Atisha học từ ba thầy chứng ngộ

Tôn giáo không phải là khoa học…. Tôn giáo không phải là khoa học theo nghĩa vật lí, toán học và hoá học là khoa học. Nhưng dầu vậy nó là khoa học vì nó là việc biết tối thượng: từ khoa học ngụ ý việc biết. Và nếu tôn giáo không phải là khoa học, nó có thể là cái gì khác? Nó là việc biết cao nhất, nó là việc biết thuần khiết nhất.

Khoa học bình thường là tri thức, không phải là việc biết: tôn giáo là bản thân việc biết. Khoa học bình thường là hướng đối thể – nó biết cái gì đó, do đó nó là tri thức. Tôn giáo không hướng đối thể; nó không có đối thể, nó không biết cái gì. Việc biết biết bản thân nó, dường như gương đang phản xạ bản thân nó. Nó là hoàn toàn thuần khiết không có mọi nội dung. Do đó tôn giáo không là tri thức nhưng là việc biết.

Khoa học là loại việc biết thấp hơn, tôn giáo là loại việc biết cao hơn. Tôn giáo là philosophia ultima: việc biết tối thượng. Khác biệt giữa hai điều này không phải là của linh hồn – linh hồn là một – nhưng khác biệt chắc chắn là về tính thuần khiết.

Khoa học bị trộn lẫn với nhiều bùn. Tôn giáo là bản chất thuần khiết, hương thơm thuần khiết. Bùn đã biến mất, hoa sen đã xuất hiện. Và ở giai đoạn tối thượng ngay cả hoa sen đã biến mất, chỉ hương thơm vẫn còn phảng phất. Đây là ba giai đoạn của việc biết: bùn, hoa sen và hương thơm.

Tôn giáo không thể được hiểu thấu, vì không có đối thể trong nó. Nhưng dầu vậy nó có thể được hiểu. Nó không thể được giải thích, nhưng nó có thể được trải nghiệm. Không có cách nào cho bạn thông tin về tôn giáo, vì nó không thể bị thu lại thành thông tin. Nhưng bạn có thể được chỉ cho cách thức, con đường tới nó – ngón tay chỉ trăng. Ngón tay không phải là trăng, hiển nhiên, nhưng ngón tay có thể chỉ tới trăng.

“Bẩy điểm huấn luyện tâm trí” này của thầy vĩ đại Atisha, là những ngón tay, bẩy ngón tay trỏ tới trăng. Đừng bị mắc bởi ngón tay, đừng trở nên quá bị ám ảnh bởi ngón tay. Điều đó không phải là vấn đề, điều đó sẽ là bỏ lỡ vấn đề. Dùng ngón tay và quên chúng đi, và nhìn nơi ngón tay đang trỏ. Và khi bạn thấy trăng, ai bận tâm tới ngón tay? Ai nhớ tới chúng? Chúng tự động trở thành không bản chất; chúng biến mất.

Đó là lí do tại sao với những người đã trải nghiệm tôn giáo, mọi kinh sách trở thành hoàn toàn vô dụng, mọi phương pháp trở thành không bản chất. Khi mục đích được đạt tới, con đường bị quên đi.

Atisha (Nhiên Đăng Cát Tường Tri) là một trong những thầy hiếm hoi, hiếm hoi theo nghĩa ông ấy đã được ba thầy chứng ngộ dạy. Điều đó chưa bao giờ xảy ra trước đây, và không bao giờ xảy ra nữa kể từ đó. Là đệ tử của ba thầy chứng ngộ đơn giản là không thể nào tin được – bởi vì một thầy chứng ngộ là đủ. Nhưng câu chuyện này, rằng ông ấy đã được dạy bởi ba thầy chứng ngộ, có ý nghĩa biểu dụ nữa.

Ba thầy mà Atisha ở cùng trong nhiều năm là: thứ nhất, Dharmakirti, nhà huyền bí Phật giáo lớn. Ông ấy đã dạy cho anh ta vô trí, ông ấy đã dạy cho anh ta trống rỗng, ông ấy đã dạy cho anh ta cách là vô ý nghĩ, ông ấy đã dạy cho anh ta cách bỏ mọi nội dung khỏi tâm trí và là vô nội dung. Thầy thứ hai là Dharmarakshita, nhà huyền bí Phật giáo khác. Ông ấy đã dạy cho anh ta yêu, từ bi. Và thầy thứ ba là Yogin Maitreya, nhà huyền bí Phật giáo khác. Ông ấy đã dạy cho anh ta nghệ thuật nhận đau khổ của người khác và hấp thu nó vào trong tim riêng của bạn: yêu trong hành động.

