Một trong những luật bản chất của tự nhiên dường như là quan hệ, tương thuộc. Tôi đã quan sát hai con chim bay, thân thiết lẫn nhau và cùng gió, thoải mái thế và không bất hoà, trong hài hoà hoàn hảo. Bí mật gì của điều này mà dường như khó khăn thế với con người? Osho ơi, xin thầy nói cái gì đó về mối quan hệ.
Vasumati, điều nền tảng nhất cần được nhớ là sự sống là biện chứng. Nó tồn tại qua nhị nguyên, nó là nhịp điệu giữa các cái đối lập. Bạn không thể hạnh phúc mãi mãi được, bằng không hạnh phúc sẽ mất mọi nghĩa. Bạn không thể trong hài hoà mãi mãi được, bằng không bạn sẽ trở nên vô nhận biết về hài hoà. Hài hoà phải được đi theo sau bởi bất hoà lặp đi lặp lại, và hạnh phúc phải được đi theo sau bởi bất hạnh. Mọi vui thú có cái đau riêng của nó, và mọi cái đau có vui thú riêng của nó.
Chừng nào người ta chưa hiểu nhị nguyên này của sự tồn tại, người ta vẫn còn trong khổ không cần thiết. Chấp nhận cái toàn bộ đi, với mọi đau khổ của nó và mọi cực lạc của nó. Đừng khao khát điều không thể được; đừng ham muốn rằng phải có chỉ cực lạc và không đau khổ.
Cực lạc không thể tồn tại một mình, nó cần sự tương phản. Đau khổ trở thành bảng đen, thế thì cực lạc trở nên rất rõ và to, cũng như trong tối của đêm sao là sáng thế. Đêm càng tối, sao càng sáng. Ban ngày chúng không xuất hiện, chúng đơn giản trở thành vô hình; bạn không thể thấy được chúng vì không có tương phản.
Nghĩ về sống không có chết, và nó sẽ là nỗi đau không thể chịu được, sự tồn tại không thể chịu được. Sẽ không thể nào sống mà không có chết. Chết xác định sống, cho nó một loại mãnh liệt; vì sống đang trôi nhanh, từng khoảnh khắc trở thành quí giá. Nếu sống là vĩnh hằng, thế thì ai quan tâm? Người ta có thể đợi ngày mai mãi mãi – thế thì ai sẽ sống bây giờ và ở đây? Vì ngày mai có chết, nó buộc bạn phải sống bây giờ và ở đây. Bạn phải nhào vào trong khoảnh khắc hiện tại, bạn phải đi tới chiều sâu tối thượng của nó, vì ai biết, khoảnh khắc tiếp có thể tới, có thể không tới.
Khi thấy nhịp điệu này, người ta thoải mái, thoải mái với cả hai. Khi bất hạnh tới người ta đón chào nó, khi hạnh phúc tới người ta đón chào nó, vẫn biết rằng chúng là đối tác trong cùng trò chơi.
Đây là cái gì đó phải liên tục được ghi nhớ. Nếu nó trở thành việc nhớ nền tảng trong bạn, cuộc sống của bạn sẽ có hương vị mới toàn bộ – hương vị của tự do, hương vị của không bám víu, hương vị của không gắn bó. Bất kì cái gì tới, bạn vẫn còn tĩnh lặng, im lặng, chấp nhận.
Và người có năng lực là tĩnh lặng, im lặng, chấp nhận đau, thất vọng và khổ, thì biến đổi chính phẩm chất của bản thân khổ. Với người đó, khổ trở thành kho báu; với người đó, ngay cả đau cũng cho sự sắc bén. Với người đó, ngay cả tối có cái đẹp riêng của nó, sâu, vô hạn. Với người đó, ngay cả chết không phải là kết thúc mà chỉ là bắt đầu của cái gì đó không biết.
Vasumati, bạn nói, “Một trong những luật bản chất của tự nhiên dường như là quan hệ, tương thuộc.”
Chúng không đồng nghĩa đâu. Quan hệ là một điều, tương thuộc là điều khác toàn bộ. Quan hệ ngụ ý bạn là tách rời; bạn là độc lập và người khác cũng vậy, và bạn quyết định quan hệ. Quan hệ không phải là tương thuộc, nó là giao ước giữa hai người độc lập. Do đó mọi quan hệ đều là giả, vì về căn bản độc lập là giả. Không ai là độc lập – và nếu bạn không độc lập làm sao bạn có thể quan hệ được? Bạn có thể quan hệ với ai?
Sự sống là tương thuộc. Không ai là độc lập, không một khoảnh khắc nào bạn có thể tồn tại một mình. Bạn cần toàn thể sự tồn tại hỗ trợ cho bạn; từng khoảnh khắc bạn đang thở nó vào và ra. Nó không phải là quan hệ, nó là tương thuộc hoàn toàn. Nhớ, tôi không nói nó là phụ thuộc, vì ý tưởng về phụ thuộc lại giả định rằng chúng ta là độc lập. Nếu chúng ta là độc lập thế thì phụ thuộc là có thể. Nhưng cả hai điều này là không thể được; nó là tương thuộc.
