Có và không!
Prem Madhu, người là thế tiến thoái lưỡng nan, người là cả có và không. Điều đó không phải là bất thường trong bạn, điều đó là trạng thái bình thường của nhân loại. Người là nửa đất, nửa trời; một phần vật chất, một phần tâm thức; một phần bụi, một phần thiêng liêng. Người là căng thẳng. Friedrich Nietzsche nói “sợi dây thừng căng giữa hai cái vô hạn.”
Quá khứ là phần của con vật và tương lai là phần của Thượng đế. Và ở giữa hai điều này là người – nửa con vật, nửa thiên thần. Cái không tới từ quá khứ, cái có là khả năng cho tương lai. Hoài nghi tới từ tối, tin cậy là sản phẩm phụ của sáng. Cái ngã cao hơn trong bạn bao giờ cũng tin cậy, cái ngã thấp hơn là tinh ranh và bao giờ cũng hoài nghi. Và bạn là cả hai, như bạn bây giờ là vậy.
Người là tinh thần phân liệt một cách tự nhiên. Tinh thần phân liệt không phải là bệnh; nó không là bệnh hoạn, nó là trạng thái của người bình thường. Nó bắt đầu có vẻ giống như bệnh hoạn chỉ khi nó đi tới cực đoan, khi có và không bị phân chia tới mức thậm chí không có “và” bắc cầu qua chúng. Khi chúng trở thành không thể bắc cầu được, thế thì nó trở thành bệnh hoạn. Bằng không mọi người bao giờ cũng ở trong một loại nhị nguyên, trong trạng thái hoặc/hay. Không con vật nào khác ở trong trạng thái đó. Chó đơn giản là chó, và sư tử là sư tử, và cây là cây, và đá là đá. Chúng không có bất kì nhị nguyên nào, không có phân chia.
Người là nhị nguyên, hoài nghi, bị phân chia. Điều đó là khổ của người, nhưng điều đó cũng là khả năng cho phúc lạc của người. Điều đó là phiền não của người, nhưng từ phiền não này, cực lạc có thể được sinh ra. Không con vật nào có thể là cực lạc ngoại trừ người. Bạn có thấy bất kì con vật nào cực lạc không – cực lạc như vị phật, như một Ramakrishna? Không có khả năng bắt gặp con vật là cực lạc như vậy. Ngay cả bụi hồng với nhiều hoa đẹp thế cũng không cực lạc được theo nghĩa Jesus là cực lạc. Bụi hồng đơn giản là bụi hồng; không có tính chứa chan, không có tuôn tràn, không có hân hoan. Thực tế – chẳng phải cái gì đó không thể tin được đang xảy ra đó sao, chẳng phải là cái gì đó từ cõi bên kia đã giáng xuống đó sao, chẳng phải là Thượng đế đã được nhận ra đó sao, chẳng phải ánh sáng đã tới và xuyên thấu vào thâm tâm sâu nhất của con người của bạn và bạn đầy ánh sáng và bạn được chứng ngộ đó sao.
Con chim tung cánh là tự do, nhưng chẳng biết gì về tự do. Chỉ người, cho dù người đó có thể bị cầm tù, biết về tự do. Do đó có khổ; lệ thuộc ở mặt này, và cái nhìn về tự do ở mặt kia. Thực tại, thực tại xấu, và khả năng chói sáng vô cùng.
Người có thể khổ mà không con vật nào khác đã bao giờ có thể khổ. Bạn có thấy bất kì con vật nào khóc từ tim nó, kêu khóc, tự tử không? Bạn có thấy bất kì con vật nào cười, tiếng cười bụng làm rung chuyển chính nền tảng không? Không, tất cả những điều này là có thể chỉ cho người. Do đó có vĩ đại của người, do đó có chân giá trị của người, và do đó có lo âu của người nữa.
Lo âu qua đi dù bạn có định làm nó hay không, liệu thời gian này sẽ xảy ra hay không. Lo âu là hệ quả tự nhiên của hai khả năng đối lập đối xứng: người ta có thể rơi vào địa ngục, và người ta có thể vươn lên cõi trời.
