Hiểu thấu nguyên tắc về hai nhân chứng.
Đó là một trong những lời kinh quan trọng nhất, một trong những điều rất nền tảng của giả kim thuật bên trong. Để nó chìm sâu vào trong tim bạn. Nó có thể biến đổi bạn, nó có thể cho bạn việc sinh mới, cái nhìn mới, vũ trụ mới. Nó có hai nghĩa; cả hai nghĩa này đều phải được hiểu.
Nghĩa thứ nhất: có hai loại nhân chứng. Một loại là những người xung quanh bạn. Bạn thường xuyên nhận biết rằng bạn đang bị quan sát, bị chứng kiến. Điều đó tạo ra việc ý thức tới cái ngã trong bạn. Do đó có sợ khi bạn ở trên sân khấu đối diện với đám đông lớn. Các diễn viên cảm thấy điều đó, các nhà thơ cảm thấy điều đó, các diễn giả cảm thấy điều đó – và không chỉ người mới bắt đầu mà ngay cả những người đã phí hoài cả đời họ trong diễn xuất. Khi họ lên sân khấu, run rẩy lớn nảy sinh trong họ, nỗi sợ lớn, như liệu họ sẽ có khả năng làm điều đó hay không.
Với nhiều đôi mắt thế đang quan sát bạn, bạn bị thu lại thành đối thể. Bạn không còn tính chủ thể, bạn đã trở thành vật. Và bạn sợ vì họ có thể không đánh giá đúng bạn. Họ có thể không nuôi dưỡng cho bản ngã của bạn, họ có thể không thích bạn, họ có thể bác bỏ bạn. Bây giờ bạn ở trong tay họ. Bạn bị thu lại thành nô lệ phụ thuộc. Bây giờ bạn phải làm việc theo cách mà bạn sẽ được đánh giá cao. Bạn phải làm vững chắc cho bản ngã của họ, để cho trong đáp ứng bạn có thể hi vọng họ sẽ làm vững chắc cho bản ngã của bạn.
Khi bạn ở cùng với bạn của bạn, bạn không sợ thế. Bạn biết họ, họ là dự đoán được, các bạn phụ thuộc lẫn nhau. Nhưng khi bạn đối diện với đám đông vô danh, nhiều sợ hơn nảy sinh. Toàn thể con người bạn bắt đầu run, toàn thể bản ngã của bạn lâm nguy – bạn có thể thất bại. Ai biết? Thành công của bạn không được đảm bảo.
Đây là loại nhân chứng thứ nhất. Người khác đang chứng kiến bạn, và bạn chỉ là kẻ đi xin. Đây là tình huống trong đó hàng triệu người sống. Họ sống vì người khác, do đó họ chỉ dường như sống, họ không sống trong thực tại. Họ bao giờ cũng điều chỉnh theo người khác, vì họ hạnh phúc chỉ nếu người khác hạnh phúc cùng họ. Họ thường xuyên thoả hiệp, họ đang bán hồn của họ, với một lí do đơn giản – để cho bản ngã của họ có thể được làm mạnh, để cho họ có thể trở nên nổi tiếng, được biết tới.
Bạn có quan sát cái gì đó có giá trị mênh mông, rằng bất kì khi nào nhà thơ, nhà tiểu thuyết hay nhà khoa học được giải thưởng Nobel, ngay lập tức sau điều đó tính sáng tạo của người đó sút giảm không? Không người nào được giải thưởng Nobel đã từng có khả năng tạo ra bất kì cái gì giá trị so với những thứ người đó đã tạo ra trước khi nhận giải thưởng. Cái gì xảy ra? Bây giờ bạn đã đạt tới mục đích của bản ngã, không có cái gì xa hơn để đi, cho nên không còn cần điều chỉnh theo mọi người. Một khi cuốn sách trở nên nổi tiếng, tác giả chết.
Đó là điều đã xảy ra với cuốn Nhà tiên tri của Kahlil Gibran. Đó là điều đã xảy ra với cuốn Gitanjali của Rabindranath. Và điều đó gần như là qui tắc, không ngoại lệ. Một khi bạn nổi tiếng bạn dừng thoả hiệp. Để làm gì? Bạn đã nổi tiếng rồi. Và khi bạn dừng thoả hiệp, mọi người bắt đầu quên bạn, bỏ qua bạn. Toàn thể tính sáng tạo của bạn được bắt rễ trong ham muốn của bản ngã; giờ bản ngã cảm thấy nghỉ ngơi, mọi tính sáng tạo biến mất.
