Phát triển các phẩm chất của tim

Chúng ta đã coi mọi phẩm chất của tim là tai hoạ, không là phúc lành. Dốt nát này, sai lầm này, đã là tai hại không thể quan niệm nổi. Chúng ta đã kết án giận, chúng ta đã kết án kiêu, chúng ta đã kết án hận, chúng ta đã kết án gắn bó, chúng ta đã kết án mọi thứ. Và chúng ta đã làm mọi điều này mà không hiểu rằng mọi phẩm chất này chỉ là biến đổi của cùng phẩm chất chúng ta ca ngợi.

Chúng ta đã ca ngợi khoan dung, và chúng ta đã kết án giận – không hiểu rằng khoan dung là hình thể được biến đổi của bản thân năng lượng giận. Chúng ta đã kết án hận và chúng ta đã ca ngợi yêu – không hiểu rằng năng lượng xuất hiện như hận có thể được biết đổi và xuất hiện như yêu. Năng lượng đằng sau cả hai điều này là không khác nhau. Chúng ta đã kết án kiêu căng và chúng ta đã ca ngợi khiêm tốn mà không hiểu rằng cùng năng lượng xuất hiện như kiêu căng trở thành khiêm tốn. Không có xung đột cơ bản giữa hai điều này; chúng là hai mặt của cùng một năng lượng.

Nếu dây của đàn veena quá chùng hay quá căng và nhạc sĩ chạm vào chúng, âm thanh được tạo ra là phi nhạc điệu, làm rối tai và làm tâm trí hoảng sợ. Nếu trong phản đối chống lại âm thanh không hài hoà này, người ta phát giận và làm đứt dây đàn veena và vứt đàn veena đi, người đó có thể làm – nhưng người đó phải không quên rằng, với việc điều chỉnh, âm thanh hài hoà có thể đã được tạo ra trên cùng nhạc cụ này.

Âm thanh phi nhạc điệu không phải là lỗi của đàn veena. Sai lầm là ở chỗ đàn veena đã không được chỉnh. Nếu đàn veena mà được chỉnh thế thì cũng từ những dây đó, mà đã tạo ra phi hài hoà, âm nhạc quyến rũ với hồn có thể cũng đã được tạo ra.

Các nốt có nhạc điệu và phi nhạc điệu cả hai cùng nảy sinh từ cùng dây, mặc dầu chúng dường như là tuyệt đối mâu thuẫn và kết quả của cả hai chúng là mâu thuẫn. Một trong chúng đưa bạn vào trong trạng thái phúc lạc và điều kia đưa bạn vào trong trạng thái buồn bã, nhưng dây và nhạc cụ là một.

Giận nảy sinh trong tim con người nếu nó không được làm cân bằng, có hệ thống và có tổ chức. Nếu cùng tim đó trở nên được cân bằng thế thì năng lượng xuất hiện như giận bắt đầu xuất hiện như khoan dung. Khoan dung là việc biến đổi của giận.

Nếu đứa trẻ được sinh ra mà không có giận thế thì điều chắc chắn là khoan dung không bao giờ có thể xuất hiện trong đời đứa trẻ đó. Nếu không có khả năng nào của hận trong tim đứa trẻ thế thì sẽ không có khả năng nào của yêu nữa.

Nhưng mãi cho tới giờ chúng ta đã sống với ảo tưởng rằng các cản giác như thế này là mâu thuẫn và nếu chúng ta phá huỷ cái này thì cái kia sẽ phát triển. Điều này là tuyệt đối sai. Không thể có thuyết giảng nào nguy hiểm hơn điều này. Nó không phải là tâm lí. Nó là rất không thông minh. Khoan dung không nảy sinh qua phá huỷ giận, nó được đạt tới qua biến đổi giận. Khoan dung không phải là phá huỷ giận, nó là giận trở nên được hoà nhịp và âm nhạc.