Bạn nói gì? Sóng độc lập với đại dương hay chúng phụ thuộc vào đại dương? Cả hai đều không đúng. Chúng là đại dương, không độc lập không phụ thuộc. Đại dương không thể tồn tại mà không có sóng, sóng không thể tồn tại mà không có đại dương. Chúng hoàn toàn là một, nó là sự thống nhất.
Và toàn thể cuộc sống của chúng ta là như vậy. Chúng ta là sóng của đại dương tâm thức càn khôn. Điều đó ngụ ý yêu có ba chiều. Một chiều là chiều của phụ thuộc; đó là điều xảy ra cho đa số mọi người. Chồng phụ thuộc vào vợ, vợ phụ thuộc vào chồng; họ khai thác lẫn nhau, họ chi phối lẫn nhau, họ sở hữu lẫn nhau, họ thu lẫn nhau thành hàng hoá. Trong chín mươi chín phần trăm trường hợp, đó là điều đang xảy ra trên thế giới. Đó là lí do tại sao yêu, điều có thể mở ra cổng của thiên đường, chỉ mở ra cổng của địa ngục.
Khả năng thứ hai là yêu giữa hai người độc lập. Điều đó nữa chỉ thỉnh thoảng mới xảy ra. Nhưng điều đó mang tới khổ, vì thường xuyên có xung đột. Không việc điều chỉnh nào là có thể được; cả hai là độc lập thế và không ai sẵn sàng thoả hiệp, điều chỉnh theo người kia.
Nhà thơ, nghệ sĩ, nhà tư tưởng, nhà khoa học, những người sống trong một loại độc lập, ít nhất trong tâm trí họ, là những người không thể sống cùng được; họ là người lập dị để sống cùng. Họ cho người kia tự do, nhưng tự do của họ có vẻ giống nhiều với dửng dưng hơn là tự do, có vẻ nhiều phần dường như họ không quan tâm, dường như nó không thành vấn đề với họ. Họ để cho nhau có không gian riêng của họ. Mối quan hệ dường như chỉ là bề ngoài; họ sợ đi sâu hơn vào lẫn nhau, vì họ bị gắn bó nhiều với tự do của họ hơn với yêu, và họ không muốn thoả hiệp.
Và khả năng thứ ba là của tương thuộc. Điều đó xảy ra rất hãn hữu, nhưng bất kì khi nào nó xảy ra, một phần của thiên đường rơi xuống thế gian. Hai người, không độc lập không phụ thuộc nhưng trong sự đồng bộ vô cùng, dường như thở cho nhau, một hồn trong hai thân – bất kì khi nào điều đó xảy ra, yêu đã xảy ra. Duy nhất khả năng này đáng gọi là yêu. Hai khả năng kia không phải thực sự là yêu, chúng chỉ là việc thu xếp – về xã hội, về tâm lí, về sinh học nhưng là thu xếp. Khả năng thứ ba là cái gì đó tâm linh.
Vasumati, bạn cũng nói, “Tôi đã quan sát hai con chim bay, thân thiết với nhau và cùng gió, thoải mái thế và không bất hoà, trong hài hoà hoàn hảo.”
Vâng, điều đó tạo ra ghen. Nhưng chim không nhận biết; chúng không có ý thức, chúng tồn tại bên dưới ý thức. Hài hoà của chúng có vẻ giống như hài hoà cho bạn, không cho chúng. Và niềm vui của chúng trên đôi cánh là diễn giải của bạn, không phải của chúng. Nhớ điều đó: nó là diễn giải của bạn. Chúng không thể diễn giải được; chúng còn chưa tiến hoá ý thức đó mà có thể diễn giải, điều có thể nhìn lại sau, điều có thể nhìn lên trước, điều có thể quan sát và nhìn vào trong mọi sự. Hành vi của chúng là máy móc.
Con người là sinh linh cao hơn, con người có năng lực là có ý thức. Và với ý thức, phiền phức bắt đầu. Bạn càng đi lên cao hơn, mọi bước càng trở nên nguy hiểm hơn. Nếu bạn ngã, bạn sẽ ngã từ những đỉnh cao tới mức bạn sẽ biến mất ở đâu đó trong thung lũng. Trong thung lũng bạn có thể bước đi một cách vô ý thức, không có sợ. Nhưng khi bạn đi hướng tới đỉnh, đạt tới đỉnh, bạn sẽ phải ngày càng ý thức hơn.
