Điều thứ nhất: hồn có kết nối với thân ở một số trung tâm – sinh lực của chúng ta tới từ những kết nối này. Hồn có quan hệ gần gũi với các trung tâm này; từ chúng sinh lực của chúng ta chảy vào trong thân thể.
Người tìm kiếm không nhận biết về những trung tâm này sẽ không bao giờ đạt tới hồn. Nếu tôi hỏi bạn trung tâm nào là quan trọng nhất, là chỗ quan trọng nhất trong thân thể bạn, bạn có lẽ sẽ chỉ vào đầu của bạn.
Giáo dục rất sai của con người đã làm cho cái đầu thành phần quan trọng nhất của thân thể con người. Đầu hay não không phải là trung tâm quan trọng nhất của sinh lực trong con người. Điều đó giống như đi tới cây và hỏi nó phần nào là quan trọng và sống còn nhất của nó. Vì hoa có thể được thấy trên đỉnh cây, cây và mọi người khác sẽ nói rằng hoa là phần quan trọng nhất. Cho nên mặc dầu hoa dường như là quan trọng nhất chúng không phải vậy, phần quan trọng nhất là rễ, cái không thấy được.
Não là hoa trên cây của người, nó không phải là rễ. Rễ tới trước; hoa tới sau. Nếu rễ bị bỏ qua hoa sẽ héo đi vì chúng không có sự sống tách tời của riêng chúng. Nếu rễ được chăm sóc, hoa nhận được chăm sóc một cách tự động; không nỗ lực đặc biệt nào được cần để chăm sóc chúng. Nhưng nhìn vào cây dường như hoa là phần quan trọng nhất; theo cùng cách, dường như trong con người, não là quan trọng nhất. Não là phát triển cuối cùng trong thân thể con người; nó không phải là rễ.
Mao Trach Đông đã viết hồi kí về thời thơ ấu của ông ấy. Ông ấy viết, “Khi tôi còn nhỏ, đã có một vườn hoa rất đẹp gần lều của mẹ tôi. Vườn này đẹp thế, nó có những đoá hoa đẹp tới mức mọi người từ nơi xa thường tới ngắm chúng. Thế rồi mẹ tôi trở nên già và ngã bệnh. Bà ấy không lo nghĩ về bệnh của mình, cũng chẳng nghĩ về tuổi già. Mối lo nghĩ duy nhất của bà ấy là về cái gì sẽ xảy ra cho vườn của bà ấy.” Mao còn trẻ. Ông ấy nói với mẹ ông ấy, “Mẹ đừng lo, con sẽ chăm sóc vườn của mẹ.”
Và Mao chăm sóc khu vườn, làm việc từ sáng tới tối. Sau một tháng mẹ ông ấy khá hơn, và ngay khi bà ấy có thể bước đi được chút ít, bà ấy tới khu vườn. Thấy hoàn cảnh của khu vườn bà ấy choáng! Khu vườn đã bị huỷ hoại! Mọi cây đều bị khô héo. Mọi hoa đã héo và rụng đi. Bà ấy trở nên rất bối rối và nói với Mao, “Con ngốc thế! Con đã ở trong vườn cả ngày. Con đã làm gì ở đây? Mọi hoa này đều bị phá huỷ. Vườn đã khô héo đi. Mọi cây đều sắp chết. Con đã làm gì?”
Mao bắt đầu khóc. Bản thân cậu ta cũng bối rối. Mọi ngày cậu ta vẫn làm việc cả ngày, nhưng vì lí do nào đó khu vườn cứ chết đi. Cậu ta bắt đầu khóc và cậu ta nói, “Con đã chăm sóc nhiều chứ. Con thường hôn từng đoá hoa và yêu nó. Con thường lau và chùi bụi cho từng và mọi lá, nhưng con không biết cái gì đã xảy ra. Con cũng lo nghĩ, nhưng hoa cứ héo đi, lá cứ khô đi và vườn cứ chết dần!” Mẹ cậu ta bắt đầu cười. Bà ấy nói, “Con là đồ ngốc! Con không biết rằng sự sống của hoa không phải ở trong hoa và sự sống của lá không phải ở trong lá!”
