Thầy đã nói rằng chứng ngộ bao giờ cũng là toàn bộ, không bao giờ bộ phận. Dầu vậy thầy so sánh trạng thái vô trí của thầy với dàn nhạc trong khi việc nói của Krishnamurti được so sánh với người độc tấu sáo. Chẳng phải người chứng ngộ đi vào mọi tri thức đó sao? Tại sao có cái nhìn đường hầm đó của Krishnamurti?
Henk Faassen, chứng ngộ bao giờ cũng là toàn bộ. Nếu nó là dàn nhạc nó là dàn nhạc toàn bộ, nếu nó chỉ là độc tấu sáo thế thì nó là độc tấu sáo toàn bộ. Sự tồn tại bao giờ cũng là toàn bộ, cho nên chứng ngộ bao giờ cũng là toàn bộ. Đoá hoa nhỏ là toàn bộ như mặt trời. Tính toàn bộ là hiện tượng khác toàn bộ so với số lượng; nó liên quan tới chất lượng.
Độc tấu sáo của Krishnamurti là toàn bộ như dàn nhạc của tôi, dàn nhạc của tôi không toàn bộ nhiều hơn. Tính toàn bộ không thể là nhiều hơn hay ít hơn. Bạn nghĩ dưới dạng số lượng, đó là lí do tại sao câu hỏi này đã nảy sinh. Tôi đang nói về chất lượng. Từng hành động của người chứng ngộ là toàn bộ. Dù người đó uống trà hay vẽ bức tranh lớn, chơi nhạc hay chỉ ngồi im lặng không làm gì, từng hành động là toàn bộ. Krishnamurtilà người độc tấu sáo – và vài người độc tấu sáo là được cần nhiều như dàn nhạc được cần. Chúng tôn cao cái đẹp của sự tồn tại, chúng làm cho sự sống phong phú hơn.
Bỏ tâm trí của bạn đi, cái liên tục so sánh dưới dạng số lượng. Nâng mức độ tâm thức của bạn lên cao hơn một chút và bắt đầu nghĩ về chất lượng đi, và thế thì không có vấn đề gì.
Krishnamurti đang làm điều ông ấy có thể làm tốt nhất. Tôi không thích ông ấy trở thành dàn nhạc, không. Điều đó chắc làm nghèo thế giới. Ông ấy nên liên tục làm điều ông ấy đang làm; điều đó đem mầu sắc, sự đa dạng cho sự sống.
Tôi không thể trở thành người độc tấu sáo được – không phải vì nó không hay, nhưng điều đó đơn giản không phải là cách thức của tôi. Tôi thích là dàn nhạc. Tôi muốn Atisha chơi cùng tôi, và Bahauddin và Kabir và Nanak và Lão Tử và Zarathustra và nhiều người nữa. Tôi muốn chơi với tất cả họ và trở thành một phần của dàn nhạc này.
Đây là cách thức của tôi. Không cái gì cao hơn hay thấp hơn. Một khi bạn được chứng ngộ, không cái gì cao hơn hay thấp hơn; không thể có được. Nếu hoa sen trở nên chứng ngộ nó sẽ là hoa sen. Nếu hoa hồng trở nên chứng ngộ nó sẽ là hoa hồng. Cả hai có cùng phẩm chất của việc được chứng ngộ, nhưng hoa hồng sẽ vẫn còn là hoa hồng và hoa sen sẽ vẫn còn là hoa sen.
Bạn hỏi tôi, “Thầy đã nói rằng chứng ngộ bao giờ cũng là toàn bộ, không bao giờ bộ phận.”
Vâng, nó không bao giờ là bộ phận. Và Krishnamurti không phải là người thổi sáo bộ phận. Ông ấy là người thổi sáo toàn bộ; ông ấy là toàn bộ trong hành động của ông ấy, hoàn toàn trong hành động của ông ấy. Ông ấy nói ông ấy may mắn rằng ông ấy đã không đọc Vedas, Kinh Thánh, Koran, Upanishad, Đạo Đức Kinh. Tại sao? – vì chúng có thể đã làm rối ông ấy, có thể đã để lại vài dấu vết đằng sau, có thể đã trở thành một phần của con người của ông ấy. Ông ấy muốn đơn giản là bản thân ông ấy, trong sự thuần khiết hoàn toàn.
Cách tiếp cận của tôi là khác toàn bộ. Tôi muốn có sự đồng hành lớn của những người chứng ngộ cùng tôi nhiều nhất có thể được. Đó là việc đồng hành khó khăn, vì tất cả họ là những người khác nhau thế; trở thành chủ nhà cho tất cả họ là gian khó. Nhưng tôi thích thú điều đó. Nó càng khó khăn, tôi càng thích nó hơn. Đó là thách thức hay. Bạn không thể hiểu được sẽ có khó khăn thế nào khi có Phật, Mahavira, Mohammed và Moses ở cùng với bạn. Mahavira đứng trần trụi, còn Phật không thích điều đó chút nào. Và vì Phật không thích ở trần, Mahavira cũng không hài lòng. Có tất cả những người này ở cùng bạn là thách thức lớn.