Đây là tình huống trong đó chín mươi chín phẩy chín phần trăm mọi người đang sống. Bạn chỉ biết một loại nhân chứng – người khác. Và người khác bao giờ cũng tạo ra lo âu.
Jean-Paul Sartre nói đúng, “Người khác là địa ngục.” Người khác không cho phép bạn thảnh thơi. Tại sao bạn cảm thấy được thảnh thơi thế trong phòng tắm, trong bồn tắm? – vì người khác không có đó. Nhưng thảnh thơi trong bồn tắm, nếu bạn đột nhiên trở nên nhận biết rằng ai đó đang nhìn bạn qua lỗ khoá, đột nhiên mọi thảnh thơi biến mất. Bạn lại căng thẳng. Bạn đang bị theo dõi.
Để tạo ra sợ trong mọi người, suốt nhiều thời đại, các tu sĩ đã từng bảo bạn rằng Thượng đế thường xuyên theo dõi bạn – thường xuyên theo dõi bạn, hết ngày nọ tới ngày kia. Bạn có thể ngủ; ông ấy không bao giờ ngủ, ông ấy liên tục ngồi cạnh giường và theo dõi. Ông ấy không chỉ theo dõi bạn, ông ấy theo dõi mơ của bạn và ý nghĩ của bạn nữa. Cho nên bạn không chỉ bị phạt bởi hành động của bạn, mà cả với mơ của bạn, với ý nghĩ của bạn, ham muốn của bạn và cảm giác của bạn nữa.
Tu sĩ đã tạo ra sợ lớn trong mọi người. Nghĩ về Thượng đế liên tục theo dõi mà xem. Không khoảnh khắc nào, thậm chí không một khoảnh khắc nào là được phép khi bạn có thể là bản thân bạn. Đó là chiến lược lớn để thu mọi người thành đồ vật.
Tại sao chúng ta khao khát sự chú ý của người khác? – vì như chúng ta vậy, chúng ta hổng hoác. Như chúng ta vậy, chúng ta không hiện hữu. Như chúng ta vậy, chúng ta không có trung tâm của con người. Chúng ta chỉ là tiếng ồn, đám đông, ngôi nhà đầy người hầu cãi cọ nhau vì người chủ vắng mặt hay ngủ say. Chúng ta khao khát sự chú ý của người khác để cho ít nhất chúng ta có thể tạo ra trung tâm giả. Nếu cái thực bị thiếu, ít nhất chúng ta có thể tuỳ thuộc vào trung tâm giả. Nó sẽ cho bạn cái vẻ cùng nhau, nó sẽ làm cho bạn thành một người. Bạn không là cá nhân – tính cá nhân là hương thơm của con người được định tâm thực sự, người biết mình là ai.
Nhưng nếu bạn không là cá nhân, thế thì ít nhất bạn có thể là người, bạn có thể đạt tới nhân cách. Tính người phải được đi xin. Tính cá nhân là sự trưởng thành bên trong nhất của bạn. Nó là việc trưởng thành; bạn không cần đi xin nó từ bất kì người nào khác, và không ai có thể trao nó cho bạn. Tính cá nhân là việc đâm chồi của bạn. Nhưng tính người có thể được đi xin, mọi người có thể trao nó cho bạn.
Nếu bạn một mình trong rừng bạn sẽ không có bất kì nhân cách nào, nhớ lấy. Bạn sẽ có tính cá nhân nhưng không có nhân cách chút nào. Nếu bạn một mình trên Himalayas, bạn là ai – thánh nhân hay tội nhân? Không có người nào để ca ngợi bạn hay kết án bạn, không có người nào làm bạn thành nổi tiếng hay khét tiếng, không có người nào ngoạu trừ bản thân bạn. Trong tính một mình toàn bộ của bạn, bạn là ai? Tội nhân hay thánh nhân? Người rất rất nổi tiếng, rất VIP, hay chỉ là không ai?
Bạn không là cái nào. Bạn không là người rất rất quan trọng mà cũng không là không ai, vì với cả hai loại người này, người khác là phải có. Mắt của người khác được cần để phản xạ nhân cách của bạn. Bạn không là cái này không là cái nọ. Bạn hiện hữu, nhưng bạn hiện hữu trong thực tại của bạn; bạn không được tạo ra bởi người khác. Bạn là như bạn vậy, trong sự trần trụi hoàn toàn, đích thực.
