Huấn luyện trong việc nối, gửi và nhận cùng nhau.
Làm điều này bằng việc cưỡi lên hơi thở.
Bây giờ trống rỗng đã được trải nghiệm – đây là điều ông ấy đã học. Cho tới lời kinh này ông ấy đã từng ở với thầy thứ nhất, Dharmakirti. Với lời kinh này, thầy thứ hai, Dharmarakshita.
Huấn luyện trong việc nối, gửi và nhận cùng nhau.
Làm điều này bằng việc cưỡi lên hơi thở.
Bây giờ ông ấy nói: Bắt đầu là từ bi đi. Và phương pháp là, khi ông thở vào – nghe cẩn thận, đó là một trong những phương pháp vĩ đại nhất – khi ông thở vào, nghĩ rằng ông đang hít vào mọi khổ của mọi người trên thế giới. Mọi bóng tối, mọi thứ tiêu cực, mọi địa ngục tồn tại ở bất kì chỗ nào, ông đang hít nó vào. Và để nó được hấp thu trong tim ông.
Bạn có thể đã đọc hay nghe về cái gọi là các nhà tư tưởng tích cực của phương Tây. Họ nói chính điều đối lập – họ không biết họ đang nói gì. Họ nói, “Khi ông thở ra, tống ra mọi khổ và tiêu cực của ông; và khi ông hít vào, hít vào niềm vui, tích cực, hạnh phúc, vui đùa.”
Phương pháp của Atisha chính là điều đối lập: khi bạn hít vào, hít vào mọi khổ và đau của mọi sinh linh của thế giới – quá khứ, hiện tại và tương lai. Và khi bạn thở ra, thở ra mọi niềm vui bạn có, mọi phúc lạc bạn có, mọi phúc lành bạn có. Thở ra, rót bản thân bạn vào trong sự tồn tại. Đây là phương pháp của từ bi: uống vào mọi khổ và đổ ra mọi phúc lành.
Và bạn sẽ ngạc nhiên nếu bạn làm điều đó. Khoảnh khắc bạn nhận mọi khổ của thế giới vào bên trong bạn, chúng không còn là khổ. Tim lập tức biến đổi năng lượng này. Tim là lực biến đổi: uống vào khổ, và nó được biến đổi thành phúc lành… thế rồi rót nó ra.
Một khi bạn đã biết rằng tim của bạn có thể làm ảo thuật này, phép màu này, bạn sẽ muốn làm nó lặp đi lặp lại. Thử nó đi. Nó là một trong những phương pháp thực dụng nhất – đơn giản, và nó mang lại ngay kết quả. Làm nó hôm nay đi, và xem.
Đó là một trong những cách tiếp cận của Phật và mọi đệ tử của ông ấy. Atisha là một trong những đệ tử của ông ấy, theo cùng truyền thống, theo cùng dòng truyền thừa. Phật nói đi nói lại với đệ tử của ông ấy, “Ihi passiko: tới và xem!” Họ là những người rất khoa học. Phật giáo là tôn giáo khoa học nhất trên trái đất; do đó, Phật giáo đang thu được ngày càng nhiều đất trên thế giới mọi ngày. Khi thế giới trở nên thông minh hơn, Phật sẽ trở nên ngày càng quan trọng hơn. Điều đó nhất định là như vậy. Khi ngày càng nhiều người đi tới biết về khoa học, Phật sẽ có hấp dẫn lớn, vì ông ấy sẽ thuyết phục tâm trí khoa học – vì ông ấy nói, “Bất kì cái gì ta đang nói đều có thể được thực hành.” Và tôi không nói với bạn, “Tin nó đi,” tôi nói, “Thực nghiệm với nó đi, trải nghiệm nó đi, và chỉ thế thì nếu đích thân bạn cảm thấy nó, hãy tin cậy vào nó. Bằng không thì không cần tin.”
Thử phương pháp từ bi hay này đi: nhận vào mọi khổ và rót ra mọi vui.
Huấn luyện trong việc nối, gửi và nhận cùng nhau.
Làm điều này bằng việc cưỡi lên hơi thở.
Ba đối thể, ba chất độc, ba cơ sở của đức hạnh.
Có ba đối thể mà có thể vận hành như ba chất độc hay có thể trở thành ba cơ sở của đức hạnh vô hạn. Atisha đang nói về giả kim thuật bên trong. Chất độc có thể trở thành cam lồ, kim loại cơ sở có thể được biến đổi thành vàng.
Ba đối thể này là gì? Thứ nhất là ác cảm, thứ hai là gắn bó, và thứ ba là dửng dưng. Đây là cách tâm trí vận hành. Bạn cảm thấy ác cảm với bất kì cái gì bạn không thích, bạn cảm thấy gắn bó với bất kì cái gì bạn thích, và bạn cảm thấy dửng dưng với những thứ bạn không thích lẫn thích. Đây là ba đối thể. Giữa ba đối thể này, tâm trí tồn tại. Đây là ba chân của kiềng ba chân có tên là tâm trí: ác cảm, gắn bó và dửng dưng. Và nếu bạn sống trong ba đối thể này như chúng vậy, bạn đang sống trong chất độc.