Krishnamurti sống một mình. Điều đó có thách thức riêng của nó, nhưng đó không phải là chọn lựa của tôi. Tôi không nói rằng chọn lựa của tôi phải là chọn lựa của ông ấy, tôi không nói rằng ông ấy phải làm điều tôi đang làm. Tôi hoàn toàn hài lòng làm việc của tôi, và tôi hoàn toàn hài lòng rằng ông ấy làm việc của ông ấy.
Nhiều người đã hỏi tôi các câu hỏi nói rằng tôi đã nói về nhiều thầy đã chết, nhiều thế, nhưng tại sao đôi khi tôi không nói về thầy đang sống?
Để Krishnamurti chết đi, thế thì tôi sẽ nói về ông ấy. Có lí do cho điều đó. Tôi biết thậm chí khó làm sao để ngay cả giữ cho nhiều thầy đã chết ở cùng nhau, nhưng bạn có thể xoay xở được với các thầy đã chết – nếu tôi bảo Mahavira đứng ở góc này, ông ấy phải đứng ở góc này. Nhưng thầy sống sẽ không nghe; ông ấy sẽ bắt đầu xía vào, ông ấy sẽ bắt đầu tranh luận với những người khác. Và đôi khi tôi cần người hơi ngủ nữa.
Bạn nói, “Chẳng lẽ người chứng ngộ không đi vào mọi tri thức sao?”
Chứng ngộ chẳng liên quan gì tới tri thức chút nào. Người chứng ngộ không đi vào tri thức. Vâng, người đó có đi vào hồn nhiên – và Krishnamurti thổi sáo là hồn nhiên như tôi với dàn nhạc của tôi. Vấn đề không phải là tri thức, vấn đề là trí huệ. Trí huệ là hiện tượng khác toàn bộ – trí huệ là hồn nhiên. Bạn thậm chí có thể gọi nó là dốt nát, điều đó cũng được, nhưng xin đừng gọi nó là tri thức. Nó ở gần dốt nát hơn là gần tri thức.
Socrates tương truyền đã nói trong ngày cuối cùng của ông ấy, “Tôi chỉ biết một điều, rằng tôi chẳng biết gì.” Đây là chứng ngộ, chỉ biết một điều, “Tôi chẳng biết gì.” Khoảnh khắc mọi tri thức biến mất, bản ngã biến mất, nhân cách biến mất, thế thì việc tách rời giữa bạn và sự tồn tại biến mất. Lần nữa bạn là sạch sẽ, thuần khiết, là một với cái toàn thể.
Và bạn cũng hỏi, “Tại sao có cái nhìn đường hầm đó của Krishnamurti?”
Điều đó bạn phải hỏi Krishnamurti chứ, không hỏi tôi. Điều đó không phải là việc của tôi. Ông ấy thích điều đó, đó là cách ông ấy đã trưởng thành. Trong nhiều thế kỉ, trong nhiều nhiều kiếp sống, ông ấy đã đi hướng tới cái nhìn đường hầm. Và cái nhìn đường hầm có cái đẹp riêng của nó, vì bất kì cái gì bạn thấy, bạn thấy rất rõ ràng vì mắt bạn được hội tụ.
Do đó có sự rõ ràng của Krishnamurti. Không ai đã bao giờ là rõ ràng như vậy, trong như pha lê như vậy. Không ai đã bao giờ là logic thế, hợp lí thế; không ai đã bao giờ có tính phân tích thế. Uyên thâm của ông ấy trong việc đi vào mọi sự và chi tiết của chúng đơn giản là không thể tin được. Nhưng đó là một phần của cái nhìn đường hầm của ông ấy. Bạn không thể có mọi thứ được, nhớ lấy. Nếu bạn muốn rõ ràng bạn sẽ cần cái nhìn đường hầm; bạn sẽ phải trở nên ngày càng hội tụ hơn vào cái ngày càng ít hơn.
Đó là cách họ định nghĩa khoa học: “Biết ngày càng nhiều hơn về cái ngày càng ít hơn.” Và nếu khoa học đã bao giờ thành công trong mục đích tối thượng của nó, thế thì chúng ta sẽ phải nói, “Biết mọi thứ về không cái gì.” Điều đó có thể là kết luận logic duy nhất về việc biết càng nhiều hơn về cái càng ít hơn. Nó sẽ dẫn tới đâu? Nó sẽ dẫn tới một điểm mà bạn biết tất cả về không cái gì.
Khoa học là cái nhìn đường hầm. Krishnamurti là một cá nhân khoa học, rất khoa học. Do đó có sự hấp dẫn của ông ấy với tất cả những người thích phân tích, mổ xẻ, người thích đi vào những chi tiết tỉ mỉ. Ông ấy chính là cái đối lập với Lão Tử. Lão Tử nói, “Mọi người dường như rõ ràng thế; riêng ta mờ mịt.”