Đây là một trong các lí do tại sao nhiều người nghĩ điều khôn ngoan là thoát li khỏi xã hội. Đó không thực là thoát li khỏi xã hội, đó không thực là chống lại xã hội, đó chỉ là nỗ lực để từ bỏ nhân cách.
Phật đã bỏ cung điện của ông ấy. Ông ấy không phải là kẻ hèn và ông ấy không phải là người trốn chạy, cho nên tại sao ông ấy đã bỏ cung điện? Rabindranath đã viết một bài thơ hay về điều đó. Ông ấy đã bỏ cung điện; trong mười hai năm ông ấy đã đi lang thang trong rừng, tu luyện và thiền. Và ngày hân hoan tối thượng đã tới, ông ấy đã trở nên chứng ngộ. Một cách tự nhiên, điều đầu tiên ông ấy nhớ đã là việc ông ấy phải quay về cung điện để chuyển giao tin mừng cho người đàn bà ông ấy đã yêu, cho đứa con mà ông ấy đã bỏ lại đằng sau, cho cha già vẫn đang hi vọng rằng ông ấy sẽ quay lại.
Điều đó nhân bản thế, nó chạm vào tim. Sau mười hai năm ông ấy đã quay về. Bố ông ấy giận, như những người bố sẽ vậy. Bố ông ấy có thể không thấy ông ấy là ai, có thể không thấy ông ấy đã trở thành cái gì, có thể không thấy tính cá nhân của ông ấy, cái đã là lớn thế và rõ thế. Toàn thế giới đã trở nên nhận biết về điều đó, nhưng bố ông ấy mù với điều đó. Ông bố vẫn nghĩ về con mình dưới dạng nhân cách, cái không còn có đó, rằng con mình đã từ bỏ vào ngày anh ta rời khỏi cung điện.
Thực ra Phật phải bỏ cung điện chỉ để từ bỏ nhân cách của ông ấy. Ông ấy đã muốn biết bản thân mình như ông ấy vậy, không phải điều người khác nghĩ về ông ấy. Nhưng người bố bây giờ đang nhìn vào mặt ông ấy với con mắt của mười hai năm trước. Ông bố lại nói với Phật, “Ta là bố của con, ta yêu con – mặc dầu con đã làm tổn thương ta sâu sắc và con đã làm cho ta bị thương sâu sắc. Ta là một ông già, và mười hai năm này đã là việc hành hạ. Con là con trai duy nhất của ta, và ta bằng cách nào đó đã cố sống để cho con có thể quay lại. Giờ con đã quay lại, nhận trách nhiệm về vương quốc đi, là vua đi! Giờ để ta nghỉ ngơi, đó là lúc cho ta nghỉ ngơi. Con đã phạm tội chống lại ta, và con đã gần như kẻ sát hại hướng tới ta, nhưng ta tha thứ cho con và cánh cửa của ta vẫn còn mở.”
Phật cười. Ông ấy nói, “Thưa bệ hạ, xin nhận biết thêm chút nữa về người mà bệ hạ đang nói với. Người đã rời bỏ cung điện không còn nữa; anh ta đã chết lâu rồi. Tôi là ai đó khác – xin nhìn vào tôi!”
Và người bố thậm chí trở nên giận hơn. Ông ta nói, “Con muốn lừa ta sao? Ta mà không biết con à? Ta biết con nhiều hơn con biết bản thân con! Ta là bố của con, ta đã cho sinh ra con, trong máu của con, máu của ta đang tuần hoàn – và ta không biết con sao?”
Phật nói, “Dẫu sao tôi vẫn cầu nguyện, thưa bệ hạ…. Ông chắc chắn đã cho việc sinh ra tôi. Tôi đã tới qua ông, điều đó là đúng, nhưng ông đã chỉ là phương tiện. Và chỉ bởi vì ai đó đã tới cưỡi trên con ngựa, điều đó không có nghĩa rằng con ngựa biết người cưỡi. Tôi đã đi qua cánh cửa của thân thể ông, nhưng điều đó không có nghĩa là ông biết tôi. Thực ra, mười hai năm trước, ngay cả tôi đã không biết tôi là ai. Giờ tôi biết! Nhìn vào mắt tôi đây. Xin quên quá khứ đi – là ở đây bây giờ!”