Con người ở rất gần với Thượng đế, gần nhất. Do đó có trách nhiệm và nguy hiểm, rủi ro, phiêu lưu. Bạn có thể ngã. Và ngã là gì?
Vì bạn có năng lực là có ý thức, có hai khả năng. Bạn có thể trở thành có ý thức tới cái tôi – đó là sa ngã. Nếu cái tôi áp đảo ý thức của bạn, bạn đã sa ngã. Nếu ý thức không cho phép cái tôi áp đảo nó, nếu bạn đơn giản có ý thức và không có cái tôi trong nó – ý thức không có trung tâm, ý thức không có bất kì người nào ở đó để ý thức – thế thì bạn đang vươn lên và vươn lên và vươn lên và cực đỉnh là không còn xa xôi. Có thể thêm và bước bữa, và bạn sẽ về tới nhà. Thế thì bạn sẽ biết hài hoà là gì. Và bạn sẽ biết hài hoà vĩnh hằng của sự tồn tại, im lặng mà không bao giờ bị phá vỡ; từ bắt đầu vô thuỷ tới kết thúc vô chung, nó liên tục là như nhau. Thế thì bạn sẽ biết sự thuần khiết trinh nguyên của sự tồn tại, cái không bao giờ bị ô nhiễm.
Chim và con vật đáng thương nào có thể biết được về nó?
Nhưng tôi có thể hiểu, Vasumati, đôi khi điều đó tạo ra ghen tị lớn. Hai con chim tung cánh trong hài hoà thế, trong yêu và thân thiết thế, không chỉ giữa bản thân chúng mà với gió, với mặt trời, với mưa, và con người bắt đầu cảm thấy, “Sao mình không thể hạnh phúc như vậy? Sao mình không thể có quan hệ với cái đẹp như vậy? Sao mình không thể tận hưởng gió và mưa và mặt trời một cách thảnh thơi thế?”
Không phải vì bạn là thấp hơn chim đâu, chính là vì bạn cao hơn và nhiều điều hơn được yêu cầu ở bạn. Chính là vì bạn cao hơn mà tiêu chí của Thượng đế với bạn là cao hơn. Vâng, người say có vẻ mất hút, không có bất kì lo âu nào, không có bất kì lo lắng nào, và Phật cũng có vẻ không có bất kì lo nghĩ nào và không có bất kì lo âu nào; Phật cũng có vẻ say. Nhưng bạn có nghĩ họ tồn tại trên cùng bình diện không? Người say đã rơi ra khỏi ý thức, còn Phật đã vươn lên trên cái tôi.
Ý thức tới cái tôi là tính người. Nếu bạn rơi ra khỏi ý thức bạn sẽ có việc quên lãng nào đó về lo âu. Nếu bạn vươn lên từ cái tôi bạn sẽ không chỉ có việc quên lãng lo âu; lo âu đơn giản bay hơi, chúng không còn tồn tại nữa.
Bạn có thể trở thành chư phật. Vasumati, bạn có năng lực này, tiềm năng này, để trở thành phật. Chim là đáng thương. Nhưng con người đã rơi xuống thấp tới mức con người thậm chí bắt đầu cảm thấy ghen tị với chim đáng thương.
Bạn hỏi, “Bí mật gì của điều này mà dường như là khó khăn thế cho con người?”
Bí mật là ý thức. Ý thức mang tới tự do. Tự do không ngụ ý chỉ là tự do làm điều đúng; nếu đó là nghĩa của tự do, nó sẽ là loại tự do gì? Nếu bạn chỉ tự do để làm điều đúng, thế thì bạn không tự do. Tự do ngụ ý cả hai phương án – làm điều đúng, làm điều sai. Tự do ngụ ý quyền nói có hay nói không.
Và đây là cái gì đó tinh tế để được hiểu. Việc nói không cho cảm giác nhiều tự do hơn việc nói có. Và tôi không triết lí hoá, chính sự kiện đơn giản là bạn có thể quan sát trong bản thân bạn. Bất kì khi nào bạn nói không, bạn cảm thấy tự do hơn. Bất kì khi nào bạn nói có, bạn không cảm thấy tự do, vì có ngụ ý bạn đã vâng lời, có ngụ ý bạn đã buông xuôi – tự do ở đâu? Không ngụ ý bạn bướng bỉnh, giữ tách xa; không ngụ ý bạn đã khẳng định bản thân bạn, không ngụ ý bạn sẵn sàng tranh đấu. Không xác định ra bạn rõ ràng hơn có. Có là mơ hồ, nó giống như mây. Không là rất cứng rắn và bản chất, như đá.
Đó là lí do tại sao các nhà tâm lí học nói rằng giữa bẩy và mười bốn tuổi từng đứa trẻ bắt đầu học nói không ngày càng nhiều hơn. Bằng việc nói không, nó đang thoát ra khỏi bụng mẹ tâm lí của người mẹ. Ngay cả khi không có nhu cầu nói không, nó sẽ nói không. Ngay cả khi nói có là xu hướng của nó, nó sẽ nói không.