Người chỉ là chiếc thang, và bạn đi trên chiếc thang này như trò chơi yo-yo. Khoảnh khắc này bạn ở trong cõi trời, khoảnh khắc khác bạn ở trong địa ngục. Khoảnh khắc này đột nhiên là đỉnh đầy ánh mặt trời, khoảnh khắc khác là thung lũng tăm tối bạn đã từng bắt gặp. Khoảnh khắc này là yêu, chia sẻ; khoảnh khắc khác là giận, keo kiệt. Khoảnh khắc này là tim được mở rộng tới mức bạn có thể chứa toàn thế giới, và khoảnh khắc khác bạn kém cỏi tới mức bạn không thể tưởng tượng được bạn có khả năng này để là kém cỏi thế. Con người liên tục chuyển giữa hai cái vô hạn như con lắc.
Prem Madhu, câu hỏi của bạn là có ý nghĩa, vì nó là câu hỏi của mọi người. Nó không phải là câu hỏi, nó có tính tồn tại hơn nhiều. Nó là vấn đề; không câu trả lời nào có thể giúp đỡ, giải pháp nào đó phải được tìm kiếm.
Bây giờ, có hai khả năng cho giải pháp này. Một là rơi trở lại và được thoả mãn với tính con vật của bạn. Được thoả mãn – đó là điều hàng triệu người đang cố làm; uống, ăn, và quên mọi thứ về những thách thức lớn hơn của cuộc sống. Ăn, uống và vui vẻ, vì ngày mai chúng ta sẽ không còn nữa. Đó là điều người duy vật nói.
Người duy vật đã chấp nhận cái ngã thấp hơn; người đó phủ nhận cái ngã cao hơn chỉ trong việc bảo vệ tới cùng cho cái ngã thấp hơn. Người đó không phủ nhận nó vì người đó biết rằng nó không hiện hữu; không – người đó không biết gì về điều đó. Người đó phủ nhận điều đó vì nếu người đó không phủ nhận nó thế thì cái hoặc/hay đó lại mở ra. Lần nữa người ta lại trong vấn đề, lần nữa cái gì đó phải được làm, lần nữa sự thoải mái bị mất. Lần nữa lại cuộc hành trình, việc lang thang, và sự không thoải mái và sự bất tiện và bất an ninh của cuộc hành trình.
Tốt hơn cả là nói rằng cái cao hơn không tồn tại, rằng không có Thượng đế, rằng không bao giờ có bất kì Thượng đế nào, rằng không có hồn, rằng không có cái gì bên trong, rằng người không có lãnh thổ, rằng người chỉ là điều người đó là vậy từ bên ngoài, rằng người là hành vi của người đó và không có hồn trong người đó.
Từ Pavlov tới B.F. Skinner, đây là điều được dạy cho thế giới bởi cái gọi là các nhà tâm lí khoa học, các nhà hành vi, rằng người chỉ là hành vi. Không có người bên trong, cũng như không có người bên trong máy. Máy chỉ là đơn vị vận hành; nó không có đơn vị hữu cơ trong nó, nó không có hồn. Bạn có thể tháo dỡ nó, bạn có thể lắp ráp lại nó lần nữa.
Đó là điều các nhà khoa học hi vọng, rằng sớm hay muộn họ sẽ có khả năng tháo dỡ người và lắp ráp lại anh ta. Ít nhất về mặt lí thuyết, điều đó dường như là có thể với họ. Nó là không thể được. Bạn không thể tháo dỡ và lắp ghép người được, vì có cái gì đó là phi máy móc trong người. Và phần phi máy móc đó là niềm vinh quang của người. Nhưng phủ nhận nó là tốt hơn; điều đó làm cho sự sống thành dễ dàng hơn, điều đó làm cho sự sống ít lo âu hơn, điều đó làm cho sự sống ít vấn đề hơn. Bạn có thể liên tục sống cuộc sống thường ngày hình bóng này của cái gọi là vui thú – ăn, uống và vui vẻ.