Nhưng người bố đã không có năng lực nhìn. Với đôi mắt già nua, đầy nước mắt của giận dữ và vui, ông ấy đã không thể thấy cái gì đã xảy ra với Phật. “Nó đang nói điều vô nghĩa gì vậy, rằng nó đã chết và được tái sinh, rằng nó là cá nhân khác toàn bộ sao? Rằng nó không còn là nhân cách, rằng nó là cá nhân sao?”
Trong các từ điển, “nhân cách” và “cá nhân” là đồng nghĩa. Chúng là không đồng nghĩa trong sự sống. Nhân cách là giả, việc giả vờ, vẻ ngoài. Cá nhân là chân lí của bạn.
Tại sao chúng ta muốn nhiều nhiều người cho chúng ta sự chú ý? Tại sao chúng ta khao khát điều này? Để tạo ra nhân cách. Và bạn càng tạo ra nhân cách quanh bản thân bạn, càng ít có khả năng biết tính cá nhân của bạn.
Và khi Phật đi tới gặp vợ mình, cô ấy thậm chí còn giận hơn. Cô ấy đã hỏi chỉ một câu hỏi, một câu hỏi rất có ý nghĩa. Cô ấy nói, “Em chỉ có một câu hỏi để hỏi anh. Em đã đợi tất cả ngần này năm, và em chỉ có một câu hỏi. Câu hỏi này là đơn giản, nhưng chân thành.” Cô ấy vẫn nghĩ rằng Phật có thể không chân thành! “Chân thành, thành thực đi, và chỉ nói cho em một điều. Bất kì cái gì anh đã đạt tới trong rừng, chẳng lẽ không thể đạt tới được nó ở đây trong cung điện sao? Thượng đế chỉ có trong rừng và không có ở đây trong bãi chợ sao?”
Câu hỏi của cô ấy có ý nghĩa mênh mông.
Phật nói, “Có chứ, chân lí có nhiều ở đây như có ở đó. Nhưng chắc sẽ rất khó cho ta biết nó ở đây, vì ta đã lạc trong nhân cách – nhân cách của hoàng tử, nhân cách của người chồng, nhân cách của người bố, nhân cách của con trai. Nhân cách đã quá nhiều. Ta chưa bao giờ rời bỏ cung điện một cách thực sự, ta chỉ bỏ lại nhân cách của ta đằng sau để cho sẽ không có ai nhắc nhở ta là ai, và ta có thể trả lời câi hỏi ‘Ta là ai?’ theo cách riêng của ta. Ta muốn đương đầu với bản thân ta. Ta không quan tâm tới câu trả lời của người khác.”
Nhưng mọi người khác quan tâm tới câu trả lời của người khác. Bạn sướng âm ỉ làm sao khi ai đó nói, “Bạn đẹp thế.”
Sarvesh đã nói với Mukta, “Tôi cảm thấy hơi bị lạc.” Một cách tự nhiên thôi. Anh ấy là một trong những người nói tiếng bụng giỏi nhất mà thế giới biết tới; anh ấy đã sống cuộc sống của người quảng cáo – bao giờ cũng trên sân khấu, đèn chiếu khắp anh ta từ mọi nơi, hàng nghìn người tuyệt đối tỉnh táo, theo dõi điều anh ta đang làm với cảm kích lớn. Anh ta có tài năng, thiên tài, và anh ta đã sống ngập trong sự chú ý của người khác.
Bây giờ một cách tự nhiên trong tâm xã này không ai tới để nói với anh ấy, “Sarvesh, bạn vĩ đại thật. Sarvesh bạn là cái này, bạn là cái kia.” Anh ấy phải cảm thấy hơi chút hụt hẫng. Đó là vấn đề cho những người là nhân vật công chúng, rất khó cho họ bỏ nhân cách của họ.
Nhưng anh ấy đang cố gắng, và tôi chắc chắn rằng anh ấy sẽ thành công. Điều đó sẽ xảy ra. Một mặt anh ấy khao khát sự chú ý của người khác, nhưng sớm hay muộn bạn trở nên mệt mỏi với nó nữa, vì đó chỉ là thức ăn nhân tạo. Có thể có vị ngon, có thể hương vị thơm, nhưng nó không nuôi dưỡng, nó không cho bạn sức sống.