Cho nên nếu chúng ta đối lập với giận và cố phá huỷ nó, thế thì chúng ta đang cố phá huỷ chiếc đàn veena. Và trong khi phá huỷ nó, người này, người đang phát triển, sẽ là rất yếu và kém. Không một phẩm chất nào của tim sẽ có khả năng phát triển trong người đó. Đó là cùng tình huống như để làm cho hoa nở, ai đó chất đống phân bón quanh nhà mình – cái làm lan toả bẩn và mùi hôi khắp mọi nơi. Nhưng thay vì hương thơm của hoa, người đó nhận mùi thối của phân và cuộc sống của người đó trở thành không thể chịu nổi.

Hoa chắc chắn sẽ nở cùng phân bón, nhưng không bởi chất đống nó quanh nhà. Phân bón phải trải qua thay đổi. Nó phải đi vào cây qua rễ và thế thì một ngày nào đó mùi hôi hám của phân bón sẽ biến thành hương thơm của hoa. Nhưng nếu ai đó đơn giản chất đống phân bón quanh nhà mình, người đó sẽ trở nên điên với mùi thối, và nếu người đó vứt phân bón đi, hoa của người đó sẽ trở thành không sống và nhạt nhoà. Việc biến đổi của phân bón có thể thay đổi mùi hôi hám thành hương thơm.

Chính hoá học này, chính giả kim thuật này được gọi là yoga, tôn giáo. Nghệ thuật biến đổi bất kì cái gì vô tích sự thành cái gì đó có ý nghĩa là tôn giáo.

Nhưng chúng ta đang tự tử nhân danh tôn giáo, chúng ta không biến đổi tâm thức của chúng ta. Chúng ta đang sống với hiểu lầm cơ bản; cái bóng của tai ương sâu nào đó đang treo lơ lửng trên chúng ta. Tim chúng ta vẫn còn chưa được phát triển vì chúng ta đã kết án những phẩm chất cơ bản của nó. Chúng ta phải hiểu điều này một chút.

Nếu con người trưởng thành đúng, giận sẽ đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của người đó. Giận có mầu sắc riêng của nó. Nếu nó bị loại bỏ đi thế thì bức tranh về cuộc sống của con người theo nghĩa nào đó sẽ là không đầy đủ, mầu sắc nào đó sẽ bị thiếu. Nhưng từ thời thơ ấu chúng ta bắt đầu dạy cho trẻ em vứt bỏ những phẩm chất nào đó, và kết quả duy nhất của việc vứt bỏ những phẩm chất này sẽ là ở chỗ đứa trẻ sẽ kìm nén bất kì cái gì chúng ta gọi là xấu, nó sẽ kìm nén điều đó trong bản thân nó. Tim bị đè nén sẽ là yếu và mềm, các dây của nó sẽ không được chỉnh đúng.

Và kìm nén này sẽ xảy ra trong não, vì giáo dục của chúng ta không đi sâu hơn não.

Khi bạn bảo trẻ em rằng giận là xấu, việc dạy này sẽ không đạt tới tim. Tim không có tai để nghe, không có lời để nghĩ. Việc dạy này sẽ đi vào trong não và não không thể thay đổi được tim – cho nên bây giờ vấn đề được tạo ra. Trung tâm não nghĩ rằng giận là sai, nhưng trung tâm tim không nghĩ vậy. Nó không có kết nối với não. Cho nên, mọi ngày bạn trở nên giận, và mọi ngày bạn hối hận về nó và quyết định không giận lần nữa. Nhưng sáng hôm sau bạn thức dậy và lần nữa bạn lại giận. Bạn ngạc nhiên vì bạn đã quyết định nhiều lần thế để không giận, vậy mà nó vẫn xảy ra!

Bạn không biết rằng trung tâm cảm thấy giận là khác với trung tâm não. Trung tâm mà quyết định, ‘Mình sẽ không giận’, là tuyệt đối khác với trung tâm trở nên giận. Chúng là hai trung tâm khác nhau toàn bộ. Cho nên quyết định và hối hận không có bất kì hiệu quả nào lên giận của bạn. Bạn liên tục giận và bạn liên tục hối tiếc về nó và bạn liên tục cảm thấy khó chịu về nó. Bạn không hiểu rằng hai trung tâm này là tách rời thế, rằng quyết định được lấy bởi trung tâm này không đạt tới trung tâm kia chút nào. Cho nên con người tan rã ở bên trong.