Những người quyết định ủng hộ điều đó đang từ bỏ cơ hội mà Atisha đang nói tới. Họ từ bỏ cơ hội trở thành các Thượng đế. Họ lắng đọng vì cái gì đó rất thấp, họ lắng đọng vì cái gì đó rất rẻ, họ đang bỏ lỡ cái gì đó rất bản chất. Vâng, bạn có thể thoải mái với cái ngã thấp hơn, bạn có thể lắng đọng với cái ngã hoài nghi. Nhưng thế thì không có trưởng thành. Và sẽ không có cực lạc, vì sẽ không có bất kì phật nào được sinh ra trong bạn. Bạn sẽ không bao giờ đi tới biết bất kì cái gì về tâm thức christ. Bạn sẽ vẫn còn trong tối – tất nhiên thoải mái, nhưng phỏng có ích gì mà là thoải mái?
Bất mãn có tính sáng tạo là có giá trị hơn nhiều, bất an ninh của cái không biết là có giá trị hơn nhiều, lang thang vô gia cư trong việc tìm nhà thực là có giá trị hơn nhiều.
Tôn giáo dành cho những người không chấp nhận cái thấp hơn là tất cả và kết thúc tất cả. Tôi không nói phủ nhận cái thấp hơn, nhớ lấy, vì có những người ngu đi tới cực đoan kia. Kiểu người ngu này phủ nhận cái cao hơn, nói nó không tồn tại, và lắng đọng với cái thấp hơn. Kiểu người ngu kia phủ nhận cái thấp hơn, nói không có cái thấp hơn, chỉ có cái cao hơn. Người này nói Thượng đế là ảo tưởng, thế giới là chân lí. Người kia nói thế giới là ảo tưởng, Thượng đế là chân lí.
Trong cách tiếp cận của tôi, cả hai kiểu người này là ngu, vì cả hai đang làm cùng một điều. Cả hai muốn là thoải mái; cả hai đang phủ định cái đối lập cực, cả hai đang phủ định khả năng của bất kì căng thẳng bên trong nào. Và nhớ, chính căng thẳng bên trong cho bạn sự sống động. Và căng thẳng càng lớn, bạn càng sống động hơn.
Bạn biết, bạn đã trải nghiệm điều đó. Mọi người đều đã trải nghiệm nó, ít hay nhiều – sức hút của cái đối lập. Đàn ông bị hút tới đàn bà, và ngược lại – tại sao? Cực âm của điện bị hút tới cực dương, và ngược lại – tại sao? Tại sao có việc hút cái đối lập? Vì trong chính việc hút đó, sự sống nảy sinh. Trong căng thẳng đó, làm sao bạn có thể vẫn còn chết được? Trong chính căng thẳng đó bạn bắt đầu đập rộn ràng.
Những người lắng đọng và chọn cái này chống lại cái kia trở nên tù đọng, trở nên chết. Người duy vật trở nên hời hợt, và cái gọi là người duy tâm cũng trở thành rởm. Cái gọi là người duy vật sống với các vui thú hình bóng, còn cái gọi là người duy tâm sống trong tưởng tượng, trong vọng tưởng. Cả hai đang bỏ lỡ sự sống và những căng thẳng mà sự sống đem lại. Con người phải sống với cả hai, và theo cách mà không cái nào bị phủ nhận và vậy mà cả hai trở thành bù lẫn cho nhau. Có không cần chống lại không; không có nhu cầu rằng không phải chống lại có. Chúng có thể xác định lẫn nhau, chúng có thể nuôi dưỡng lẫn nhau.
Đó là toàn thể nỗ lực của tôi ở đây. Tôi mang tới cho bạn một cách sắp đặt mới, rằng đất và trời phải được chấp nhận cùng nhau. Thân và hồn, thế giới và Thượng đế, phải được chấp nhận cùng nhau. Không cái gì là sai trong cái thấp hơn, cái thấp hơn phải trở thành cơ sở cho cái cao hơn. Cái thấp hơn phải vận hành như nền tảng; nếu bạn phủ nhận nó bạn sẽ không có bất kì nền tảng nào.
Đó là lí do tại sao các nước tôn giáo, chẳng hạn Ấn Độ, đã trở nên ngày càng nghèo hơn và nghèo hơn. Họ mất nền tảng của họ và trở nên rất rởm. Làm sao bạn có thể là thực nếu bạn phủ nhận cái gì đó ở khắp quanh bạn và thực thế? Nếu bạn nói thế giới là ảo tưởng, maya, làm sao bạn có thể là thực được? Bạn biết điều đó không hiện hữu.
