Đầu tiên, học những điều sơ bộ.
Điều sơ bộ là gì? Đây là những điều sơ bộ. Đầu tiên: chân lí hiện hữu. Chân lí không phải là cái gì đó để được tạo ra, chân lí không phải là cái gì đó xa xôi. Chân lí là ở đây bây giờ, chân lí bao quanh bạn như đại dương bao quanh cá. Cá có thể không nhận biết – một khi cá trở nên nhận biết về đại dương, cá được chứng ngộ. Cá không nhận biết, không thể nhận biết, vì cá được sinh ra trong đại dương, bao giờ cũng sống trong đại dương, là một phần của đại dương như bất kì sóng nào là một phần của đại dương. Cá cũng là sóng – rắn chắc hơn chút ít, nhưng được sinh ra từ đại dương, sống trong đại dương và một ngày nào đó biến mất trong đại dương. Cá có thể không bao giờ đi tới biết về đại dương. Để biết cái gì đó, chút ít khoảng cách là được cần. Để biết cái gì đó, cảnh quan là được cần. Và đại dương là gần thế, đó là lí do tại sao cá có thể không nhận biết về nó.
Và điều như vậy cũng là hoàn cảnh với chân lí, hay nếu bạn thích bạn có thể dùng từ thượng đế. Điều như vậy là hoàn cảnh với thượng đế. Không phải là ngài ở xa xăm, và đó là lí do tại sao chúng ta không biết về ngài; chính bởi vì ngài không xa xăm mà rất cận kề. Ngay cả nói rằng điều đó là cận kề cũng là không đúng, vì bạn là điều đó. Ngài ở bên trong bạn và bên ngoài: ngài là tất cả và tất cả.
Đây là điều đầu tiên phải được cho phép để chìm sâu vào trong tim bạn: chân lí đã hiện hữu rồi, chúng ta đang ở trong nó. Đây là điều nền tảng nhất để bắt đầu. Bạn không khám phá nó; nó không bị che đậy. Mọi điều được cần là một loại nhận biết mới mà đang thiếu trong bạn. Chân lí có đó, nhưng bạn không nhận biết, bạn không lưu tâm, bạn không tỉnh táo. Bạn không biết cách quan sát, bạn không biết cách theo dõi, bạn không biết cách nhìn và thấy. Bạn có mắt nhưng dầu vậy bạn mù, bạn có tai nhưng bạn điếc.
Điều sơ bộ đầu tiên là: chân lí hiện hữu.
Điều sơ bộ thứ hai là: tâm trí là rào chắn. Không cái gì khác cản trở bạn với chân lí, chỉ mỗi tâm trí riêng của bạn cản trở. Tâm trí bao quanh bạn như bộ phim, như phim đang diễn ra mãi, và bạn vẫn còn bị mê mải trong nó, bị mê hoặc bởi nó. Nó là khả năng tưởng tượng bao quanh bạn, câu chuyện liên tục diễn ra mãi. Và bởi vì bạn bị mê hoặc bởi nó thế, bạn liên tục bỏ lỡ cái đang hiện hữu. Và tâm trí không có; đó chỉ là khả năng tưởng tượng, đó chỉ là năng lực để mơ.
Tâm trí không là gì ngoài mơ và mơ – mơ về quá khứ, mơ về tương lai, mơ về cách mọi sự phải vậy, mơ về những tham vọng, thành đạt lớn. Mơ và ham muốn, đó là chất liệu làm ra tâm trí. Nhưng nó bao quanh bạn như bức Trường thành Trung Quốc. Và vì nó mà cá vẫn còn vô nhận biết về đại dương.
Cho nên điều sơ bộ thứ hai là: tâm trí là rào chắn duy nhất.
Và điều thứ ba: vô trí là cánh cửa. Atisha gọi vô trí là bodhichitta – bồ đề tâm: đó là từ của ông ấy dành cho vô trí. Nó có thể được dịch là tâm trí Phật, tâm thức Phật nữa. Hay nếu bạn thích bạn có thể gọi nó là tâm thức christ, tâm thức krishna. Không có bất kì khác biệt gì với cái tên nào được dùng, nhưng phẩm chất cơ bản của bồ đề tâm là ở chỗ nó là vô trí. Điều đó có vẻ nghịch lí: tâm trí trong trạng thái vô trí. Nhưng nghĩa này là rất rõ ràng: tâm trí không có nội dung, tâm trí không có ý nghĩ, là điều được ngụ ý, là điều được chỉ ra.
Nhớ từ bồ đề tâm, vì Atisha nói toàn thể nỗ lực của tôn giáo, toàn thể khoa học của tôn giáo, không là gì ngoài nỗ lực để tạo ra bồ đề tâm, tâm thức Phật: tâm trí vận hành như vô trí, tâm trí không còn mơ, không còn nghĩ, tâm trí chỉ là nhận biết, nhận biết thuần khiết.
Đây là những điều sơ bộ.
Từ “Sách về Trí huệ – tập 1”, Ch.1