Làm gì với buồn?

Không kiếm buồn vì an ủi giả.

 

Mọi người kiếm, tìm phúc lạc, và gần như mọi người thành công trong việc tìm thấy chính cái đối lập. Tôi nói “gần như” vì vài người phải được loại ra khỏi số đếm này – một Phật, một Zarathustra, một Lão Tử, một Atisha. Nhưng họ là ít thế và cách xa ở giữa; họ là các ngoại lệ, họ chỉ chứng minh cho qui tắc. Cho nên tôi nói gần như mọi người tìm kiếm phúc lạc đều tìm thấy khổ và đau. Mọi người cố đi vào cõi trời, nhưng đến lúc họ đã đạt tới bỗng nhiên họ nhận ra sự kiện rằng nó là địa ngục.

Phải có hiểu lầm lớn ở đâu đó. Hiểu lầm là ở chỗ những người đi tìm vui thú sẽ thấy buồn – vì vui thú chỉ là vật nguỵ trang; chính buồn che giấu bản thân nó đằng sau tấm rèm. Nó là mặt nạ – nước mắt ẩn sau nụ cười, gai đợi bạn đằng sau hoa. Những người thấy điều đó, và mọi người có thể thấy điều đó vì nó hiển nhiên thế… mọi người đi tới trải nghiệm nó lặp đi lặp lại. Nhưng người là con vật không bao giờ học.

Aristotle đã định nghĩa người là sinh linh hợp lí. Điều đó là cực kì vô nghĩa! Người là sinh linh bất hợp lí nhất mà bạn có thể tìm thấy ở bất kì chỗ nào. Người có thể là hợp lí, nhưng không là hợp lí. Nó không phải là định nghĩa về người như người vậy, nó là định nghĩa về người như người đáng phải vậy. Một Phật, vâng; một Mohammed, vâng – họ là người hợp lí, hợp lí theo nghĩa rằng họ sống một cách thông minh, họ sống một cách trí huệ, họ dùng từng cơ hội để trưởng thành, để chín chắn, để hiện hữu. Nhưng khi có liên quan tới hàng triệu người, chín mươi chín chấm chín phần trăm người, họ không phải là sinh linh hợp lí chút nào, họ là bất hợp lí hoàn toàn.

Tính bất hợp lí đầu tiên của họ là ở chỗ họ trải qua cùng kinh nghiệm lặp đi lặp lại, vậy mà họ chẳng học cái gì, họ vẫn còn như cũ. Bao nhiêu lần bạn đã từng giận, và bạn đã học được cái gì từ điều đó? Bao nhiêu lần bạn đã từng ghen, và bạn đã thu được kinh nghiệm nào từ điều đó? Bạn liên tục di chuyển qua các kinh nghiệm mà không bị ảnh hưởng bởi chúng theo bất kì cách nào. Bạn vẫn còn chưa trưởng thành, cách sống của bạn là rất bất hợp lí, không thông minh.

Người thông minh sẽ có khả năng thấy ra một cách dễ dàng rằng, khi tìm vui thú, mọi thứ được tìm thấy đều là buồn. Và những vui thú đó thực ra là cái gì? Những thứ rất giả tạo. Ai đó muốn làm nhà lớn, và người đó nhận biết bao phiền phức và người đó trải qua biết bao khổ sở và bao nhiêu lo âu và bao nhiêu suy sụp thần kinh!

Họ nói rằng nếu bạn thực sự là người thành công, bạn nhất định bị đau tim đâu đó giữa bốn mươi hai và bốn mươi tám. Nếu bạn không bị đau tim trước khi bạn năm mươi tuổi, cuộc sống của bạn bị phí hoài, bạn là sự thất bại; bạn đã không cố gắng để thành công, bạn đã không đủ tham vọng. Người tham vọng nhất định bị đau tim; càng tham vọng sẽ càng bị suy sụp thần kinh.

Nếu bạn không cần bác sĩ tâm thần, điều đó đơn giản có nghĩa bạn đã không dùng tâm trí của bạn theo cách thức của tham vọng. Và toàn thể xã hội được hướng tới tham vọng, toàn thể hệ thống giáo dục tạo ra chỉ các tâm trí tham vọng. Điều đó ngụ ý bệnh nhân tiềm năng cho nhà trị liệu tâm lí. Dường như có âm mưu – rằng toàn thể hệ thống giáo dục chỉ tạo ra những người dành cho các bác sĩ, các tu sĩ, các nhà trị liệu tâm lí.