Người có phẩm chất của Lão Tử, người của chứng ngộ tối thượng, nói điều này: “Mọi người dường như rõ ràng thế về mọi thứ, trừ ta. Ta mờ mịt thế, ta đầu đất tới mức ta không biết cái gì là cái gì. Mọi người bước đi với sự chắc chắn thế, còn ta do dự từng bước một. Mọi người đi thẳng thế, không nhìn sang bên. Còn ta bước đi như người trong mùa đông đi ngang qua dòng suối lạnh đóng băng.”
Lão Tử chính là người đối lập của J. Krishnamurti. Ông ấy không có cái nhìn đường hầm. Cái nhìn của ông ấy là rộng thế, lan rộng thế, nó không thể rất rõ ràng được. Nó nhất định là mờ mịt, mờ sương, nhưng điều đó nữa có cái đẹp của riêng nó. Phát biểu của Krishnamurti có logic. Phát biểu của Lão Tử có thơ ca.
Cái nhìn của tôi thậm chí còn rộng hơn cái nhìn của Lão Tử. Tôi bao hàm Lão Tử và nhiều người nữa. Hiển nhiên Lão Tử không thể bao hàm được tôi. Hai mươi nhăm thế kỉ đã trôi qua rồi; trong hai mươi nhăm thế kỉ đó những người chứng ngộ lớn đã xảy ra trên trái đất này. Tôi tuyên bố toàn thể việc kế thừa này, vì không ai đã bao giờ tuyên bố trước đây.
Lão Tử chưa bao giờ nghe nói về Krishna, Lão Tử chưa bao giờ nghe nói về Patanjali. Patanjali chưa bao giờ nghe nói về Lão Tử hay Trang Tử hay Liệt Tử. Phật đã không có nhận biết về Zarathustra hay Moses.
Bây giờ thế giới đã trở thành một làng nhỏ, làng toàn cầu, và toàn thể lịch sử của nhân loại là của chúng ta. Tôi ở trong tình huống khác toàn bộ. Tôi biết mọi thứ về Lão Tử, Trang Tử, Liệt Tử, Khổng Tử, Mencius, Milarepa, Marpa, Tilopa, Naropa, Bồ đề đạt ma, Ma ha ca diếp, Xá Lợi Tử, Mahavira, Adinatha, Moses, Abraham, Jesus, Francis, Kabir, Nanak, Dadu, Meera, Rabiya – tất cả. Toàn thế giới là sẵn có cho tôi.
Tôi thấy toàn thể bầu trời, mọi sao, mọi chòm sao; cái nhìn của tôi nhất định là thơ ca nhất. Nhưng bạn càng đi vào trong thơ ca, logic càng trở nên ít đi. Bạn càng đi sâu vào trong thơ ca, nó càng trở nên giống yêu và ít giống logic. Tại chính tảng đá đáy của thơ ca, mọi rõ ràng biến mất. Không cái gì là rõ ràng, nhưng mọi thứ là đẹp, mọi thứ là huyền bí. Không cái gì là rõ ràng nhưng mọi thứ đơn giản là tuyệt vời.
Krishnamurti có cách của ông ấy, và tôi hạnh phúc rằng ông ấy ở trong thế giới. Ông ấy ở cực đoan kia. Nếu ông ấy bị mất đi, tôi sẽ nhớ ông ấy nhiều hơn bất kì người nào khác trên thế giới.
Nhưng tôi có thể hiểu được câu hỏi của bạn, Henk Faassen. Đây không chỉ là câu hỏi; bạn đã hỏi nhiều hơn về cùng một điều. Dường như điều đã làm tổn thương bạn sâu sắc là tôi đã phê phán Krishnamurti. Bạn chưa hiểu tôi. Đây là cách của tôi để bày tỏ kính trọng với ông ấy. Đây là cách của tôi để công bố rằng tồn tại người chứng ngộ khác trên thế giới.
Nếu dàn nhạc của tôi không phù hợp với bạn, thế thì phương án duy nhất có thể là chơi độc tấu sáo của J. Krishnamurti. Không có người khác, không có người thứ ba mà có thể có bất kì sự giúp đỡ nào cho bạn. Hoặc Krishnamurti hoặc tôi – không có phương án khác. Ngay bây giờ không có phương án khác.
Krishnamurti nhất định phê phán tôi; tôi có thể hiểu điều đó. Quan điểm của ông ấy là đơn giản và rõ ràng, quan điểm của tôi có chút ít không rõ ràng hơn. Lúc thì tôi sẽ ca ngợi ông ấy vô cùng, vì tôi muốn ông ấy cũng trở thành một phần của dàn nhạc của tôi. Và đôi khi tôi sẽ phê phán ông ấy, vì việc thích riêng của tôi là không dành cho độc tấu sáo.
Từ “Sách về Trí huệ”, T.1, Ch.10