Bắt đầu phát triển việc nhận bản thân ông.
Để tôi nhắc bạn, trong lời kinh cuối Atisha đã nói rằng khi bạn nhận hơi thở vào, để nó trở thành việc thiền của bạn rằng mọi khổ của mọi sinh linh trên thế giới đang cưỡi lên hơi thở vào đó và đạt tới tim bạn. Hấp thu mọi đau khổ, đau và khổ vào tim bạn, và thấy phép màu xảy ra.
Bất kì khi nào bạn hấp thu khổ, đau và đau khổ của ai đó khác, khoảnh khắc bạn hấp thu nó, nó được biến đổi. Khuynh hướng tự nhiên là né tránh nó; khuynh hướng tự nhiên là bảo vệ bản thân bạn chống lại đau khổ. Khuynh hướng tự nhiên là giữ tách xa, không đồng cảm, không thông cảm. Mọi người, ngay cả khi họ thông cảm, cũng chỉ thông cảm một cách hình thức. Họ nói ngoài miệng; họ không ngụ ý điều đó. Nếu họ thực sự ngụ ý điều đó, họ có thể đã giúp cho người kia. Họ có thể đã hấp thu đau khổ của người kia, họ có thể đã uống đau khổ của người kia.
Và nếu điều đó xảy ra vài lần, và bạn biết điều đó: có những người bạn gặp họ bạn cảm thấy được nhẹ nhõm. Khi họ đi rồi, bạn cảm thấy nhẹ nhàng, bạn cảm thấy tuôn chảy, bạn cảm thấy rung động nhiều hơn, sống động hơn – dường như họ đã lấy đi gánh nặng lớn khỏi đầu bạn, khỏi ngực bạn, dường như họ đã rót nước cam lồ nào đó vào trong con người bạn. Bạn cảm thấy điệu vũ còn lại trong tim bạn khi họ đi. Bạn chờ đợi đi chờ đợi lại cho họ tới với bạn; bạn tìm sự đồng hành của họ, bạn thích thú điều đó, vì bạn được nuôi dưỡng bởi sự hiện diện của họ.
Loại người đối lập cũng tồn tại. Nếu họ gặp bạn, họ để cho bạn bị nặng gánh hơn bạn đã vậy bao giờ. Họ để cho bạn ở trong một loại thất vọng, chán ghét. Bạn cảm thấy bạn đã bị bòn rút, năng lượng của bạn thấp hơn. Họ đã lấy đi cái gì đó từ năng lượng của bạn và họ đã không trao cho bạn bất kì cái gì. Đây là kinh nghiệm thông thường.
Nếu mọi người né tránh bạn, nhớ, họ không chịu trách nhiệm. Cái gì đó trong bạn làm cho họ né tránh bạn. Nếu mọi người không muốn gặp bạn, nếu họ tìm cớ để thoát khỏi bạn, nhớ, họ không chịu trách nhiệm. Bạn phải làm cái gì đó tiêu cực với năng lượng của họ.
Nếu mọi người tìm bạn, nếu mọi người trở nên thân thiện ngay lập tức, nếu mọi người cảm thấy sự lôi cuốn nào đó – ngay cả người lạ cũng muốn tới và ngồi gần bạn, muốn cầm tay bạn, muốn ở cùng với bạn – điều đó có nghĩa bạn phải đang giúp họ một cách có chủ định hay không chủ định. Mọi người bị nặng gánh với khổ lớn, mọi người bị nặng gánh dưới đau khổ lớn, tim mọi người đang bị tổn thương. Có nhiều đau.
Atisha nói trước khi bạn có thể làm điều này với toàn thể sự tồn tại, bạn sẽ phải bắt đầu trước hết với bản thân bạn. Đây là một trong những bí mật nền tảng của trưởng thành bên trong. Bạn không thể làm được bất kì cái gì với người khác mà bạn đã không làm ngay chỗ đầu tiên với bản thân bạn. Bạn có thể làm tổn thương người khác nếu bạn làm tổn thương bản thân bạn, bạn sẽ là nỗi đau ở cổ của người khác nếu bạn là nỗi đau ở cổ của bản thân bạn, bạn có thể là phúc lành cho người khác chỉ nếu bạn là phúc lành cho bản thân bạn.