Trung tâm tim làm việc theo cách nào đó và cần những điều nào đó để phát triển. Nếu tâm trí can thiệp vào trung tâm đó thế thì nó sẽ trở nên rối loạn, hỗn độn. Trung tâm tim của mọi người đã trở thành tuyệt đối hỗn độn, tuyệt đối rối loạn. Chắc chắn điều đầu tiên là ở chỗ giận phải được biến đổi – nhưng nó phải không bị phá huỷ.

Cho nên lời kinh đầu tiên để làm căng các dây của tim là phát triển mọi phẩm chất của tim, không phẩm chất nào phải bị phá huỷ. Có thể bạn sẽ hơi phân vân. Người ta có cần phát triển giận không? Tôi nói với bạn rằng người ta chắc chắn phải phát triển giận – vì giận một ngày nào đó có thể được biến đổi và trở thành khoan dung. Bằng không khoan dung không bao giờ có thể nảy sinh. Nếu bạn đọc câu chuyện cuộc đời của những người khoan dung vĩ đại nhất trên thế giới, bạn sẽ thấy rằng trong những ngày đầu của họ, họ đã là những người rất giận. Giận có chân giá trị riêng của nó và tự hào riêng của nó. Nếu bạn đọc chuyện cuộc đời của những người vô dục vĩ đại nhất, người đã ở trong thế giới này, thế thì bạn sẽ thấy rằng trong những ngày đầu của họ, họ đã là những người rất có tính dục.

Gandhi đã trở thành người vô dục lớn như kết quả của việc quá nhiều dục khi ông ấy còn trẻ. Khi bố của Gandhi sắp chết, các bác sĩ điều trị bảo ông ấy rằng bố ông ấy sẽ không có khả năng sống sót qua đêm – nhưng ngay cả đêm đó Gandhi đã không thể rời xa vợ ông ấy. Đó đã là đêm cuối cùng của đời bố ông ấy. Điều chắc là tự nhiên là ngồi cùng với bố ông ấy, đó là việc chia tay cuối cùng, ông ấy sẽ không gặp lại bố ông ấy lần nữa – nhưng nửa đêm, Gandhi đi tới vợ ông ấy. Bố ông ấy chết khi Gandhi đang trong giường với vợ. Điều đó đã tạo ra cú sốc rất mạnh trong tâm trí ông ấy. Vô dục của Gandhi đã phát triển vì cú sốc này. Cú sốc này đã biến mọi năng lượng của tâm trí dục cao độ này thành ham muốn vô dục.

Làm sao điều đó có thể xảy ra được? Nó có thể xảy ra vì năng lượng bao giờ cũng trung lập; chỉ có thay đổi chiều hướng. Năng lượng đã chảy hướng tới dục bắt đầu chảy theo hướng ngược lại.

Nếu đã có nhiều năng lượng, nó có thể chảy theo bất kì hướng nào, nhưng nếu không có năng lượng thì chẳng có gì để chảy đi bất kì đâu! Cái gì sẽ đi?

Mọi năng lượng phải phát triển đúng. Chính ý tưởng của các giáo huấn đạo đức đã biến con người thành sinh linh rất khổ và bất lực. Trong quá khứ mọi người đã trải nghiệm cuộc sống theo cách sâu sắc hơn chúng ta trải nghiệm.

 

Hai thanh niên Rajpoot tới triều đình của vua Akbar. Họ là anh em. Họ tới Akbar và nói, “Chúng tôi đang tìm việc làm.”

Akbar nói, “Các anh có thể làm được cái gì?”

Họ nói, “Chúng tôi không biết cách làm bất kì cái gì, nhưng chúng tôi là người bạo dạn. Bệ hạ có thể cần chúng tôi!”