Đây là cách chúng ta đã tạo ra địa ngục của cuộc sống. Ác cảm, không thích, hận thù, đẩy ra – điều đó tạo ra một phần ba địa ngục của bạn. Gắn bó, thích, sở hữu – điều đó tạo ra một phần ba thứ hai của địa ngục của bạn. Và dửng dưng với mọi điều bạn không bị hấp dẫn lẫn không bị đẩy ra – điều đó tạo ra phần thứ ba, một phần ba thứ ba của địa ngục của bạn.
Cứ quan sát tâm trí của bạn đi, đây là cách tâm trí của bạn vận hành. Nó bao giờ cũng nói, “Mình thích cái này, mình không thích cái kia, và mình dửng dưng với cái thứ ba.” Đây là ba cách mà tâm trí liên tục di chuyển qua. Đây là vết mòn, thường lệ.
Atisha nói: Đây là ba chất độc, nhưng chúng có thể trở thành ba cơ sở của đức hạnh. Làm sao chúng có thể trở thành ba cơ sở của đức hạnh lớn? Nếu bạn mang phẩm chất của từ bi vào, nếu bạn học nghệ thuật hấp thu khổ, dường như mọi khổ của thế giới đang tới cưỡi lên hơi thở, thế thì làm sao bạn có thể bị đánh bại? Làm sao bạn có thể không thích bất kì cái gì và làm sao bạn có thể dửng dưng với bất kì cái gì? Và làm sao bạn có thể bị gắn bó với bất kì cái gì? Nếu bạn nhận vào một cách vô điều kiện mọi khổ trên thế giới, uống nó, hấp thu nó trong tim bạn, và thế rồi thay cho điều đó, rót phúc lành lên toàn thể sự tồn tại một cách vô điều kiện – không lên ai đó nói riêng, nhớ lấy; không chỉ cho con người mà cho tất cả: cho mọi sinh linh, cây và đá và chim và con vật, cho toàn thể sự tồn tại, vật chất, phi vật chất – khi bạn đang đổ ra phúc lành một cách vô điều kiện, làm sao bạn có thể bị gắn bó?
Gắn bó, ác cảm, dửng dưng: tất cả biến mất cùng kĩ thuật nhỏ này. Và với sự biến mất của chúng, chất độc được biến đổi thành nước cam lồ, và lệ thuộc trở thành tự do, và địa ngục không còn là địa ngục, nó là cõi trời.
Trong những khoảnh khắc này bạn đi tới biết: Chính thân này là Phật, chính thế gian này là thiên đường hoa sen.
Và lời kinh cuối:
Huấn luyện với các cách nói trong mọi kiểu hành vi.
Atisha không phải là người thoát li thực tế. Ông ấy không dạy chủ nghĩa thoát li, ông ấy không bảo bạn đi khỏi các tình huống mà không ứng với việc thích của bạn. Ông ấy nói: Bạn phải học vận hành trong bồ đề tâm, trong tâm thức Phật, trong mọi loại tình huống – ở bãi chợ, trong tu viện; cùng mọi người trong đám đông hay một mình trong hang; cùng bạn bè hay cùng kẻ thù; cùng gia đình, những người thân quen, và cùng người lạ; cùng con người và cùng con vật. Trong mọi loại tình huống, trong mọi loại thách thức, bạn phải học vận hành trong từ bi, trong thiền – vì mọi kinh nghiệm này về những tình huống khác nhau sẽ làm cho bồ đề tâm của bạn ngày càng chín muồi hơn.
Đừng trốn chạy khỏi bất kì tình huống nào – nếu bạn trốn chạy, thế thì cái gì đó sẽ vẫn còn thiếu trong bạn. Thế thì bồ đề tâm của bạn sẽ không là việc chín muồi đó, sẽ không là giầu có đó. Sống cuộc sống trong tính đa chiều của nó đi.
Và đó là điều tôi dạy bạn nữa: Sống cuộc sống trong tính toàn bộ của nó. Và khi sống trong thế giới, không là của nó. Sống trong thế giới như hoa sen trong nước: nó sống trong nước, nhưng nước không chạm vào nó. Chỉ thế thì bồ đề tâm sẽ nở hoa trong bạn, nở bung trong bạn. Chỉ thế thì bạn sẽ đi tới biết tâm thức tối thượng, cái là tự do, cái là vui, vui vĩnh hằng, cái là phúc lành. Không biết điều đó là bỏ lỡ toàn thể vấn đề; biết nó là mục đích duy nhất. Mục đích duy nhất – nhớ điều đó.
Và nhớ, lời kinh của Atisha không có tính triết lí, không suy đoán, không trừu tượng. Chúng có tính thực nghiệm, chúng có tính khoa học.
Để tôi nhắc lại lần nữa: tôn giáo là khoa học theo nghĩa rằng nó là việc biết thuần khiết nhất. Vậy mà nó không là khoa học theo nghĩa của hoá học và vật lí. Nó không là khoa học của cái bên ngoài, nó là khoa học của cái bên trong. Nó không phải là khoa học của cái bên ngoài, nó là khoa học của cái bên trong. Nó là khoa học đem bạn tới cõi bên kia, nó là khoa học đem bạn vào cái không biết và không thể biết. Nó là cuộc phiêu lưu lớn nhất có đó. Nó là lời gọi và thách thức cho tất cả những người có bất kì dũng cảm nào, bất kì bạo dạn nào, bất kì thông minh nào.
Tôn giáo không dành cho người hèn, nó dành cho người muốn sống cuộc sống một cách nguy hiểm.
Từ “Sách về Trí huệ – tập 1”, Ch.1