Có nhiều thứ lâm nguy; nó phải học nói không ngày càng nhiều hơn. Đến lúc nó mười bốn tuổi, chín muồi dục, nó sẽ nói cái không tối thượng với người mẹ; nó sẽ rơi vào yêu với người đàn bà. Đó là cái không tối thượng của nó với người mẹ, nó đang quay lưng lại với người mẹ. Nó nói, “Con được kết thúc với mẹ, con đã chọn người đàn bà của con. Con đã trở thành cá nhân, độc lập theo quyền riêng của con. Con muốn sống cuộc sống của con, con muốn làm điều riêng của con.”
Và nếu bố mẹ yêu cầu, “Cắt tóc ngắn,” nó sẽ để tóc dài. Nếu bố mẹ yêu cầu, “Để tóc dài,” nó sẽ để tóc ngắn. Quan sát lâu thêm chút ít mà xem. Khi người hippy trở thành bố mẹ thế thì họ sẽ thấy, con họ sẽ để tóc ngắn – vì chúng sẽ phải học không.
Nếu bố mẹ yêu cầu, “Sạch sẽ là ở bên Thượng đế,” con cái sẽ bắt đầu sống trong mọi loại bẩn thỉu. Chúng sẽ để bẩn. Chúng sẽ không tắm, chúng sẽ không làm bản thân chúng sạch, chúng sẽ không dùng xà phòng. Và chúng sẽ tìm cách hợp lí hoá rằng xà phòng là nguy hiển cho da, rằng cái đó là phi tự nhiên, rằng không con vật nào đã bao giờ dùng xà phòng. Chúng có thể tìm ra nhiều cách hợp lí hoá nhất có thể được, nhưng sâu bên dưới mọi cách hợp lí hoá này chỉ là che đậy. Điều thực là, chúng muốn nói không. Và tất nhiên khi bạn muốn nói không, bạn phải tìm ra lí do.
Do đó, không cho bạn cảm giác tự do; không chỉ điều đó, nó cũng cho bạn cảm giác về thông minh. Nói có không cần thông minh. Khi bạn nói có, không ai hỏi bạn tại sao. Khi bạn đã nói có, ai bận tâm hỏi bạn tại sao? Không có nhu cầu về bất kì lập luận hay luận cứ nào, bạn đã nói có. Khi bạn nói không, tại sao nhất định được hỏi. Điều đó mài sắc thông minh của bạn, nó cho bạn một định nghĩa, một phong cách, tự do. Quan sát tâm lí của không đi.
Khó khăn thế để con người ở trong hài hoà, vì ý thức. Ý thức cho tự do, tự do cho bạn năng lực nói không, và không có nhiều khả năng nói không hơn là nói có. Và không có có, không có hài hoà. Có là hài hoà. Nhưng điều đó cần thời gian để trưởng thành, để chín chắn, để đi tới độ chín chắn mà bạn có thể nói có và vậy mà vẫn còn tự do, nơi bạn có thể nói có và vậy mà vẫn còn duy nhất, nơi bạn có thể nói có và vậy mà không trở thành nô lệ.
Tự do được mang tới bởi không là tự do rất ấu trĩ. Nó là tốt cho người bẩy tuổi tới mười bốn tuổi. Nhưng nếu một người bị mắc vào trong nó và cả đời người đó trở thành việc nói không, thế thì người đó đã dừng trưởng thành.
Trưởng thành tối thượng là nói có với niềm vui thế như trẻ em nói không. Đó là thời thơ ấu thứ hai. Và người có thể nói có với tự do và niềm vui vô cùng, với không do dự gì, với không dây buộc nào, với không điều kiện nào – niềm vui thuần khiết và đơn giản, có thuần khiết và đơn giản – người đó đã trở thành hiền nhân. Người đó lại sống trong hài hoà. Và hài hoà của người đó là của chiều hướng khác toàn bộ so với hài hoà của cây, con vật và chim. Chúng sống trong hài hoà vì chúng không thể nói không, còn hiền nhân sống trong hài hoà vì ông ấy không nói không. Giữa hai loại này, chim và chư phật, là tất cả mọi người – người chưa trưởng thành, chưa chín chắn, ngây thơ, bị mắc kẹt ở đâu đó, vẫn cố nói không, để có cảm giác nào đó về tự do.
Tôi không nói đừng học nói không. Tôi đang nói học nói không khi đó là lúc nói không, nhưng không bị mắc kẹt với nó. Dần dần, dần dần, thấy rằng có tự do cao hơn mà tới cùng có, và hài hoà lớn hơn. An bình đi qua việc hiểu.
Từ “Sách về Trí huệ”, T.1, Ch.12