Bất kì cái gì bạn có thể làm cho người khác, bạn phải đã làm cho bản thân bạn trước đó, vì đó là điều duy nhất bạn có thể chia sẻ. Bạn có thể chia sẻ chỉ cái bạn có; bạn không thể chia sẻ cái bạn không có.
Atisha nói:
Bắt đầu phát triển việc nhận bản thân ông.
Thay vì bắt đầu bằng việc nhận toàn thể khổ của thế giới và hấp thu nó trong tim, bắt đầu với khổ riêng của bạn đi. Đừng đi vào biển sâu nhanh thế; học bơi ở chỗ nước nông đã. Và nếu bạn ngay lập tức bắt đầu nhận khổ của toàn thể sự tồn tại, nó sẽ vẫn còn đơn giản là thực nghiệm trong suy đoán. Nó sẽ không là thực, nó không thể là thực được. Nó sẽ chỉ là lời nói.
Bạn có thể nói với bản thân mình, “Vâng, tôi đang nhận khổ của toàn thế giới” – nhưng bạn biết gì về khổ của toàn thế giới? Bạn thậm chí không trải nghiệm khổ riêng của bạn.
Chúng ta liên tục né tránh khổ riêng của chúng ta. Nếu bạn cảm thấy khổ, bạn bật radio hay tivi và bạn trở nên được tham dự. Bạn bắt đầu đọc báo để cho bạn có thể quên khổ của bạn, hay bạn đi tới rạp chiếu phim, hay bạn đi tới người đàn bà của bạn hay người đàn ông của bạn. Bạn đi tới câu lạc bộ, bạn đi mua sắm ở chợ, chỉ bằng cách nào đó giữ cho bạn xa khỏi bản thân bạn, để cho bạn không cần thấy vết thương, để cho bạn không cần nhìn vào nó đau nhiều thế nào bên trong.
Mọi người liên tục né tránh bản thân họ. Họ biết gì về khổ? Làm sao họ có thể nghĩ về khổ của toàn thể sự tồn tại được? Đầu tiên, bạn phải bắt đầu với bản thân bạn. Nếu bạn cảm thấy khổ, để nó trở thành thiền đi. Ngồi im lặng, đóng cửa lại. Đầu tiên cảm thấy khổ với sự mãnh liệt nhiều nhất có thể được. Cảm thấy đau. Ai đó đã xúc phạm bạn. Bây giờ, cách tốt nhất để tránh cái đau là đi và xúc phạm người đó, để cho bạn trở nên bị bận bịu với người đó. Điều đó không phải là thiền.
Nếu ai đó đã xúc phạm bạn, cảm thấy biết ơn người đó rằng người đó đã cho bạn cơ hội để cảm thấy vết thương sâu. Người đó đã mở vết thương trong bạn ra. Vết thương này có thể được tạo ra bởi nhiều nhiều xúc phạm mà bạn đã chịu đựng trong cả đời bạn; người đó có thể không phải là nguyên nhân của mọi khổ, nhưng người đó đã lẩy cò một quá trình.
Nhốt bạn vào trong phòng, ngồi im lặng, không giận người đó nhưng với nhận biết toàn bộ về việc cảm đang nảy sinh trong bạn – cảm giác đau rằng bạn đã bị bác bỏ, rằng bạn đã bị xúc phạm. Và thế thì bạn sẽ ngạc nhiên rằng không chỉ người này có đó: mọi đàn ông và mọi đàn bà và mọi người đã bao giờ xúc phạm bạn sẽ bắt đầu đi vào trong kí ức của bạn.
Bạn sẽ bắt đầu không chỉ việc nhớ họ, bạn sẽ bắt đầu sống lại họ. Bạn sẽ đi vào trong một loại nguyên thuỷ. Cảm thấy tổn thương, cảm thấy đau, không né tránh nó. Đó là lí do tại sao trong nhiều liệu pháp bệnh nhân được bảo không uống thuốc gì trước khi liệu pháp bắt đầu, bởi lẽ đơn giản rằng thuốc là cách để thoát ra khỏi khổ bên trong của bạn. Chúng không cho phép bạn nhìn vào vết thương của bạn, chúng kìm nén các vết thương. Chúng không cho phép bạn đi vào trong đau khổ của bạn và chừng nào bạn chưa đi vào trong đau khổ của bạn, bạn không thể được thoát ra từ việc cầm tù của nó.