Ngay cả người nói rằng thế giới là maya không cố đi qua tường, người đó đi qua cửa. Nếu cả hai điều này là maya, ảo tưởng, khác biệt là gì? Bạn có thể tìm ra bất kì khác biệt nào giữa hai ảo tưởng không? Ảo tưởng này có ít ảo tưởng hơn chút ít không và ảo tưởng kia có nhiều hơn chút ít không? Ngay cả người nói thế giới là ảo tưởng không bắt đầu ăn đá. Thế thì khác biệt gì giữa bánh mì và đá? Cả hai là ảo tưởng, cả hai là mơ.
Nhưng bằng việc phủ nhận thế giới bạn mất tiếp xúc với thực tại. Đó là điều đã xảy ra ở phương Đông, đặc biệt ở Ấn Độ. Ấn Độ đã trở nên bị mất hướng khỏi thực tại, nó mất rễ của nó ở trong đất. Nó đã trở thành huyền ảo, hơi chút bóng ma. Đó là kinh nghiệm của tôi về Ấn Độ – Ấn Độ là ma, nó đã mất đi thân thể của nó. Và không ai khác chịu trách nhiệm cho điều đó. Nó không thể thu được dũng cảm để chấp nhận các đối lập cực. Nó đã trở nên nghèo, nó đã trở nên xấu, nó đã trở nên ốm yếu.
Ấn Độ chọn điều này để cho nó có thể thoải mái với cái cao hơn. Nhưng cái cao hơn chỉ có thể tồn tại cùng cái thấp hơn; đây là một điều có tầm quan trọng lớn hơn cần được nhớ. Cái thấp hơn có thể tồn tại mà không có cái cao hơn – nó sẽ vẫn còn không được hoàn thành, nhưng nó có thể tồn tại. Cái cao hơn thậm chí không thể tồn tại mà không có cái thấp hơn.
Bạn không thể có toà nhà – đền, nhà thờ – mà không có móng. Nhưng bạn có thể có móng mà không làm đền. Điều đó là có thể vì cái thấp hơn tới trước và cái cao hơn tới sau. Cái thấp hơn có thể tới, và cái cao hơn có thể không tới.
Phương Đông đã thử cái cao hơn mà không có cái thấp hơn, đền không có móng. Bây giờ, đền như vậy chỉ có thể có trong tưởng tượng của bạn, nó không thể tồn tại trong thực tại. Và nó tạo ra đạo đức giả. Đạo đức giả lớn nhất có thể có trên thế gian đã xảy ra ở Ấn Độ. Đạo đức giả là: chúng ta phải sống trong cái thấp hơn vì cái thấp hơn là thực, và chúng ta phải phủ nhận nó và nói về cái cao hơn. Và vì cái thấp hơn bị phủ nhận, cái cao hơn không thể có bất kì bản chất nào; nó là chất liệu mơ. Cho nên mọi người bị ám ảnh rất nhiều với tiền, nhưng họ nói về Thượng đế; bị ám ảnh bởi chính trị và quyền lực, và họ nói về Thượng đế. Điều đó vẫn còn chỉ là nói.
Ở phương Tây, chính cái đối lập đã xảy ra. Cái thấp hơn được chấp nhận, bởi cùng lí do – vì nếu chỉ có một cái, bạn có thể thảnh thơi. Bạn có thể bỏ sự bất mãn có tính sáng tạo nếu chỉ có một cái. Do đó có sức hút cho một điều; nó là sức hút tới tự tử.