Điều này có thể xảy ra vì cả ba thầy này đều đã là những người bạn lớn. Họ đã bắt đầu việc tìm kiếm riêng của mình cùng nhau; khi họ đang trên đường, họ đã vẫn còn cùng nhau, và khi họ đạt tới họ vẫn còn cùng nhau.

Atisha đã trở thành đệ tử của Dharmakirti. Dharmakirti nói với anh ta, “Ta sẽ dạy ông nguyên lí thứ nhất. Và với nguyên lí thứ hai ông đi sang Dharmarakshita, và với nguyên lí thứ ba, sang Yogin Maitreya. Theo cách này ông sẽ biết cả ba mặt của thực tại tối thượng, ba mặt của Thượng đế – ba ngôi, trimurti. Và theo cách này ông sẽ học từng mặt từ người là hoàn hảo nhất trong nó.”

Đây là ba cách mọi người đạt tới điều tối thượng. Nếu bạn đạt tới qua trống rỗng bạn đạt tới hai cách kia nữa, nhưng con đường của bạn về căn bản vẫn là con đường của trống rỗng – bạn biết nhiều hơn về trống rỗng, cho nên trống rỗng sẽ được nhấn mạnh trong bất kì cái gì bạn dạy.

Đó là điều đã xảy ra trong trường hợp của Phật. Ông ấy đã đạt tới qua trống rỗng, do đó toàn thể việc dạy của ông ấy đã trở thành hướng theo trống rỗng. Không có Thượng đế trong việc dạy của Phật, vì Thượng đế là ý nghĩ, nội dung, đối thể – Thượng đế là người khác, và Phật đã đạt tới bằng việc bỏ người khác. Phật đã đạt tới bằng việc làm trống rỗng tâm trí của ông ấy một cách toàn bộ, do đó không có chỗ cho Thượng đế, không có chỗ cho bất kì cái gì chút nào. Con đường của ông ấy là thông qua phủ định via negativa thuần khiết nhất.

Đó cũng là trường hợp với Dharmakirti. Ông ấy đã là thầy hoàn hảo về trống rỗng, thầy điển hình về trống rỗng. Và khi Atisha đã học được cách là trống rỗng, thầy nói, “Với bước tiếp tốt hơn cả cho ông là đi sang Dharmarakshita, vì ông ấy đã đạt tới từ con đường khác toàn bộ. Cũng như ông có thể lên tới Everest từ các phía khác, ông ấy đã đạt tới từ con đường khác toàn bộ, con đường của từ bi. Ta cũng có thể dạy ông con đường của từ bi, nhưng việc biết của ta về con đường đó chỉ được biết từ trên đỉnh.

“Ta đã đạt tới qua con đường của trống rỗng. Một khi ông đạt tới đỉnh, ông có thể nhìn xuống mọi con đường, chúng tất cả là sẵn có cho cái nhìn của ông. Nhưng đi theo một con đường trong chiều hướng khác của nó, đi theo con đường trong mọi chi tiết của nó, những chi tiết nhỏ, là chuyện khác toàn bộ.” Và nhìn nó từ trực thăng hay từ đỉnh núi chắc chắn là cái nhìn khác; nó là cái nhìn mắt chim.

Và Dharmakirti nói, “Nếu như không người nào sẵn có ở đây, ta chắc đã dạy cho ông hai con đường kia nữa. Nhưng khi một người như Dharmarakshita ở ngay đây, hàng xóm của ta, sống trong hang khác ngay cận kề, tốt hơn cả cho ông là đi sang ông ấy.”

Đầu tiên người ta phải trở thành trống rỗng, trống rỗng hoàn toàn. Nhưng bạn phải không bám lấy trống rỗng, bằng không cuộc sống của bạn sẽ không bao giờ biết tới cách diễn đạt khẳng định của tôn giáo. Cuộc sống của bạn sẽ bỏ lỡ thơ ca, niềm vui chia sẻ; bạn sẽ vẫn còn trống rỗng. Bạn sẽ có một loại tự do, nhưng tự do của bạn sẽ chỉ là tự do với, nó sẽ không là tự do . Và chừng nào tự do chưa là cả hai – tự do với và tự do vì – cái gì đó đang bị lỡ, cái gì đó đang bị thiếu; tự do của bạn sẽ là nghèo nàn. Chỉ là tự do với là một loại tự do nghèo nàn.