Bỏ mọi thuốc trước khi đi vào một nhóm là hoàn toàn khoa học – nếu có thể bỏ các thuốc như cà phê, chè, hút thuốc, vì đây toàn là cách thoát ra.
Bạn có quan sát không? Bất kì khi nào bạn cảm thấy bồn chồn bạn lập tức bắt đầu hút thuốc. Nó là cách né tránh bồn chồn; bạn trở nên bận bịu với việc hút thuốc. Thực sự đó là việc thoái lui. Việc hút thuốc làm cho bạn lại cảm thấy như đứa trẻ – không lo nghĩ, không trách nhiệm – vì việc hút thuốc không là gì ngoài vú biểu tượng. Khói nóng đi vào đơn giản đưa bạn trở lại những ngày mà bạn được nuôi bằng vú mẹ và sữa ấm đi vào; đầu vú giờ trở thành điếu thuốc lá. Thuốc lá là đầu vú biểu tượng.
Qua thoái lui bạn tránh trách nhiệm và những cái đau của việc là người lớn. Và đó là điều diễn ra qua nhiều thuốc. Con người hiện đại bị dùng thuốc mà chưa bao giờ có trước đây, vì con người hiện đại đang sống trong khổ lớn. Không có thuốc sẽ không thể sống được trong khổ nhiều thế. Những thuốc đó tạo ra rào chắn; chúng giữ bạn bị đánh thuốc ngủ, chúng không cho phép bạn đủ nhạy cảm để biết cái đau của bạn.
Điều thứ nhất cần làm là khép cửa phòng của bạn lại và dừng mọi loại bận bịu – như xem tivi, nghe radio, đọc sách. Dừng mọi bận bịu, vì điều đó nữa lại là thuốc tinh vi. Chỉ im lặng, hoàn toàn một mình. Thậm chí không cầu nguyện, vì điều đó lại là thuốc, bạn trở nên bị bận rộn, bạn bắt đầu nói với Thượng đế, bạn bắt đầu cầu nguyện, bạn thoát khỏi bản thân bạn.
Atisha đang nói: Chỉ là bản thân bạn. Dù đau của nó là bất kì cái gì và dù khổ của nó là bất kì cái gì, để nó là như vậy đi. Trước hết trải nghiệm nó trong sự mãnh liệt toàn bộ của nó. Điều đó sẽ là khó, nó sẽ là đau lòng. Bạn có thể bắt đầu khóc như đứa trẻ, bạn có thể bắt đầu lăn lộn trên sàn trong nỗi đau sâu sắc, thân thể bạn có thể trải qua cuộn xoắn. Bạn có thể đột nhiên trở nên nhận biết rằng nỗi đau này không chỉ ở trong tim, nó ở khắp thân thể – rằng nó đang đau khắp nơi, rằng nó là đau mọi chốn, rằng toàn thân bạn không là gì ngoài đau.
Nếu bạn có thể trải nghiệm nó – điều này là quan trọng vô cùng – thế thì bắt đầu hấp thu nó. Đừng vứt nó đi. Nó là năng lượng có giá trị thế, đừng vứt nó đi. Hấp thu nó, uống nó, chấp nhận nó, đón chào nó, cảm thấy biết ơn với nó. Và nói với bản thân bạn, “Lần này mình sẽ không né tránh nó, lần này mình sẽ không bác bỏ nó, lần này mình sẽ không vứt nó đi. Lần này mình sẽ uống nó và đón nhận nó như vị khách. Lần này mình sẽ lĩnh hội nó.”
