhất một giờ mọi ngày để ngồi im lặng không làm gì, hoàn toàn không bận rộn, chỉ quan sát bất kì cái gì trôi qua ở bên trong. Lúc ban đầu bạn sẽ rất buồn, khi nhìn vào mọi thứ bên trong bạn; bạn sẽ cảm thấy chỉ tối và không cái gì khác, và những cái xấu và đủ loại lỗ đen xuất hiện. Bạn sẽ cảm thấy đau đớn, chẳng cực lạc chút nào. Nhưng nếu bạn kiên trì, kiên nhẫn, một ngày nào đó tới khi mọi đau đớn này biến mất, và đằng sau đau đớn này là cực lạc.

Cho nên điều đầu tiên: bất kì chỗ nào phật xuất hiện thế giới đều chống lại ông ấy. Thế giới đang ngủ say, mơ, và phật cố đánh thức mọi người dậy. Có cả nghìn lẻ một lí do khác tại sao thế giới muốn tiêu diệt phật, và tại sao Atisha nói:

 

Suy ngẫm về ba điều không bị phá huỷ.

 

Giá mà các đệ tử của Jesus biết cái gì đó như điều này họ chắc đã cố gắng theo mọi cách để bảo vệ Jesus, nhưng họ đã không nhận biết chút nào. Jesus đã có thể sống chỉ ba năm như phật. Ông ấy đáng ra có thể sống tới tuổi rất già, ông ấy đáng ra có thể đã giúp cho hàng triệu người trên đường, nhưng các đệ tử đã không nhận biết rằng một kho báu lớn đã trong sở hữu của họ và nó phải được bảo vệ và canh gác.

Có nhiều lí do. Một lí do tại sao mọi người chống lại là vì bất kì khi nào phật xuất hiện trên thế gian ông ấy là duy nhất, ông ấy không thể được so sánh với bất kì phật nào khác của quá khứ; đó là vấn đề. Mọi người trở nên quen, dần dần, với chư phật quá khứ, nhưng bất kì khi nào phật mới tới, ông ấy là mới, duy nhất, khác biệt tới mức họ không thể tin được ông ấy là phật vì họ có quan niệm nào đó.

Những người đã biết tới Mahavira, làm sao họ có thể nhận ra tôi là phật? – vì tôi không đứng trần trụi. Những người đã thấy Jesus, làm sao họ có thể nhận ra Atisha là phật? – vì Atisha không chữa cho người ốm và giúp người chết được sống lại lần nữa, không giúp người mù thấy được. Atisha là một loại phật khác toàn bộ; ông ấy không phục vụ người nghèo, công việc của ông ấy ở trên bình diện khác toàn bộ.

Người Ki tô giáo không thể nhận ra Phật là phật. Nói gì tới người Ki tô giáo – Mahavira và Phật đã là người đương đại, nhưng người Jaina không công nhận Phật Gautam là người đã thức tỉnh. Họ đã là đương đại, ở trong cùng một tỉnh, đôi khi sống trong cùng thị trấn và có lần đã ở trong cùng nhà trọ. Nhưng từng phật có phẩm chất duy nhất, vô song; do đó không phật trước nào có thể được dùng làm tiêu chí. Điều đó tạo ra khó khăn.

Chư phật là không thể được nhận ra, vì cuộc sống của bạn không có kinh nghiệm nào qua đó bạn có thể nhận ra phật. Người có tính dục có thể nhận ra dục, người có tâm trí hướng tiền có thể nhận ra người có tâm trí hướng tiền, nhưng làm sao bạn có thể nhận ra phật? Bạn không có bất kì kinh nghiệm nào về nhận biết. Trong phật bạn sẽ chỉ thấy tâm trí riêng của bạn được phản xạ. Điều đó là tự nhiên.

Phật không có tính thoả hiệp; điều đó tạo ra phiền phức. Ông ấy không thể thoả hiệp. Chân lí không thể bị thoả hiệp với bất kì dối trá nào, những dối trá thoải mái. Phật dường như rất phi xã hội và đôi khi phản xã hội. Phật không bao giờ đáp ứng bất kì mong đợi nào của đám đông – ông ấy không thể thế được; ông ấy không ở đây để đi theo bạn. Chỉ có một cách: bạn có thể đi theo ông ấy nếu bạn muốn ở cùng ông ấy, bằng không thì biến đi! Ông ấy không thể đáp ứng các mong đợi của bạn. Mong đợi của bạn là ngu xuẩn, mong đợi của bạn là mong đợi của bạn – từ vô nhận biết và mù quáng. Chúng có thể có giá trị gì?

Phật bao giờ cũng có tính nổi dậy, phản truyền thống, không tuân thủ. Điều đó tạo ra phiền phức. Phật không thuộc vào quá khứ; thực ra, tương lai thuộc vào phật. Ông ấy bao giờ cũng ở trước thời đại của ông ấy, ông ấy là việc sinh thành mới của Thượng đế.

Tất cả những điều này là đủ cho xã hội của các bản ngã mù, điên, đói quyền lực, tham vọng, mọi loại người thần kinh, tâm thần – điều đủ cho họ là cùng nhau và phá huỷ bất kì khả năng nào của việc có phật.