Akbar nói, “Các anh có chứng chỉ bạo dạn không? Các anh có bằng chứng nào rằng các anh là bạo dạn?”

Cả hai bắt đầu cười. Họ nói, “Có thể có chứng chỉ về bạo dạn sao? Chúng tôi là bạo dạn đây!”

Akbar đáp, “Các anh không thể có việc làm mà không có chứng chỉ!”

Họ lại cười nữa. Họ tuốt kiếm ra và trong vòng một giây họ đâm kiếm vào ngực nhau. Akbar bị choáng. Cả hai thanh niên nằm trên đất, máu chảy khắp nơi, nhưng họ cười. Họ nói, “Akbar, ông không biết rằng chỉ có thể có một chứng chỉ cho bạo dạn và đó là chết. Không thể có chứng chỉ khác!” Thế rồi cả hai cùng chết. Nước mắt trào ra trong mắt Akbar. Ông ta thậm chí đã không tưởng tượng được rằng điều như vậy có thể xảy ra.

Ông ta gọi một trong những chỉ huy quân sự Rajpoot tới và nói với ông ta, “Một tai nạn rất nghiêm trọng đã xảy ra. Hai thanh niên Rajpoot đã giết lẫn nhau. Ta chỉ hỏi họ về chứng chỉ!”

Viên chỉ huy nói, “Bệ hạ đã hỏi cái gì đó sai. Điều này chắc đã làm sôi máu của bất kì người Rajpoot nào! Cái gì có thể là chứng chỉ cho bạo dạn khác hơn cái chết? Chỉ kẻ hèn nhát và yếu đuối có thể có chứng chỉ nói rằng anh ta là bạo dạn, nói rằng ai đó nghĩ anh ta là bạo dạn. Làm sao người bạo dạn có thể mang chứng chỉ tính cách được? Bệ hạ đã hỏi câu hỏi sai. Bệ hạ không biết chút nào về cách nói với người Rajpoot! Điều họ đã làm là đúng, không có khả năng nào của việc làm bất kì cái gì sai. Đó đã là chọn lựa rõ ràng.”

 

Giận dữ mãnh liệt thế! Rạng ngời thế! Loại nhân cách này có sự vĩ đại mênh mông. Nhân loại đang đánh mất những phẩm chất này. Mọi rạng ngời, mọi dũng cảm và sức mạnh của con người đang bị phá huỷ – và chúng ta nghĩ rằng chúng ta đang cho con người việc giáo dục tốt! Nhưng đây không phải là hoàn cảnh; trẻ em đang phát triển theo cách rất sai, không cái gì của con người thực đang trưởng thành bên trong họ.

 

Một Lạt ma rất nổi tiếng đã viết trong tự tiểu sử của mình, “Khi tôi mới năm tuổi, tôi đã được cho tới đại học để học tập. Vào lúc đó tôi chỉ mới năm tuổi. Buổi tối bố tôi bảo tôi rằng sáng hôm sau tôi sẽ được cho tới đại học. Và ông ấy nói, ‘Cả bố lẫn mẹ sẽ không ở đó để nói lời tạm biệt con. Mẹ con sẽ không ở đó vì sẽ có nước mắt trong mắt mẹ, và nếu con thấy việc khóc của mẹ con thế thì con sẽ liên tục nhìn lại mẹ phía sau và không bao giờ có người nào trong gia đình chúng ta nhìn lại sau. Bố cũng sẽ không có đó vì sau khi lên ngựa nếu con nhìn lại sau cho dù một lần, thế thì con sẽ không là con của bố nữa, thế thì các cánh cửa của nhà này sẽ bị đóng lại với con mãi mãi. Người hầu sẽ nói lời tiễn biệt cho con vào sáng mai. Nhớ, không nhìn lại sau, sau khi lên ngựa. Chưa bao giờ có người nào trong gia đình chúng ta ngoái đầu nhìn lại.'”