Có thể mất vài ngày để bạn có khả năng lĩnh hội nó, nhưng ngày nó xảy ra, bạn đã loạng choạng với được cánh cửa mà sẽ đem bạn thực sự đi xa hẳn. Cuộc hành trình mới đã bắt đầu trong đời bạn, bạn đang đi vào một loại con người mới – vì ngay lập tức, khoảnh khắc bạn chấp nhận cái đau này mà không bác bỏ ở bất kì chỗ nào, năng lượng của nó và phẩm chất của nó thay đổi. Nó không còn là đau nữa. Thực ra người ta đơn giản ngạc nhiên, người ta không thể tin được vào điều đó, nó không thể tin được thế. Người ta không thể tin được rằng khổ có thể được biến đổi thành cực lạc, rằng đau có thể trở thành vui.
Nhưng trong cuộc sống bình thường bạn nhận biết rằng các cái đối lập bao giờ cũng được nối lại cùng nhau, rằng chúng không phải là đối lập mà là phần bù. Bạn biết hoàn toàn rõ, yêu của bạn có thể trở thành ghét vào bất kì khoảnh khắc nào, và ghét của bạn có thể trở thành yêu và bất kì khoảnh khắc nào. Thực ra nếu bạn ghét quá nhiều, mãnh liệt và toàn bộ, nó nhất định trở thành yêu.
Đó là điều xảy ra cho người tên là Saul người về sau trở thành Paul và sáng lập ra hiện tượng xấu này, nhà thờ Ki tô giáo. Jesus không phải là người sáng lập của nhà thờ Ki tô giáo, người sáng lập nhà thờ Ki tô giáo là thánh Paul. Và câu chuyện này đáng nhớ.
Khi ông ấy được sinh ra, tên ông ấy đã là Saul. Và ông ấy đã chống Christ tới mức cả đời ông ấy đã cống hiến cho việc tiêu diệt người Ki tô giáo và Ki tô giáo. Toàn thể cống hiến của ông ấy đã là ngược đãi người Ki tô giáo, phá huỷ bất kì khả năng nào của Ki tô giáo cho tương lai, và xoá tên của Christ. Ông ấy phải đã ghét vô cùng, ghét của ông ấy không thể là bình thường. Khi bạn cống hiến cả đời bạn cho đối thể của hận thù của bạn, nó nhất định thực sự là toàn bộ. Bằng không ai quan tâm? Nếu bạn ghét cái gì đó bạn không cống hiến cả đời bạn cho nó. Nhưng nếu bạn ghét một cách toàn bộ, thế thì nó trở thành vấn đề sống và chết.
Ngược đãi người Ki tô giáo, tiêu diệt người Ki tô giáo, phá huỷ việc nắm quyền của họ, tranh luận với người Ki tô giáo, thuyết phục họ rằng điều này là vô nghĩa, rằng người này Jesus là điên, người thần kinh, kẻ giả vờ, kẻ đạo đức giả, một ngày nào đó chuyện đã xảy ra, phép màu đã xảy ra. Ông ấy sắp đi ngược đãi nhiều người Ki tô giáo ở một thị trấn khác. Trên đường ông ấy có một mình, và đột nhiên ông ấy thấy Jesus xuất hiện từ không đâu cả và hỏi ông ấy, “Tại sao ông ngược đãi ta?”
Từ choáng, kinh hoàng, ông ấy ngã trên đất, xin lỗi, khóc những giọt nước mắt hối hận lớn. Linh ảnh này biến mất, và với sự biến mất của linh ảnh này, Saul cũ đã biến mất. Để nhớ điểm này ông ấy đã đổi tên mình thành Paul; người cũ đã chết, người mới đã tới. Và ông ấy đã trở thành người sáng lập ra nhà thờ Ki tô giáo. Ông ấy đã trở thành người yêu lớn của Jesus – người yêu lớn nhất mà thế giới đã bao giờ biết tới.
Ghét có thể trở thành yêu. Jesus đã không xuất hiện; đó đã chỉ là sự mãnh liệt của ghét của ông ấy mà đã phóng chiếu ra Jesus. Người đã hỏi ông ấy, “Tại sao ông ngược đãi ta?” không phải là Jesus. Nó đã là vô thức riêng của ông ấy, cái đã khổ nhiều thế vì hận thù này với Jesus. Nó đã là vô thức riêng của ông ấy, cái đã hỏi ông ấy, “Tại sao ông ngược đãi ta?” Nó đã là vô thức riêng của ông ấy mà đã trở nên được nhân cách hoá trong linh ảnh về Jesus. Phép màu đã xảy ra vì ghét đã là toàn bộ.