Tự do thực chỉ bắt đầu khi bạn là tự do vì. Bạn có thể hát bài ca và bạn có thể múa điệu vũ và bạn có thể mở hội và bạn có thể bắt đầu tràn ngập. Đó là điều từ bi là gì.

Con người sống trong đam mê. Khi tâm trí biến mất, đam mê được biến đổi thành từ bi. Đam mê ngụ ý bạn là người đi xin với bình bát đi xin; bạn đang hỏi xin và hỏi xin mỗi lúc nhiều hơn từ mọi người; bạn đang khai thác người khác. Mối quan hệ của bạn không là gì ngoài việc khai thác – phương cách tinh ranh để sở hữu người khác, chiến lược rất láu lỉnh để chi phối. Khi bạn đang sống trong tâm trí, trong đam mê, toàn thể cuộc sống của bạn là chính trị quyền lực. Ngay cả yêu của bạn, ngay cả phục vụ xã hội của bạn, ngay cả công việc nhân đạo của bạn, đều không là gì ngoài chính trị quyền lực. Sâu bên dưới, có ham muốn có quyền lực lên người khác.

Cùng năng lượng này, khi tâm trí bị bỏ đi, trở thành từ bi. Và nó lấy lối rẽ mới toàn bộ. Nó không còn là việc đi xin; bạn trở thành hoàng đế, bạn bắt đầu cho. Bây giờ bạn có cái gì đó – bạn bao giờ cũng có nó, nhưng vì tâm trí, bạn đã không nhận biết về nó. Tâm trí đã vận hành như bóng tối xung quanh bạn, và bạn đã không nhận biết về ánh sáng bên trong. Tâm trí đã tạo ra ảo tưởng về việc là người đi xin, trong khi mọi lúc bạn đều đã là hoàng đế. Tâm trí đã tạo ra mơ; thực tại bạn không bao giờ cần bất kì cái gì. Mọi thứ đã được cho. Mọi thứ bạn cần, mọi thứ bạn có thể cần, đã là hoàn cảnh rồi.

Thượng đế ở bên trong bạn, nhưng vì tâm trí – tâm trí ngụ ý mơ, ham muốn – bạn không bao giờ nhìn vào bên trong, bạn liên tục nhìn ra ngoài. Bạn giữ bản thân bạn nhìn vào bối cảnh, mắt bạn quay ra bên ngoài, chúng đã trở nên được hội tụ vào đó. Đó là điều tâm trí tất cả là gì: hội tụ mắt vào cái bên ngoài.

Và người ta phải học cách không hội tụ chúng ở đó – cách làm cho chúng chùng ra, ít cứng nhắc, linh động hơn, để cho chúng có thể quay vào bên trong. Một khi bạn đã thấy bạn là ai, người đi xin biến mất. Thực ra nó chưa bao giờ tồn tại; nó đã chỉ là mơ, ý tưởng.

Tâm trí đang tạo ra mọi khổ của bạn. Với tâm trí mất đi, khổ mất đi, và đột nhiên bạn đầy năng lượng. Và năng lượng cần diễn đạt, chia sẻ; nó muốn trở thành bài ca, điệu múa, mở hội. Điều đó là từ bi: bạn bắt đầu chia sẻ.

Atisha đã học từ bi từ Dharmarakshita. Nhưng từ bi có hai mặt. Một mặt là từ bi thụ động: thiền nhân ngồi im lặng trong hang, trút từ bi của mình lên toàn thể sự tồn tại. Nhưng đó là loại từ bi rất thụ động. Bạn phải đi tới ông ấy để tham dự vào điều đó, ông ấy sẽ không đi tới bạn. Bạn sẽ phải đi lên núi tới hang của ông ấy để chia sẻ niềm vui của ông ấy; ông ấy sẽ không đi tới bạn. Ông ấy sẽ không di chuyển theo bất kì cách nào, ông ấy sẽ không lấy bất kì bước đi chủ động nào. Ông ấy sẽ không chảy tới người khác, ông ấy sẽ không tìm và kiếm người mà ông ấy có thể chia sẻ điệu múa của mình cho người đó. Ông ấy sẽ đợi.