Sự sống của cây là ở chỗ không rõ ràng chút nào cho bất kì người nào. Nó là ở trong rễ, cái ẩn bên dưới đất. Nếu người ta không chăm nom những rễ đó, hoa và lá không thể được chăm nom; dù chúng có thể được hôn bao nhiêu, dù chúng có thể được yêu bao nhiêu, dù bao nhiêu bụi trên chúng có thể được lau sạch, cây sẽ héo đi. Nhưng nếu người ta không bận tâm về hoa chút nào và chăm nom cho rễ, hoa sẽ chăm nom cho bản thân chúng. Hoa bắt nguồn từ rễ, không có đường vòng khác.
Nếu chúng ta hỏi ai đó phần nào là quan trọng nhất trong thân thể con người thế thì một cách không chủ tâm, tay người đó sẽ trỏ lên đầu và người đó sẽ nói rằng đầu là quan trọng nhất. Hay, nếu đó là đàn bà, thế thì có thể cô ấy sẽ trỏ vào tim và nói rằng tim là quan trọng nhất.
Cả đầu lẫn tim không là quan trọng nhất. Đàn ông đã nhấn mạnh vào đầu và đàn bà đã nhấn mạnh vào tim. Nhưng bằng việc nhấn mạnh hai phần này, xã hội đã được hình thành như vậy vẫn tiếp tục bị suy tàn mọi ngày, vì cả hai phần này không phải là phần quan trọng nhất trong thân thể con người. Cả hai là sự phát triển rất chậm về sau. Rễ của con người không ở trong chúng.
Tôi ngụ ý gì bởi rễ của con người? Như cây có rễ trong đất mà từ đó chúng hút sinh lực và nhựa sống và sự sống, tương tự như vậy, trong thân thể con người, có rễ ở điểm nào đó nơi hút sinh lực từ hồn. Vì điều này thân thể vẫn còn sống động. Ngày những rễ đó trở nên yếu, thân thể bắt đầu chết.
Rễ của cây là trong đất; rễ của thân thể người là trong hồn. Nhưng cả đầu lẫn tim không phải là chỗ từ đó con người được kết nối với sinh lực của mình – và nếu chúng ta không biết bất kì cái gì về những rễ này thế thì chúng ta không bao giờ có thể đi vào được trong thế giới của thiền.
Thế thì rễ của con người ở đâu? Có lẽ bạn không nhận biết về chỗ này. Nếu ngay cả những điều thông thường và đơn giản không được cho bất kì sự chú ý nào trong hàng nghìn năm, chúng bị quên đi. Đứa con được sinh ra trong bụng người mẹ và lớn lên ở đó. Qua phần nào đứa con được nối với mẹ nó? Qua đầu hay qua tim? Không, nó được kết nối qua rốn. Sinh lực là sẵn có cho nó qua rốn – tim và não phát triển về sau. Sinh lực của người mẹ trở thành sẵn có cho đứa con qua rốn. Đứa con được kết nối với thân thể của mẹ nó qua rốn của nó. Từ đó rễ lan toả ra trong thân thể của người mẹ và cũng vậy, theo hướng đối lập, vào trong thân thể riêng của nó nữa.
Điểm quan trọng nhất trong thân thể con người là rốn. Sau đó tim phát triển và sau đó não phát triển. Đây là các cành phát triển về sau. Chính trên chúng mà hoa nở ra. Hoa của tri thức nở trong não; hoa của yêu nở trong tim. Chính những hoa này quyến rũ chúng ta, và thế rồi chúng ta nghĩ rằng chúng là mọi thứ. Nhưng rễ của thân thể con người và sinh lực của con người là ở rốn. Không hoa nào nở ở đó. Rễ là tuyệt đối vô hình, chúng thậm chí không được thấy. Nhưng thoái hoá đã xảy ra cho cuộc sống con người trong năm nghìn năm qua là vì chúng ta đã đặt mọi nhấn mạnh của chúng ta hoặc vào não hoặc vào tim. Ngay cả trên tim chúng ta cũng đặt rất ít nhấn mạnh; phần lớn nhấn mạnh đã đi vào não.