Bất kì khi nào bất kì cái gì là toàn bộ, nó biến thành cái đối lập. Đây là bí mật lớn cần được nhớ. Bất kì khi nào cái gì đó là toàn bộ, nó đổi thành cái đối lập của nó, vì không có cách nào đi xa hơn nữa; ngõ cụt đã tới.
Quan sát đồng hồ cũ có con lắc mà xem. Nó liên tục đung đưa: con lắc đi sang trái, tới điểm cực trái, và thế rồi có một điểm bên ngoài mà nó không thể đi được, thế rồi nó bắt đầu chuyển sang phải.
Các cái đối lập là bù nhau. Nếu bạn có thể chịu khổ của bạn trong tính toàn bộ, trong sự mãnh liệt lớn, bạn sẽ ngạc nhiên: Saul trở thành Paul. Bạn sẽ không có khả năng tin điều đó khi nó xảy ra lần đầu tiên, rằng khổ riêng của bạn được hấp thu một cách sẵn lòng, một cách đón chào, trở thành phúc lành lớn. Cùng năng lượng đã trở thàmh ghét nay trở thành yêu, cùng năng lượng trở thành đau nay trở thành vui thích, cùng năng lượng trở thành khổ nay trở thành phúc lạc.
Nhưng bắt đầu với cái ngã riêng của bạn đi.
Làm thực nghiệm nhỏ với đau, khổ riêng của bạn đi. Và một khi bạn đã tìm ra chìa khoá, thế thì bạn có thể chia sẻ nó với toàn thể sự tồn tại. Thế thì bạn có thể nhận mọi khổ của mọi người trên thế giới, hay của mọi thế giới.
Cưỡi lên hơi thở vào và tim nhỏ của bạn là lớn hơn toàn thể vũ trụ, nếu bạn biết nó có thể làm phép màu nào. Và thế rồi rót ra phúc lành của bạn. Nó là cùng năng lượng truyền qua tim bạn mà trở thành phúc lạc, mà trở thành phúc lành. Thế rồi để các phúc lành cưỡi lên hơi thở ra đi tới mọi ngõ ngách của sự tồn tại.
Atisha nói: Đây là từ bi. Từ bi là trở thành lực biến đổi trong sự tồn tại – biến đổi cái xấu thành cái đẹp, hôn con ếch và biến nó thành hoàng tử, biến tối thành sáng. Trở thành phương tiện biến đổi như vậy là từ bi.
Bắt đầu phát triển việc nhận bản thân ông.
Khi cái ác rót đầy vạn vật vô tri và hữu tri đổi hoàn cảnh xấu thành con đường bồ đề.
Đây là giả kim thuật Phật giáo: mọi cái xấu có thể được biến đổi thành con đường bồ đề, con đường trở thành vị Phật. Cái xấu không chống lại bạn, bạn chỉ không biết cách dùng nó. Chất độc không phải là kẻ thù của bạn, bạn chỉ không biết cách làm ra thuốc từ nó. Trong bàn tay trí huệ chất độc trở thành thuốc, trong bàn tay ngu xuẩn thuốc có thể trở thành chất độc. Mọi điều đó tuỳ thuộc vào bạn, vào sự khéo léo của bạn.
Bạn đã bao giờ nhìn vào từ evil (ác) chưa? Đọc ngược nó, nó trở thành live (sống). Sống có thể trở thành ác, ác có thể trở thành sống; điều đó tất cả tuỳ thuộc vào cách bạn đọc nó.
Có ba điều cần được hiểu về kinh này, đổi hoàn cảnh xấu thành con đường bồ đề để cho bạn có thể đạt tới bồ đề tâm, tâm trí hay vô trí của Phật. Điều thứ nhất là: không chống lại ác. Đó là lời của Jesus; có mọi khả năng rằng Jesus đã nhận nó từ các nguồn Phật giáo. Ông ấy đã du hành ở Ấn Độ; ông ấy đã sống ở Ấn Độ trước khi ông ấy bắt đầu sứ mệnh của mình ở Israel.