Đây là loại từ bi nữ tính: giống như đàn bà chờ đợi – cô ấy không bao giờ lấy bước chủ động, cô ấy không bao giờ đi tới người đàn ông. Cô ấy có thể yêu người đàn ông, nhưng cô ấy sẽ không bao giờ là người đầu tiên nói “Em yêu anh.” Cô ấy sẽ đợi; cô ấy sẽ hi vọng rằng một ngày nào đó này khác, sớm hay muộn, người đàn ông sẽ cầu hôn. Đàn bà là yêu thụ động, yêu bị động. Đàn ông là yêu chủ động, đàn ông nói lời cầu hôn.

Và theo cùng cách, từ bi có hai khả năng: nữ và nam. Từ Dharmarakshita, Atisha đã học nghệ thuật nữ tính ở trong yêu với sự tồn tại. Một bước thêm nữa là được cần: Dharmarakshita bảo anh ta, “Đi sang Yogin Maitreya” – ba thầy này tất cả đều sống cùng nhau trong cùng vùng lân cận – “Đi sang Yogin Maitreya và học cách biến đổi năng lượng cơ sở hơn thành năng lượng chủ động, để cho yêu trở thành chủ động.”

Và một khi yêu là chủ động, từ bi là chủ động, bạn đã đi qua cả ba chiều của chân lí – bạn đã biết tất cả. Bạn đã biết trống rỗng hoàn toàn, bạn đã biết từ bi nảy sinh, bạn đã biết từ bi trút xuống. Sự sống được hoàn thành chỉ khi cả ba điều này đã xảy ra.

Vì Atisha đã học dưới ba thầy chứng ngộ, ông ấy được gọi là Atisha Vĩ đại gấp ba. Không cái gì thêm nữa được biết về cuộc sống bình thường của ông ấy, khi nào và nơi nào ông ấy đã đích xác được sinh ra. Ông ấy đã tồn tại ở đâu đó trong thế kỉ mười một. Ông ấy được sinh ra ở Ấn Độ, nhưng khoảnh khắc yêu của ông ấy trở thành chủ động, ông ấy bắt đầu chuyển tới Tây Tạng, dường như từ lực lớn đã kéo ông ấy tới đó. Ở Himalayas ông ấy đã đạt tới; thế rồi ông ấy không bao giờ quay lại Ấn Độ.

Ông ấy đã đi tới Tây Tạng, tình yêu của ông ấy trút lên Tây Tạng. Ông ấy đã biến đổi toàn thể phẩm chất của tâm thức Tây Tạng. Ông ấy đã là người thợ nhiệm màu; bất kì cái gì ông ấy chạm vào đều được biến thành vàng. Ông ấy là một trong những nhà giả kim thuật vĩ đại nhất mà thế giới đã từng biết tới.

“Bẩy điểm huấn luyện tâm trí” này là giáo huấn nền tảng ông ấy đã đem cho Tây Tạng – món quà từ Ấn Độ cho Tây Tạng. Ấn Độ đã tặng những món quà vĩ đại cho thế giới. Atisha là một trong những món quà vĩ đại đó. Cũng như Ấn Độ đã tặng Bồ đề đạt ma cho Trung Quốc, Ấn Độ đã tặng Atisha cho Tây Tạng. Tây Tạng mang ơn vô hạn với người này.

Bẩy điểm này, chuyên luận nhỏ nhất bạn có thể tìm thấy, có giá trị mênh mông. Bạn sẽ phải suy ngẫm về từng phát biểu. Chúng là toàn thể tôn giáo được cô đọng lại: bạn sẽ phải trải ra từng phát biểu. Chúng giống như các hạt mầm, chúng chứa nhiều điều. Nó có thể không được rõ ràng thế, nhưng khoảnh khắc bạn đi vào trong các phát biểu này một cách sâu sắc, khi bạn suy tư và suy ngẫm và bắt đầu thực nghiệm với chúng, bạn sẽ ngạc nhiên – bạn sẽ đi vào trong cuộc phiêu lưu vĩ đại nhất của cuộc đời của bạn.

 

Từ “Sách về Trí huệ-tập 1”, Ch.1