Mong đợi thế từ đứa trẻ năm tuổi! Đứa trẻ năm tuổi này đã được đánh thức dậy lúc bốn giờ sáng và được đặt lên ngựa. Người hầu nói lời chào tiễn biệt với cậu bé. Khi nó rời đi ngay cả người hầu cũng nói, “Con ơi! Cẩn trọng! Con có thể được thấy cho tới chỗ giao đường, bố con đang quan sát từ trên tầng. Đừng nhìn lại trước khi tới chỗ giao đường. Mọi đứa trẻ trong nhà này đã ra đi theo cách này nhưng không người nào đã nhìn lại.” Và người hầu cũng bảo nó, “Chỗ con được gửi tới không phải là đại học thường đâu. Những người vĩ đại nhất của đất nước này đã học ở đại học đó. Sẽ có kì thi vào rất khó. Cho nên, bất kì cái gì xảy ra, cố theo mọi cách để thi đỗ kì thi vào, vì nếu con trượt sẽ không có chỗ cho con trong nhà này.”

Khắc nghiệt thế với đứa trẻ năm tuổi! Nó ngồi trên ngựa. Trong tự tiểu sử của mình ông ấy đã viết rằng khi ông ấy ngồi trên ngựa, “nước mắt bắt đầu chảy từ mắt tôi, nhưng làm sao tôi có thể nhìn lại ngôi nhà, nhìn bố tôi được? Tôi đang rời đi tới chỗ không biết. Tôi còn nhỏ thế, nhưng tôi không thể nhìn lại, vì không ai trong nhà tôi đã bao giờ nhìn lại. Nếu bố tôi mà thấy điều đó thế thì tôi sẽ bị cấm về nhà mãi mãi. Cho nên tôi kiểm soát bản thân mình và nhìn lên phía trước. Tôi không bao giờ nhìn lại sau.”

Cái gì đó đang được tạo ra trong đứa trẻ này. Sức mạnh ý chí nào đó, sinh lực nào đó, đang được thức tỉnh trong đứa trẻ này mà có thể làm mạnh cho hệ thống rốn của nó. Người bố này không nghiêm khắc; người bố này rất yêu thương. Và mọi người mẹ và người bố dường như là yêu thương đều là sai, họ đang làm yếu đi mọi trung tâm bên trong. Không sức mạnh, không quyết tâm nào được tạo ra bên trong.

Đứa trẻ này tới trường. Nó là đứa trẻ năm tuổi – người ta không thể biết được năng lực của nó sẽ là gì. Thầy hiệu trưởng của trường nói, “Kiểm tra để vào đây là khó. Ngồi gần cửa ra vào với mắt nhắm và không mở chúng ra chừng nào ta chưa quay lại – dù bất kì cái gì xảy ra. Đây là bài kiểm tra để vào. Nếu con mở mắt thế thì chúng ta sẽ gửi con trở lại, vì người thậm chí không có ngần này sức mạnh trong bản thân mình để ngồi với mắt nhắm trong một chốc thì không thể học được bất kì cái gì. Cánh cửa học hành đã đóng lại. Thế thì con không xứng đáng. Đi và làm cái gì đó khác.” Mọi điều này là dành cho đứa trẻ nhỏ năm tuổi…!

Nó ngồi gần lối vào với mắt nhắm. Ruồi bắt đầu quấy rầy nó, nhưng nó biết rằng nó phải không mở mắt vì một khi nó mở mắt thì sự việc xong rồi. Những đứa trẻ khác đi vào và đi ra trường, ai đó bắt đầu đẩy nó, ai đó bắt đầu quấy rối nó, nhưng nó đã quyết tâm không mở mắt, nếu không toàn thể sự việc sẽ bị hỏng. Và nó nhớ người hầu đã bảo nó rằng nếu nó thất bại bài kiểm tra để vào thế thì nhà của bố nó bị đóng lại với nó mãi mãi.