Đó là lí do tại sao trong Kinh Thánh gần như không có mô tả nào về cuộc đời của ông ấy. Chỉ một lần ông ấy được nhắc tới là đã đi với bố mẹ tới ngôi đền lớn và rằng ông ấy đã tranh luận với giáo sĩ ở đó. Ông ấy phải đã quãng mười hai tuổi vào lúc đó. Sau sự vụ đó không có câu chuyện cuộc sống nào trong Kinh Thánh. Trong mười tám năm ông ấy đơn giản biến mất khỏi Israel, và thế rồi đột nhiên khi ông ấy ba mươi tuổi ông ấy lại xuất hiện. Việc truyền giáo của ông ấy chỉ kéo dài trong ba năm; đến tuổi ba mươi ba ông ấy đã bị đóng đinh.
Ông ấy đã ở đâu trong mười tám năm này? Đó là một quãng thời gian dài. Và tại sao Kinh Thánh chẳng nhắc gì về điều đó?
Ở Tây Tạng vẫn còn các sách sẵn có kể lại mọi thứ về mười tám năm đó. Ông ấy đã ở phương Đông. Thực ra đó là một trong các lí do tại sao ông ấy đã không thể được chấp nhận bởi người Do Thái, vì ông ấy đã mang cái gì đó rất xa lạ và kì lạ. Mặc dầu ông ấy đã trích dẫn các nhà tiên tri từ Cựu Ước, ông ấy đã cho những phát biểu cổ đại cũ đó những nghĩa mới mà chưa bao giờ được nghe tới trước đây. Ông ấy đã mang cái gì đó bên ngoài vào trong thế giới Do Thái.
Chẳng hạn, phát biểu này: Không chống lại cái ác. Bây giờ điều này là rất không Do Thái. Thượng đế của người Do Thái rất chống lại cái ác; ông ấy chống lại điều đó nhiều tới mức có những câu chuyện rằng ông ấy đã tiêu diệt toàn thể các thành phố như Sodom và Gomorrah. Ông ấy đã phá huỷ toàn thể các thành phố này vì những thành phố này đã rơi vào cái ác. Có những người tốt ở đó nữa, nhưng để tiêu diệt người ác ngay cả người tốt cũng bị tiêu diệt.
Thượng đế của người Do Thái nói, “Ta là Thượng đế rất ghen tị; nếu ngươi không vâng lời ta, ngươi sẽ bị tiêu diệt.” Ông ấy rất độc tài. Và Cựu Ước nói cái ác phải bị trừng phạt, và mắt đền mắt.
Jesus nói đi nói lại, “Ông đã được bảo rằng nếu ai đó ném gạch vào ông, ném sỏi hay đá lại người đó. Nhưng ta nói với ông, nếu ai đó tát má này của ông, chìa má kia ra cho người đó nữa.”
Điều này là xa lạ, kì lạ với tư duy Do Thái. Nhưng điều này là không xa lạ với tư duy Phật giáo, điều này là thuần khiết Phật giáo. Không chống lại cái ác. Đó là điều thứ nhất nếu bạn muốn hấp thu cái ác vào trong tim bạn và biến đổi nó. Nếu bạn chống lại nó, làm sao bạn có thể biến đổi được nó? Chấp nhận nó đi.
Jesus nói, “Yêu kẻ thù của ông.” Thượng đế của người Do Thái không thể yêu kẻ thù của người đó được, cho nên tại sao con người phải yêu? Nếu Thượng đế mà không có khả năng yêu kẻ thù của ông ấy, làm sao bạn có thể mong đợi người nghèo yêu được? “Và yêu kẻ thù của ông,” Jesus nói, “như ông yêu bản thân ông.” Lần nữa, ông ấy đã nhận nó từ các nguồn kì lạ mà người Do Thái đã không nhận biết. Đây là cách tiếp cận Phật giáo, đây là đóng góp của Phật cho thế giới – một trong những đóng góp vĩ đại nhất đã từng có, vì đây là giả kim thuật bên trong. Chấp nhận cái ác. Không chống lại nó, không tranh đấu với nó, không giận nó; hấp thu nó, vì nó có thể được biến đổi thành cái thiện.