Toàn thể hệ thống dường như bị ốm, ốm tới chết. Nó không tạo ra con người mạnh khoẻ, sống động, rạng ngời; nó không tạo ra con người vui vẻ, mở hội, lễ hội. Nó không dạy bạn cách làm cho cuộc sống của bạn thành lễ hội. Bất kì cái gì nó dạy đều đem bạn ngày càng sâu hơn vào trong địa ngục. Và bạn biết điều đó – vì tôi không nói về hệ thống tư tưởng suy đoán nào đó, tôi đang đơn giản nói về tâm lí của bạn, trạng thái con người của bạn.

Atisha là đúng. Ông ấy nói:

 

Không kiếm buồn vì an ủi giả.

 

Bạn đã tạo ra bao nhiêu đau khổ – để làm gì? Ai đó muốn nhà to hơn một chút, số dư ngân hàng lớn hơn một chút, danh vọng tăng thêm một chút, tên tuổi thêm một chút, quyền lực thêm một chút. Ai đó muốn trở thành tổng thống hay thủ tướng. Tất cả đều là giả, vì chết sẽ lấy chúng đi. Đó là định nghĩa của cái giả.

Duy nhất cái không thể bị lấy đi bởi chết là thực. Mọi thứ khác là không thực; nó được làm bằng cùng chất liệu mà mơ được làm ra. Nếu bạn đuổi theo sự vật mà sẽ bị chết lấy đi, thế thì cuộc sống của bạn là “chuyện thần tiên được kẻ ngốc kể, đầy âm thanh và điên khùng, không cái gì có ý nghĩa.” Bạn sẽ không bao giờ đạt tới bất kì ý nghĩa nào.

Và không có ý nghĩa làm sao có thể có bài ca? Và không có ý nghĩa làm sao bạn bao giờ có thể nói rằng “Tôi đã sống”? Cây đã không nở hoa, cây đã không kết quả. Nói gì tới quả và hoa – ngay cả lá đã không tới.

Hàng triệu người được sinh ra như hạt mầm và chết đi như hạt mầm. Từ chiếc nôi tới nấm mồ, câu chuyện của họ chỉ là trôi giạt. Nó là ngẫu nhiên, và kết quả chung cuộc là nỗi buồn lớn. Ý tưởng về địa ngục chỉ biểu tượng hoá cho nỗi buồn lớn này mà bạn tạo ra bằng loại sống sai.

Atisha nói:

 

Không kiếm buồn vì an ủi giả.

 

Thế thì cái gì phải được làm? Nghĩ về cái gì đó cao hơn đi – cái gì đó ở bên kia chết, cái gì đó không thể bị phá huỷ, cái gì đó là bất diệt, cái gì đó siêu việt lên trên thời gian – và buồn sẽ không bị tạo ra.

Nếu bạn tìm cái tối thượng, từ khoảnh khắc của đời bạn sẽ trở nên ngày càng an bình hơn, bình thản, yên tĩnh, bình tĩnh, ngát hương. Nếu bạn tìm điều tối thượng, nếu bạn tìm chân lí, hay Thượng đế hay niết bàn hay bất kì cái gì bạn muốn gọi tên cho nó; nếu bạn đi tìm cái sâu nhất trong cuộc sống và cái cao nhất trong cuộc sống và bạn không đi theo cái giả, thế thì chính việc tìm của bạn sẽ mang tới phẩm chất mới cho con người bạn. Bạn sẽ cảm thấy được bắt rễ, được tích hợp; bạn sẽ cảm thấy cùng nhau. Và bạn sẽ cảm thấy niềm vui mới nảy sinh trong tim bạn, không tới từ bên ngoài.

Vui thực không bao giờ tới từ bên ngoài, vui tới từ bên ngoài là cái giả – chết có thể lấy đi cái đã tới từ bên ngoài.

Chết chỉ xảy ra ở bên ngoài, nó không bao giờ xảy ra ở bên trong. Chết xảy ra ở bên ngoài, không bao giờ ở bên trong; bên trong là vĩnh hằng. Lãnh thổ của bạn ở bên ngoài chết – nó bao giờ cũng ở đó, bao giờ cũng sẽ ở đó, nhưng bạn vô nhận biết về nó. Bạn liên tục chạy theo những cái bóng, và cái thực đợi bạn nhìn vào trong, quay vào trong, hoà hợp vào trong.

Cho nên điều đầu tiên: tìm cái là bất tử, và sớm hay muộn bạn sẽ gõ lên cánh cửa của cõi trời.

Điều thứ hai là: tại sao ngay chỗ đầu tiên bạn đuổi theo những vui thứ giả? Người đàn bà này, người đàn ông kia… tại sao bạn đuổi theo những vui thú giả? Lí do căn bản nào đằng sau điều đó? Lí do căn bản là ở chỗ bạn đã trong buồn. Bạn muốn bằng cách nào đó quên đi tất cả về nó; bạn muốn nhận chìm bản thân bạn trong rượu, trong dục, trong tiền, trong chính trị quyền lực – bạn muốn chỗ nào đó để nhận chìm bản thân bạn.