Một giờ trôi qua, hai giờ trôi qua – nó ngồi với mắt nhắm sợ rằng ngay cả bởi sai lầm nó có thể mở mắt ra. Đã có nhiều cám dỗ mở mắt ra: đường đông đúc, trẻ con chạy xung quanh, ruồi quấy rầy nó, những đứa trẻ nào đó đẩy nó và ném sỏi vào nó. Nó muốn mở mắt ra để xem liệu thầy của nó đã tới chưa. Một giờ trôi qua, hai giờ trôi qua, ba giờ, bốn giờ – nó đã ngồi đó trong sáu giờ!

Sau sáu giờ thầy tới và nói, “Con ta, bài kiểm tra để vào đã xong. Vào đi, con sẽ trở thành một thanh niên có ý chí mạnh. Con có quyết tâm bên trong con để làm bất kì cái gì con muốn. Ngồi trong năm tới sáu giờ với mắt nhắm ở tuổi này là điều lớn lao!” Thầy ôm nó và nói, “Đừng lo nghĩ, những đứa trẻ kia đã được bảo phải quấy rầy con. Chúng được bảo phải quấy rối con chút ít để cho con sẽ bị cám dỗ mở mắt ra!”

Lạt ma này viết, “Vào lúc đó tôi nghĩ tôi đã bị đối xử rất khắc nghiệt, nhưng giờ ở cuối đời mình tôi đầy lòng biết ơn với những người đã khắc nghiệt với tôi. Họ đã thức tỉnh cái gì đó trong tôi, sức mạnh ngủ nào đó đã trở nên hoạt động.”

 

Chúng ta đang làm điều đối lập. Chúng ta nói, “Không giận trẻ con, không đánh chúng!” Bây giờ trên khắp thế giới việc trừng phạt thể chất đã tuyệt đối được dừng lại. Đứa trẻ không thể bị đánh; không trừng phạt thể chất nào có thể được làm cho đứa trẻ. Điều này là không khôn ngoan vì trừng phạt là từ yêu, nó không được làm với sự thù địch. Những đứa trẻ nhận được loại trừng phạt nào đó làm cho các trung tâm của chúng được thức tỉnh bên trong chúng. Bên trong chúng xương sống được dựng thẳng và làm mạnh thêm. Quyết tâm nảy sinh bên trong chúng. Giận và tự hào cũng nảy sinh và sức mạnh bên trong được sinh ra và tăng trưởng.

Chúng ta đang tạo ra những người không có xương sống, người chỉ có thể bò trên đất và không thể bay trên trời như đại bàng. Chúng ta đang tạo ra con người luồn cúi, người không có xương sống. Và chúng ta nghĩ rằng chúng ta đang làm điều đó từ từ bi và yêu và đạo đức.

Chúng ta dạy con người không trở nên giận, chúng ta dạy con người không diễn đạt bất kì sự mãnh liệt nào, chúng ta dạy con người trở thành yếu đuối và nhạt nhoà.

Không thể có hồn trong cuộc sống của người này. Không thể có hồn bên trong người này vì người này không thể có những cảm giác mãnh liệt của tim bên trong người này, cái được cần cho hồn.

 

Có một nhà vua Mô ha mét giáo, Omar. Ông ta gây chiến tranh với một người trong mười hai năm. Trong trận chiến cuối cùng ông ta đã giết ngựa của kẻ thù của mình với khó khăn lớn, đánh người này ngã trên sân và ngồi lên ngực anh ta. Ông ta giơ giáo lên và định cắm vào ngực anh ta, thì kẻ thù nhổ vào mặt ông ta. Omar ném chiếc giáo đi và đứng dậy. Kẻ thù sửng sốt. Anh ta nói, “Omar, sau mười hai năm ông cuối cùng đã có cơ hội giết ta. Tại sao ông đã bỏ lỡ nó?”