Nhân cách là vật trưng bày. Nó có thể lừa người khác, nhưng nó không thể lừa được bạn, ít nhất là không được lâu. Đó là lí do tại sao Sarvesh đã tới đây, mệt mỏi, kiệt sức bởi mọi sự chú ý. Nhưng thói quen cũ còn dai dẳng lâu hơn chút ít. Sớm hay muộn anh ấy sẽ bắt đầu tận hưởng bản thân mình, sớm hay muộn anh ấy sẽ bắt đầu tận hưởng tính cá nhân của mình.
Và ngày bạn có thể tận hưởng tính cá nhân của bạn, bạn là tự do – tự do khỏi sự phụ thuộc vào người khác. Nếu bạn yêu cầu sự chú ý của họ, đổi lại, bạn phải trả giá cho điều đó. Nó là sự lệ thuộc. Bạn càng yêu cầu mọi người chú ý tới bạn, bạn càng trở thành món đồ, hàng hoá, cái có thể được bán và mua.
Đó là điều xảy ra cho mọi nhân vật công chúng – cho chính khách, cho người của giới kinh doanh giải trí. Đây là một loại chứng kiến; bạn muốn được chứng kiến. Nó cho bạn sự kính trọng, và để có sự kính trọng bạn sẽ phải tạo ra tính cách và đạo đức. Nhưng mọi tính cách đó và mọi đạo đức đó chỉ là đạo đức giả. Bạn tạo ra nó với động cơ, để cho người khác có thể bị hấp dẫn tới bạn.
Nếu bạn muốn sự kính trọng bạn sẽ phải là người tuân thủ, bạn sẽ phải vâng lời xã hội và các đòi hỏi của nó. Bạn sẽ phải sống tương ứng với các giá trị sai, vì xã hội bao gồm những người đang ngủ say – giá trị của họ không thể là giá trị đúng.
Vâng, nhưng có một điều: bạn có thể trở thành thánh nhân. Đó là cách hàng nghìn thánh nhân là vậy. Họ đã hi sinh mọi thứ tại điện thờ của sự kính trọng. Họ đã tự hành hạ bản thân họ, họ đã tự tử, nhưng họ đã thu được một điều. Họ đã trở thành thánh nhân, mọi người tôn thờ họ.
Nếu bạn muốn loại tôn thờ, kính trọng, tính thánh nhân, thế thì bạn sẽ trở nên ngày càng giả hơn, ngày càng rởm hơn, ngày càng là nhựa hơn. Bạn sẽ không bao giờ là hoa hồng thật. Và đó là thảm hoạ lớn nhất trong cuộc sống mà có thể xảy ra cho con người, là hoa hồng nhựa và không là hoa hồng thực.
Loại chứng kiến thứ hai là khác toàn bộ, chính là đối lập cực. Không phải là bạn khao khát sự chú ý của người khác; ngược lại, bạn bắt đầu chú ý tới bản thân bạn. Bạn trở thành nhân chứng cho con người riêng của bạn. Bạn bắt đầu quan sát ý nghĩ, ham muốn, mơ, động cơ, tham và ghen của bạn. Bạn tạo ra một loại nhận biết mới bên trong bạn. Bạn trở thành trung tâm, trung tâm im lặng, cái liên tục quan sát bất kì cái gì đang xảy ra.
Bạn giận, và bạn quan sát nó. Bạn không chỉ là giận, một yếu tố mới được đưa vào trong nó: bạn đang quan sát nó. Và phép màu là ở chỗ nếu bạn có thể quan sát giận, giận biến mất mà không bị kìm nén.
Loại thánh nhân thứ nhất sẽ phải kìm nén nó. Ông ta sẽ phải kìm nén dục của ông ta, ông ta sẽ phải kìm nén tham của ông ta. Và bạn càng kìm nén bất kì cái gì, nó càng đi sâu hơn vào trong vô thức của bạn. Nó trở thành một phần của tầng ngầm của bạn và nó bắt đầu ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn từ đó. Nó giống như vết thương rỉ mủ ra, nhưng bạn đã che đậy nó. Chỉ bằng việc che đậy nó, bạn không trở nên mạnh khoẻ, nó không lành. Thực ra bằng việc che đậy nó bạn đang giúp nó tăng trưởng ngày càng nhiều hơn. Thánh nhân của bạn bốc mùi, mùi của mọi loại kìm nén.