Và họ cũng chống lại tăng – thậm chí còn nhiều hơn thế. Họ có thể dung thứ cho phật nếu ông ấy là một mình; họ biết, ông ấy có thể làm được gì? Họ đã dung thứ cho Krishnamurti dễ dàng hơn là họ có thể dung thứ cho tôi. Krishnamurti có thể làm được gì? Ông ấy tới và nói và mọi người nghe, và mọi người đã từng nghe trong năm mươi năm và không cái gì đã xảy ra – cho nên ông ấy có thể nói vài năm nữa; không có gì phải lo nghĩ về ông ấy.

Tôi cũng một mình, du hành khắp nước từ góc nọ sang góc kia gần ba tuần mỗi tháng trên tầu hoả, trên máy bay, liên tục du hành, và chẳng có mấy vấn đề. Ngày tôi bắt đầu tính sannyas xã hội trở nên cảnh giác. Tại sao? – vì tạo ra phật trường, tạo ra tăng, có nghĩa bây giờ bạn đang tạo ra một xã hội thay thế; bạn không còn là một cá nhân riêng lẻ, bạn đang thu thập quyền lực, bạn có thể làm cái gì đó. Bây giờ bạn có thể tạo ra cách mạng.

Cho nên mọi người muốn phá huỷ mọi tâm xã. Bạn có biết, tâm xã không có cuộc sống lâu; rất hiếm khi tâm xã sống sót – rất hiếm khi. Hàng triệu lần các tâm xã đã được tạo ra, và sớm hay muộn xã hội phá huỷ chúng, và thường là sớm hơn là muộn. Nhưng vài tâm xã đã sống sót. Chẳng hạn, tâm xã của Phật vẫn tiếp tục – không có cùng sự thuần khiết, nhiều rác đã đi vào trong nó. Nó không còn là cùng nước trong như pha lê mà bạn có thể thấy ở sông Hằng nơi sông Hằng được sinh ra. Bây giờ tâm xã của Phật giống như sông Hằng gần Varanasi – bẩn, xác chết nổi trong nó, mọi loại rác được trút vào trong nó. Nhưng dầu vậy nó vẫn sống động. Nhiều tâm xã đã hoàn toàn biến mất.

Chẳng hạn, không tâm xã nào của Lão Tử còn sống sót, không tâm xã nào của Zarathustra còn sống sót. Vâng, vài người đi theo có đó, nhưng họ không phải là tâm xã. Không tâm xã nào của Saraha, Tilopa, Atisha, còn sống sót. Tất cả họ đã tạo ra tâm xã. Nhưng xã hội thực sự lớn, khổng lồ, mạnh; khi thầy còn sống có thể tâm xã còn sống, nhưng một khi thầy mất rồi xã hội bắt đầu phá huỷ tâm xã từ mọi hướng có thể.

Atisha nói:

 

Suy ngẫm về ba điều không bị phá huỷ.

 

Và điều thứ ba là pháp, chân lí. Thế giới chống lại chân lí, thế giới sống trong dối trá. Dối trá là rất thoải mái, rất an ninh, ấm cúng, và bạn có thể tạo ra dối trá tương ứng theo bản thân bạn, tương ứng theo nhu cầu của bạn. Chân lí không bao giờ theo bạn; bạn phải theo chân lí, và điều đó là khó khăn. Nhiều khoanh của con người bạn sẽ phải bị cắt ra để cho bạn có thể khớp với chân lí. Bản ngã của bạn sẽ phải bị bỏ đi để cho bạn có thể đi vào trong ngôi đền của chân lí.

Dối trá là hoàn toàn đẹp, rẻ, mọi nơi đều sẵn có. Bạn có thể đi mua sắm và bạn có thể mua những túi đầy dối trá, nhiều tuỳ thích. Và điều tốt nhất về chúng là ở chỗ chúng khớp với bạn, chúng không bao giờ yêu cầu rằng bạn phải khớp với chúng. Chúng rất thân thiện; chúng không yêu cầu bất kì cái gì từ bạn, chúng không đòi hỏi, chúng không đòi bạn bất kì cam kết nào. Chúng sẵn sàng phục vụ bạn.

Chân lí không thể phục vụ bạn, bạn sẽ phải phục vụ chân lí.

Atisha đang cho bạn sáng suốt lớn. Đặc biệt với các sannyasin của tôi điều đó phải được nhớ, được suy ngẫm. Phật là ở đây, tâm xã đã bắt đầu xảy ra, chân lí đang được chia sẻ. Bây giờ sự việc là tuỳ ở bạn để giúp nó sống còn, để bảo vệ nó, để cho nó có thể sống lâu và phục vụ nhân loại lâu.

Và lời kinh cuối cùng:

 

Làm ba điều không tách rời từ đức hạnh.

 

Để điều này là đức hạnh của bạn, tôn giáo của bạn: phục vụ Phật, phục vụ tâm xã, phục vụ chân lí. Để điều này là đức hạnh duy nhất của bạn, tôn giáo duy nhất của bạn.

 

Từ “Sách về Trí huệ”, T.2, Ch.17