Omar nói, “Ta đã nghĩ rằng ông là kẻ thù xứng đáng của ta, nhưng bằng việc nhổ vào mặt ta ông đã chứng tỏ nhỏ nhen tới mức giờ không còn vấn đề giết ông. Sự nhỏ nhen mà ông đã biểu lộ không phải là phẩm chất của người bạo dạn. Ta đã nghĩ rằng ông là tương đương ta, cho nên trong mười hai năm ta đã liên tục theo đuổi cuộc chiến. Nhưng khi ta định giết ông bằng chiếc giáo, ông đã nhổ vào ta – đây không phải là phẩm chất của người bạo dạn. Ta sẽ phạm tội nếu ta giết ông. Thế giới sẽ nói gì về ta nếu ta giết một người yếu đuối, người chỉ có thể nhổ vào ta? Vấn đề này được kết thúc; ta sẽ không phạm tội trong việc giết ông.”

 

Đó là những người tuyệt vời. Việc phát minh ra vũ khí và chiến cụ đã phá huỷ tất cả những điều có ý nghĩa trong con người.

Các trận chiến mặt đối mặt có giá trị riêng của chúng. Chúng thường phơi ra bất kì cái gì được ẩn kín bên trong con người. Ngày nay không một người lính nào chiến đấu một cách trực tiếp. Anh ta ném bom từ máy bay – điều này chẳng có quan hệ với tính bạo dạn, điều này chẳng có quan hệ với các phẩm chất bên trong. Anh ta đơn giản ngồi và nhấn nút súng máy.

Khả năng của việc thức tỉnh bất kì cái gì được ẩn kín trong con người bên trong của mỗi người đã trở nên ít đi và không có gì ngạc nhiên nếu con người có vẻ yếu ớt và nhu nhược thế! Con người đích thực của người đó không thể phát triển. Mọi yếu tố bên trong anh ta không thể thống nhất với nhau và được diễn đạt, được biểu lộ.

Hệ thống giáo dục của chúng ta đang gây ngạc nhiên. Theo tôi mọi phẩm chất tim bên trong con người phải được phát triển mạnh mẽ và tới cực đoan. Điều này phải là ưu tiên. Chỉ nếu có sự phát triển cực đoan thì mới có thể có biến đổi. Mọi biến đổi xảy ra ở các điểm cực đoan; không biến đổi nào xảy ra thấp hơn điều đó. Nếu nước được đun nóng, nó không bay hơi khi nó mới âm ấm. Nước ấm cũng là nước, nhưng ở một trăm độ, khi nước đạt tới nhiệt độ tối thượng, thế thì biến đổi xảy ra và nước bắt đầu bay hơn. Nước biến thành hơi ở một trăm độ, nó không trở thành hơi trước điều đó. Nước ấm không trở thành hơi.

Tất cả chúng ta đều là những người hững hờ; không biến đổi nào xảy ra trong cuộc sống của chúng ta. Mọi phẩm chất của tâm trí chúng ta, của tim chúng ta, phải được phát triển tới mức độ nào đó, chỉ thế thì mới có thể có cách mạng trong chúng, chỉ thế thì mới có thể có thay đổi. Khi giận có sự mãnh liệt, nó có thể được biến đổi thành khoan dung, ngoài ra thì không đâu.

Nhưng chúng ta là kẻ thù của giận, của tham, của đam mê, cho nên chúng ta trở thành những người hững hờ. Thế thì cuộc sống vẫn còn chỉ hững hờ; không biến đổi nào đã bao giờ có thể xảy ra. Việc hững hờ này đã có hiệu quả tai hại vô cùng lên con người. Theo cái nhìn của tôi điều đầu tiên phải được hiểu là ở chỗ mọi phẩm chất của nhân cách của chúng ta, của tim chúng ta, phải phát triển đúng. Giận mãnh liệt có cái đẹp của riêng nó mà có thể không rõ ràng cho chúng ta. Giận mãnh liệt có sự rạng ngời, năng lượng, nghĩa. Nó đóng góp cho nhân cách theo cách riêng của nó. Mọi cảm giác của tim phải được phát triển một cách mãnh liệt.

Cho nên điểm thứ nhất là ở chỗ các phẩm chất của tim phải được phát triển không bị phá huỷ.

 

Từ “Hành trình bên trong”, Ch.7