Các chính khách có thể dễ dàng nói rằng ngăn cấm là được cần, vì họ có chất gây say nguy hiểm hơn nhiều sẵn có cho họ. Morarji Desai có thể nhấn mạnh vào ngăn cấm, vì ông ấy uống từ chính trị quyền lực; ông ấy đang nhận chìm bản thân ông ấy trong một loại chất gây say rất tinh vi. Thực ra, không rượu nào nguy hiểm hơn chính trị.

Nếu bất kì cái gì phải bị ngăn cấm trên thế giới, nó không phải là rượu, nó là chính trị. Và bao nhiêu người uống rượu ở Ấn Độ? Không quá bẩy phần trăm. Và bao nhiêu người nữa theo chính trị? Tôi nghĩ bạn không thể tìm được người nào mà không có tính chính trị – rất khó.

Bạn có thể thực tại không trong chính trị, nhưng chính trị là tinh vi hơn nhiều. Chồng đang cố chi phối vợ – đây là chính trị. Vợ đang cố thao túng chồng theo cách của cô ấy – đây là chính trị. Con đang trong cơn cáu kỉnh và muốn có đồ chơi ngay lập tức – đây là chính trị. Chính trị ngụ ý nỗ lực chi phối người khác. Và nó rất gây say; nó là loại rượu xấu nhất sẵn có trên thế giới.

Vài người bị nhận chìm trong chính trị quyền lực, vài người tìm chỗ trú ẩn trong dục, vài người đi vào quán rượu, nhưng nhiều người nữa đơn giản liên tục tìm an ủi giả, đi từ an ủi này sang an ủi khác. Khi họ đã đạt tới an ủi này và thấy rằng nó chẳng cho gì, không sự nuôi dưỡng, họ lập tức bắt đầu tìm kiếm cái gì đó khác. Cuộc đời của họ trở thành sự bận rộn thường xuyên để cho họ không cần nhìn vào nỗi buồn bên trong đang tụ tập lại như đám mây, đám mây đen.

Cho nên nghĩa thứ hai của lời kinh này là: thay vì tìm an ủi giả, cách tốt nhất là đi vào trong buồn của bạn. Suy ngẫm, đi sâu vào trong nó. Không trốn khỏi khổ của bạn, vì bằng việc trốn đi bạn sẽ không bao giờ học được nó là gì và bạn sẽ không bao giờ biết cách siêu việt trên nó. Cái đẹp là: nếu bạn thực sự biết nguyên nhân của khổ của bạn, trong chính việc biết đó khổ được siêu việt lên – vì nguyên nhân bao giờ và bao giờ cũng là dốt nát và không gì khác.

Jesus nói: Chân lí giải thoát. Đây là một trong những phát biểu quan trọng nhất đã từng được nêu ra, rất nền tảng cho mọi người tìm kiếm hiểu. Chân lí giải thoát – không phải chân lí mà bạn thu thập từ kinh sách nhưng chân lí mà bạn bắt gặp qua việc trải nghiệm riêng của bạn.

Bạn buồn. Đi vào trong buồn của bạn đi thay vì trốn vào trong hoạt động nào đó, trong bận rộn nào đó, thay vì đi gặp bạn bè hay đi xem phim hay bật radio hay ti vi. Thay vì trốn khỏi nó, quay lưng vào nó, bỏ mọi hoạt động đi. Nhắm mắt lại, đi vào trong nó, nhìn xem nó là gì, tại sao có nó – và nhìn mà không kết án nó, vì nếu bạn kết án bạn sẽ không có khả năng nhìn thấy cái toàn bộ của nó. Nhìn mà không phán xét. Nếu bạn phán xét, bạn sẽ không có khả năng nhìn thấy cái toàn thể của nó. Không phán xét, không kết án, không đánh giá, chỉ quan sát nó, xem nó là gì. Nhìn dường như nó là đoá hoa, buồn; mây, đen; nhưng nhìn nó mà không phán xét để cho bạn có thể thấy mọi mặt của nó.

Và bạn sẽ ngạc nhiên: bạn càng đi sâu vào trong nó, nó càng bắt đầu tan tác đi. Nếu người ta có thể đi vào trong buồn của mình một cách sâu sắc người đó sẽ thấy mọi buồn đã bay hơi. Trong việc bay hơi đó của buồn là vui, là phúc lạc.

Phúc lạc phải không được tìm từ bên ngoài, chống lại buồn. Phúc lạc phải được tìm thấy sâu, ẩn đằng sau bản thân buồn. Bạn phải đào vào trong trạng thái buồn của bạn và bạn sẽ thấy nguồn suối vui.

 

Từ “Sách về Trí huệ”, T.2, Ch.17