Nghĩ về thế giới nơi mà chỉ đàn ông tồn tại và không có đàn bà. Sẽ không có căng thẳng, chắc chắn. Sẽ có tình huynh đệ lớn lao, mọi người đều là đồng tính nam – đúng từ đồng tính nam! Nhưng sự sống sẽ mất đi cái gì đó, cái gì đó quan trọng mênh mông – sẽ không có căng thẳng. Nó sẽ giống như có dây chùng trên đàn sitar; bạn không thể tạo ra âm nhạc được. Bạn phải làm cho chúng chặt và căng lên, chỉ thế thì bạn có thể đánh ra nhạc từ chúng, chỉ thế thì cái ẩn kín có thể trở nên biểu lộ. Với dây chùng trên đàn sitar làm sao bạn có thể tạo ra âm nhạc được? Chúng phải căng, trong việc căng nào đó. Chỉ các thầy lớn mới biết căng bao nhiêu là căng đúng. Và trong việc căng đúng giai điệu vĩ đại nhất là có thể.
Tôi dạy bạn căng đúng giữa cái thấp hơn và cái cao hơn, giữa thân và hồn, giữa đất và trời; căng đúng không có đối kháng. Cái thấp hơn phải không bị phủ nhận vì cái cao hơn, mà cái cao hơn cũng không bị phủ nhận vì cái thấp hơn. Chúng là cùng nhau, chúng là hai mặt của cùng một thực tại, chúng xuyên thấu vào nhau.
Cho nên tôi không nói bỏ hoài nghi của bạn, tôi không nói bỏ cái không của bạn. Tôi nói để cái không của bạn trở thành việc căng cho cái có của bạn, để cái không của bạn trở thành bối cảnh cho cái có của bạn. Để cái không của bạn tạo ra hoàn cảnh trong đó cái có sẽ mang nhiều nghĩa hơn. Chỉ trong tương phản mà nghĩa nảy sinh. Bạn viết bằng phấn trắng lên bảng đen – tại sao? Vì chỉ trong tương phản mà mầu trắng sẽ nổi lên; nó sẽ to và rõ. Để không trở thành bảng đen đi, và có là trắng viết lên nó.
Tin cậy của bạn phải không là tin cậy mù quáng, tin cậy của bạn phải là tin cậy có mắt. Tin cậy của bạn phải không là tin cậy bất lực, thứ tin cậy mà là tin cậy vì bạn bất lực để nói không. Tin cậy của bạn phải là sống động, mạnh mẽ và sinh động. Tin cậy của bạn sẽ có năng lực nói không. Nói có và vậy mà vẫn giữ lại năng lực nói không, thế thì bạn sẽ ngạc nhiên – có của bạn có sự sắc bén thế, chói lọi thế, thông minh thế! Thế thì nó không phải là mù quáng, nó có mắt để nhìn.
Dùng không làm nền tảng cho có, dùng hoài nghi như phân bón cho bụi hồng. Dùng mọi thứ mà Thượng đế đã trao cho bạn. Không cái gì, không cái gì chút nào, phải bị phủ nhận; tất cả phải được hấp thu, vì không cái gì là không bản chất hay không quan trọng. Cho dù đôi khi nó có vẻ là không bản chất và không quan trọng, cho dù đôi khi nó có vẻ có hại và độc một cách khẳng định, nó phải không bị phủ nhận. Nó phải không bị vứt đi, vì về sau, trên đường, khi bạn trở nên trí huệ hơn bạn sẽ hối hận nếu bạn đã vứt cái gì đó đi, vì bạn sẽ cần nó trong tình huống nào đó. Có những khoảnh khắc mà chất độc được cần như thuốc. Có những khoảnh khắc của trí huệ khi chỉ cái chạm của người trí huệ và chất độc trở thành nước cam lồ.
Tôi muốn bạn trở thành nhà giả kim thuật. Đây là trường phái giả kim thuật, đại học cho giả kim thuật bên trong. Chúng ta đang cố thay đổi kim loại cơ sở thành vàng. Cho nên nhớ, tôi chấp nhận cái không của bạn nữa, tôi yêu cái không của bạn nữa. Tôi chấp nhận mọi điều bạn đang là. Tôi chấp nhận mọi điều bạn không là, ngay cả điều đó nữa. Bạn được chấp nhận dù bạn là bất kì cái gì, và bạn được chấp nhận dù bạn không là bất kì cái gì. Bạn được chấp nhận trong tính toàn bộ.
Từ phía tôi không có vấn đề phủ nhận bất kì cái gì, nhưng có việc biến đổi nó.
Từ “Sách về Trí huệ”, T.2, Ch.16