Nghĩ – Cảm – Hiện hữu – Vô hiện hữu

Cho dù ông bị sao lãng, nếu ông có thể làm điều đó, nó vẫn là huấn luyện tâm trí.

Vâng, đôi khi bạn sẽ bị sao lãng. Các bạn còn chưa toàn là chư phật – sẽ có lúc mà bạn sẽ bị sao lãng, sẽ có lúc mà bạn sẽ bị kéo xuống bởi điều tiêu cực, bị lôi kéo bởi thói quen cũ. Và đến lúc bạn biết, nó đã xảy ra rồi; bạn khổ. Cái bóng đã đổ lên bạn, đỉnh núi đầy ánh mặt trời kia đã biến mất, bạn đã rơi vào trong thung lũng tối.

Thế thì làm gì trong những khoảnh khắc đó? Atisha nói:

Cho dù ông bị sao lãng, nếu ông có thể làm điều đó, nó vẫn là huấn luyện tâm trí.

Ông ấy ngụ ý gì bởi “nếu ông có thể làm điều đó?” Điều này có tầm quan trọng lớn. Nếu bạn có thể chăm chú vào thiếu chăm chú của bạn, nếu bạn có thể nhận biết rằng bạn đã rơi vào trong bẫy của điều tiêu cực, nó vẫn là thiền, nó vẫn là huấn luyện tâm trí, bạn vẫn đang trưởng thành.

Vâng, nhiều lần bạn sẽ ngã, điều đó là tự nhiên. Và nhiều lần bạn sẽ quên, điều đó là tự nhiên. Và nhiều lần bạn sẽ bị mắc bẫy và sẽ mất thời gian cho bạn nhớ. Nhưng khoảnh khắc bạn nhớ, nhớ một cách toàn bộ đi. Thức dậy một cách toàn bộ và nói, “Mình đã ngã.”

Và thấy khác biệt đi. Nếu bạn hỏi người tôn giáo thường, người đó sẽ nói, “Ăn năn đi – phạt bản thân ông đi.” Nhưng Atisha đang nói: Nếu ông chăm chú, điều đó là đủ. Chăm chú vào việc thiếu chăm chú của ông, nhận biết rằng ông đã không nhận biết, có vậy thôi. Không ăn năn nào được cần. Không cảm thấy mặc cảm; điều đó là tự nhiên, điều đó là tính người. Ngã nhiều lần không phải là cái gì đó để cảm thấy mặc cảm. Phạm lỗi lầm, đi lạc lối, là một phần của nhược điểm và giới hạn của con người. Cho nên không cần ăn năn.

Ăn năn là xấu. Nó giống như chơi với vết thương của bạn, sờ mó vết thương của bạn. Điều đó là không cần thiết, và không chỉ không cần thiết mà còn có hại – vết thương có thể trở nên nhiễm trùng, và việc sờ mó vết thương của bạn sẽ không giúp cho nó lành lại nữa.

Nếu bạn đã ngã, chỉ biết rằng bạn đã ngã, không mặc cảm, không ăn năn. Không có nhu cầu đi bất kì chỗ nào để thú tội về nó, chỉ việc biết là đủ. Và biết nó, bạn đang giúp cho nhận biết của bạn tăng trưởng. Bạn sẽ ngày càng ít ngã hơn, vì việc biết sẽ trở thành ngày càng mạnh hơn trong bạn.

Lời kinh thứ tư:

Bao giờ cũng quan sát ba điểm chung.

Ba điểm chung là gì? Điểm thứ nhất là sự đều đặn của tính thiền. Nhớ, rất khó tạo ra thiền, rất dễ đánh mất nó. Bất kì cái gì cao hơn đều cần nhiều nỗ lực gian truân hơn để tạo ra, nhưng nó có thể biến mất trong một khoảnh khắc. Làm mất tiếp xúc với nó là rất dễ dàng.

Đó là một trong những phẩm chất của cái cao hơn. Nó giống như việc mọc ra hoa hồng – chỉ chút ít gió mạnh và hoa hồng đã héo đi và cánh hoa đã rụng, hay con vật nào đó đã vào vườn và cây hồng bị ăn. Rất dễ mất nó, và cuộc hành trình để tạo ra nó lâu thế.

Và bất kì khi nào có xung đột giữa cái cao hơn và cái thấp hơn, bao giờ cũng nhớ, cái thấp hơn dễ dàng thắng. Nếu bạn đập hoa hồng vào tảng đá, hoa hồng sẽ chết, không phải tảng đá. Tảng đá thậm chí không trở nên nhận biết rằng đã có va chạm, rằng nó đã giết chết cái gì đó đẹp.