Nghệ thuật biến đổi khổ, đau, ác, thành cái gì đó thiện là nghệ thuật của việc thấy sự cần thiết của cái đối lập. Sáng có thể tồn tại chỉ nếu tối tồn tại. Thế thì tại sao ghét tối? Không có tối sẽ không có sáng, cho nên những người yêu sáng và ghét tối ở trong thế khó xử; họ không biết họ đang làm gì.
Sống không thể tồn tại mà không có chết. Thế thì tại sao ghét chết? Vì chính chết tạo ra không gian cho sống tồn tại. Đây là sáng suốt lớn, rằng chết là cái tương phản, bối cảnh, bảng đen trên đó sống được viết bằng phấn trắng. Chết là tối của đêm trên đó sống bắt đầu nhấp nháy như sao. Nếu bạn phá huỷ tối của đêm, sao sẽ biến mất. Đó là điều xảy ra trong ngày. Sao vẫn có đó – bạn nghĩ chúng đã biến mất sao? Chúng vẫn có đó, nhưng vì có quá nhiều sáng bạn không thể thấy được chúng. Chúng có thể được thấy chỉ trong tương phản.
Thánh nhân là có thể chỉ vì có tội nhân. Do đó, Phật nói đừng ghét tội nhân, ông ấy làm điều đó thành có thể để cho thánh nhân tồn tại. Họ là hai mặt của cùng một đồng tiền.
Thấy điều này, người ta không bị gắn với tốt cũng không bị tách rời với xấu. Người ta chấp nhận cả hai như các bộ phận của sự sống. Trong việc chấp nhận đó bạn có thể biến đổi mọi thứ. Chỉ qua chấp nhận đó biến đổi là có thể.
Và trước khi bạn có thể biến đổi khổ, bạn sẽ phải trở thành nhân chứng; đó là điểm thứ ba. Thứ nhất: không chống lại cái ác. Thứ hai: biết rằng các cái đối lập là không đối lập nhưng là bù nhau, được gắn tất yếu với nhau, cho nên không có chọn lựa – vẫn còn vô chọn lựa. Và thứ ba là: là nhân chứng, vì nếu bạn là nhân chứng cho khổ của bạn, bạn sẽ có khả năng hấp thu nó. Nếu bạn trở nên bị đồng nhất với nó bạn không thể hấp thu được nó.
Khoảnh khắc bạn trở nên bị đồng nhất với khổ, bạn muốn vứt bỏ nó, bạn muốn gạt bỏ nó, nó là đau đớn thế. Nhưng nếu bạn là nhân chứng thế thì khổ mất mọi gai, mọi châm chích. Thế thì có khổ, và bạn là nhân chứng cho nó. Bạn chỉ là gương; nó chẳng liên quan gì tới bạn. Hạnh phúc tới và đi, bất hạnh tới và đi, nó là việc trình diễn trôi qua; bạn chỉ ở đó, gương phản chiếu điều đó. Sống tới và đi, chết tới và đi; gương không bị ảnh hưởng cái nào. Gương phản xạ nhưng vẫn còn không bị ảnh hưởng; gương không bị in dấu bởi cái nào.
Khoảnh cách lớn nảy sinh khi bạn chứng kiến. Và chỉ trong việc chứng kiến đó mà bạn có thể trở nên có khả năng biến đổi kim loại cơ sở thành vàng. Chỉ trong việc chứng kiến đó bạn trở thành nhà khoa học của cái bên trong, người quan sát tách rời. Bây giờ bạn biết các cái đối lập là không đối lập, cho nên chúng có thể đổi lẫn cho nhau. Thế thì vấn đề không phải là tiêu diệt các ác trên thế giới, mà là biến đổi cái ác thành cái gì đó ích lợi; biến chất độc thành nước cam lồ.
Từ “Sách về Trí huệ – tập 1”, Ch.5