Loại chứng kiến thứ hai tạo ra một loại người khác toàn bộ. Nó tạo ra hiền nhân. Hiền nhân là người biết ông ấy là ai, không tương ứng theo người khác. Hiền nhân là người sống cuộc sống tương ứng với bản tính riêng của ông ấy, không tương ứng theo giá trị của người khác. Ông ấy có cái nhìn riêng và có dũng cảm để sống nó.
Hiền nhân có tính nổi dậy. Thánh nhân vâng lời, chính thống, theo tập quán, truyền thống, người tuân thủ. Hiền nhân không tuân thủ, phi truyền thống, phi tập quán, nổi dậy. Nổi dậy là chính hương vị của con người của người đó. Người đó không phụ thuộc vào người khác. Người đó biết tự do là gì, và người đó biết niềm vui của tự do. Thánh nhân sẽ được đám đông lớn theo sau. Hiền nhân sẽ chỉ có những người được chọn, người sẽ có khả năng hiểu ông ấy.
Hiền nhân sẽ bị hiểu lầm bởi đại chúng, thánh nhân sẽ được tôn thờ. Hiền nhân sẽ bị kết án bởi đại chúng, có thể thậm chí còn bị sát hại. Jesus bị đóng đinh và giáo hoàng được tôn thờ. Jesus là hiền nhân và giáo hoàng là thánh nhân.
Thánh nhân có tính cách và hiền nhân có tâm thức. Và có khác biệt mênh mông. Họ là khác nhau như đất và trời. Tính cách bị áp đặt vì những động cơ kín đáo nào đó – để thu được sự kính trọng trong thế giới này và để có ngày càng nhiều vui thú cõi trời. Tâm thức không có tương lai, không có động cơ, nó là niềm vui lên bản thân nó. Nó không ngụ ý về mục đích nào đó, nó là mục đích lên bản thân nó.
Ở cùng với thánh nhân là ở cùng với người bắt chước. Ở cùng với hiền nhân là ở cùng với cái gì đó thực và đích thực. Ở cùng với thánh nhân nhiều nhất là ở cùng với thầy giáo. Ở cùng với hiền nhân là ở cùng thầy. Đây là hai nhân chứng.
Atisha nói:
Hiểu thấu nguyên lí về hai nhân chứng.
Tránh nhân chứng thứ nhất và nhào vào nhân chứng thứ hai.
Có nghĩa khác cho lời kinh này nữa. Nghĩa khác là, thứ nhất chứng kiến đối thể của tâm trí. Đây là nghĩa cao hơn nhân chứng thứ nhất. Chứng kiến đối thể của tâm trí.
Patanjali gọi nó là dhyana, thiền – cùng từ này dẫn tới zen và ch’an. Chứng kiến đối thể, nội dung, của tâm trí. Bất kì cái gì đi qua trước bạn, theo dõi nó, không đánh giá, phán xét hay kết án. Không ủng hộ hay chống đối, chỉ quan sát, và dhyana, thiền, được tạo ra.
Và thứ hai là, chứng kiến bản thân nhân chứng – và samadhi được tạo ra, tỏ ngộ được tạo ra, cực lạc tối thượng được tạo ra. Chứng kiến thứ nhất dẫn tới chứng kiến thứ hai. Bắt đầu quan sát các ý nghĩ của bạn nhưng không dừng ở đó. Khi ý nghĩ đã biến mất thế thì đừng tưởng rằng bạn đã đạt tới. Một điều nữa phải được làm, một bước thêm nữa. Bây giờ quan sát người quan sát. Bây giờ chỉ chứng kiến việc chứng kiến. Không cái gì khác bị bỏ lại, chỉ bạn hiện hữu. Chỉ đột nhiên trở nên nhận biết về bản thân nhận biết, và thế thì dhyana được biến đổi thành samadhi. Bằng việc quan sát tâm trí, tâm trí biến mất. Bằng việc quan sát nhân chứng, nhân chứng mở rộng và trở thành vũ trụ.
Chứng kiến thứ nhất là bước phủ định để gạt bỏ tâm trí. Chứng kiến thứ hai là bước khẳng định để được bắt rễ vào trong tâm thức tối thượng – gọi nó là Thượng đế hay niết bàn hay bất kì cái gì bạn muốn gọi.
Từ “Sách về Trí huệ”, t.1, Ch.9