Toàn thể quá khứ của bạn đầy những tảng đá, và khi bạn bắt đầu làm phát triển hoa hồng của nhận biết trong bạn, có cả nghìn lẻ một khả năng cho nó bị phá huỷ bởi các tảng đá cũ của bạn – thói quen, thói quen máy móc. Bạn sẽ phải rất có tính quan sát và cẩn thận. Bạn sẽ phải bước đi như đàn bà đang có mang. Do đó con người của nhận biết bước đi cẩn thận, sống cẩn thận.

Và điều này phải là hiện tượng đều đặn. Không phải là ngày nào đó bạn làm chút ít thiền, thế rồi trong vài ngày bạn quên về nó, và thế rồi ngày nào đó bạn lại làm nó. Nó phải là đều đặn như ngủ, như thức ăn, như luyện tập, như việc thở. Chỉ thế thì niềm vinh quanh vô hạn của Thượng đế mở các cánh cửa của nó cho bạn.

Cho nên điểm chung thứ nhất là: là đều đặn.

Điểm chung thứ hai là: không phí thời gian của bạn với cái không bản chất. Không đùa giỡn. Hàng triệu người đang phí hoài thời gian của họ với cái không bản chất, và điều nực cười là ở chỗ họ biết rằng nó là không bản chất. Nhưng họ nói, “Làm cái gì khác đây?” Họ không nhận biết về bất kì cái gì có ý nghĩa hơn.

Mọi người đang chơi bài, và nếu bạn hỏi họ, “Các anh đang làm gì?” họ nói họ giết thời gian. Giết thời gian sao? Thời gian là sự sống! Cho nên bạn thực sự đang giết sự sống. Và thời gian bạn đang giết đó không thể được lấy lại; một khi nó qua rồi, nó qua mãi mãi.

Người muốn trở thành phật phải ngày càng bỏ đi cái không bản chất, để cho nhiều năng lượng hơn là sẵn có cho cái bản chất. Nhìn vào cuộc sống của bạn mà xem, bạn đang làm bao nhiều điều không bản chất – và để làm gì? Và làm sao bạn đã làm chúng – và bạn đã thu được cái gì? Bạn có lặp lại cùng hình mẫu ngu xuẩn này cả đời bạn không? Thế là đủ rồi! Lấy cái nhìn, suy ngẫm về nó đi. Chỉ nói cái là bản chất, chỉ làm cái là bản chất, chỉ đọc cái là bản chất. Và nhiều thời gian thế được tiết kiệm và nhiều năng lượng thế được tiết kiệm, và mọi năng lượng và thời gian đó có thể dễ dàng được chuyển kênh hướng tới thiền, hướng tới sự trưởng thành bên trong, hướng tới việc chứng kiến.

Tôi chưa bao giờ thấy một người nghèo tới mức người đó không thể thiền. Nhưng mọi người tham gia vào những điều ngu xuẩn, hoàn toàn ngu xuẩn. Họ không có vẻ ngu, vì mọi người khác cũng làm cùng điều.

Nhưng người tìm kiếm phải có tính quan sát. Chú ý tới điều bạn đang làm, điều bạn đang làm với cuộc sống của bạn – vì để làm tăng trưởng hoa hồng của nhận biết, nhiều năng lượng sẽ được cần, kho chứa năng lượng sẽ được cần. Mọi cái là lớn lao chỉ tới khi bạn có năng lượng phụ thêm. Nếu toàn thể năng lượng của bạn bị phí hoài vào điều tầm thường, thế thì điều thiêng liêng sẽ không bao giờ được tiếp xúc tới.

Và điểm thứ ba là: không hợp lí hoá sai lỗi và sai lầm của bạn. Tâm trí có xu hướng hợp lí hoá. Nếu bạn phạm phải sai lầm nào đó, tâm trí nói, “Nó phải vậy thôi, có lí do cho nó. Mình không chịu trách nhiệm, chính tình huống đã làm điều này xảy ra.” Và tâm trí rất láu lỉnh trong việc hợp lí hoá mọi thứ.

Tránh việc hợp lí hoá các lỗi và sai lầm của bạn, vì nếu bạn hợp lí hoá, bạn bảo vệ chúng. Thế thì chúng sẽ được lặp lại. Tránh việc hợp lí hoà lỗi của bạn. Dừng hợp lí hoá hoàn toàn đi. Lập luận là một điều, hợp lí hoá là điều khác toàn bộ. Lập luận có thể được dùng cho các chủ định tích cực, nhưng hợp lí hoá không bao giờ có thể được dùng cho bất kì chủ định tích cực nào.

Và bạn sẽ có khả năng tìm ra khi nào bạn đang hợp lí hoá, bạn có thể lừa người khác nhưng bạn không thể lừa được bản thân bạn. Bạn biết rằng bạn đã thất bại. Thay vì phí thời gian vào việc hợp lí hoá và thuyết phục bản thân bạn rằng không cái gì đã đi sai, để toàn thể năng lượng vào việc nhận biết.

Mọi điểm chung này là để giúp bạn để cho bạn có thể chặn việc rò rỉ năng lượng của bạn. Bằng không Thượng đế liên tục rót năng lượng vào trong bạn, và bạn có nhiều chỗ rò rỉ tới mức bạn không bao giờ đầy. Năng lượng tới, nhưng rò rỉ chảy đi.

Lời kinh thứ năm:

Thay đổi khuynh hướng của ông và thế rồi duy trì nó.

Thay đổi khuynh hướng của bạn từ tâm trí sang tim. Đó là thay đổi thứ nhất. Nghĩ ít hơn, cảm nhiều hơn. Tri thức hoá ít hơn, trực giác nhiều hơn. Suy nghĩ là quá trình rất lừa dối, nó làm cho bạn cảm thấy rằng bạn đang làm điều lớn lao. Nhưng bạn đơn giản đang làm lâu đài trong không trung. Ý nghĩ không là gì ngoài lâu đài trong không trung.

Việc cảm là quan trọng hơn, có tính bản chất hơn. Chúng biến đổi bạn. Suy nghĩ về yêu sẽ không giúp đỡ, nhưng việc cảm yêu nhất định làm thay đổi bạn. Suy nghĩ được bản ngã ưa thích rất nhiều, vì bản ngã được nuôi dưỡng trên hư cấu. Bản ngã không thể tiêu hoá được bất kì thực tại nào, và suy nghĩ là quá trình hư cấu. Nó là một loại mơ, mơ phức tạp. Mơ có tính hình ảnh còn suy nghĩ có tính quan niệm, nhưng quá trình là một. Việc mơ là một loại suy nghĩ nguyên thuỷ, và suy nghĩ là một loại mơ được văn minh hoá.

Đổi từ tâm trí sang tim, từ nghĩ sang cảm, từ logic sang yêu đi.

Và thay đổi thứ hai là từ tim sang hiện hữu – vì có một tầng còn sâu hơn ở trong bạn, nơi ngay cả việc cảm không thể đạt tới. Nhớ ba từ này: tâm trí, tim, hiện hữu. Hiện hữu là bản tính thuần khiết của bạn. Bao quanh hiện hữu là việc cảm, và bao quanh việc cảm là suy nghĩ. Suy nghĩ là xa khỏi hiện hữu nhưng việc cảm có gần hơn chút ít; nó phản xạ cái huy hoàng nào đó của hiện hữu. Điều đó cũng như trong mặt trời lặn, mặt trời được phản xạ bởi mây và mây bắt đầu có mầu đẹp. Bản thân chúng không phải là mặt trời, nhưng chúng phản xạ ánh sáng của mặt trời.

Việc cảm là gần với việc hiện hữu, cho nên chúng phản xạ cái gì đó của hiện hữu. Nhưng người ta phải đi ra ngoài việc cảm nữa. Thế thì cái gì đang hiện hữu? Nó không là nghĩ không là cảm, nó là tính hiện hữu thuần khiết. Người ta đơn giản hiện hữu.

Nghĩ là rất ích kỉ và vị kỉ. Cảm có nhiều vị tha hơn, ít vị kỉ hơn. Hiện hữu là vô ngã, không bản ngã – không vị kỉ không vị tha nhưng là tự phát, tính đáp ứng từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc. Người ta không sống theo bản thân người ta, người ta sống theo Thượng đế, theo cái toàn thể.

Cảm là một nửa, và không nửa nào đã bao giờ có thể thoả mãn cho bạn. Nghĩ và cảm cả hai đều là một nửa và bạn sẽ vẫn còn bị phân chia. Là toàn bộ đi, và chỉ cái toàn bộ có thể mang tới mãn nguyện.

Và thay đổi tối thượng, thay đổi thứ tư, là từ hiện hữu sang vô hiện hữu. Đó là niết bàn, chứng ngộ; người ta đơn giản biến mất, người ta đơn giản không hiện hữu. Thượng đế hiện hữu, chứng ngộ hiện hữu. Sáng hiện hữu, vui hiện hữu, nhưng không có người nào vui. Neti neti: không cái này không cái nọ, không tồn tại không vô tồn tại – Đây là trạng thái tối thượng. Atisha đang dần dần, dần dần lấy nó đi khỏi các đệ tử của ông ấy.

Để tôi nhắc lại: từ nghĩ tới cảm, từ cảm tới hiện hữu, từ hiện hữu tới vô hiện hữu, và người ta đã đạt tới. Người ta đã biến mất và người ta đã đạt tới. Người ta không còn nữa, lần đầu tiên. Và lần đầu tiên người ta thực sự hiện hữu.

Từ “Sách về Trí huệ”, T,1. Ch. 9