Từ thời thơ ấu ban đầu, mọi giáo dục đều là giáo dục về não; không có giáo dục về rốn ở bất kì chỗ nào trên thế giới. Mọi giáo dục đều là về não cho nên não liên tục tăng trưởng ngày càng lớn hơn và rễ của chúng ta liên tục trở nên ngày càng nhỏ hơn. Chúng ta chăm nom tới não vì hoa nở ở đó, cho nên nó trở nên lớn hơn – và rễ của chúng ta liên tục biến đi. Thế thì sinh lực chảy ngày càng yếu đi và tiếp xúc của chúng ta với hồn trở nên yếu.
Dần dần, dần dần chúng ta thậm chí đã đi tới điểm mà con người nói, “Hồn ở đâu? Ai nói có hồn? Ai nói có Thượng đế? Chúng tôi không tìm thấy bất kì cái gì.” Chúng ta sẽ không tìm thấy bất kì cái gì. Người ta không thể tìm thấy bất kì cái gì. Nếu ai đó tìm khắp thân cây và nói, “Rễ ở đâu? Tôi không thể tìm thấy bất kì cái gì,” thế thì điều người đó đang nói là đúng. Không có rễ ở bất kì chỗ nào trên cây. Và chúng ta không có truy nhập và chỗ có rễ; vào chỗ mà chúng ta không có nhận biết. Từ thời thơ ấu, mọi huấn luyện, mọi giáo dục đều là về não, về tâm trí, cho nên toàn thể chú ý của chúng ta bị vướng vào đó và kết thúc với việc hội tụ vào não. Thế thì với cả đời mình chúng ta lang thang quanh não. Nhận biết của chúng không bao giờ đi xuống dưới nó.
Cuộc hành trình của thiền nhân là đi xuống – hướng tới rễ. Người ta phải đi xuống từ não tới tim, và từ tim tới rốn. Chỉ từ rốn bất kì người nào mới có thể đi vào trong hồn; trước điều đó, người ta không bao giờ có thể đi vào nó.
Bình thường chuyển động của cuộc sống của chúng ta là từ rốn hướng tới não. Chuyển động của người tìm kiếm đích xác là đối lập. Người đó phải đi xuống từ não tới rốn.
Trong ba ngày này tôi sẽ nói cho bạn và chỉ cho bạn, từng bước một, cách đi xuống từ não tới tim và từ tim tới rốn – và thế rồi cách đi vào hồn từ rốn.
Hôm nay điều cần thiết là nói vài điều về thân thể.
Điều thứ nhất cần hiểu là ở chỗ trung tâm sinh lực của con người là rốn. Chỉ từ đó đứa trẻ thu lấy sự sống; chỉ từ đó các cành và nhánh của cuộc sống của nó bắt đầu lan toả; chỉ từ đó nó nhận năng lượng; chỉ từ đó nó nhận sức sống. Nhưng chú ý của chúng ta không bao giờ được hội tụ vào trung tâm năng lượng đó – thậm chí không một phút! Hội tụ của chúng ta không vào hệ thống mà qua đó chúng ta đi tới biết trung tâm năng lượng đó, trung tâm sức sống đó; thay vào đó toàn thể chú ý của chúng ta và toàn thể giáo dục của chúng ta được hội tụ vào hệ thống giúp quên nó đi! Đó là lí do tại sao toàn thể hệ thống giáo dục đã đi sai.
Toàn thể hệ thống giáo dục của chúng ta đang dần dần đem con người hướng tới điên.
Một mình não sẽ chỉ đem con người hướng tới điên.
Bạn có biết rằng một nước càng trở nên được giáo dục thì số người điên càng tăng lên ở đó không? Mĩ có số người điên cao nhất ngày nay. Đó là vấn đề về lòng tự hào. Điều đó chứng minh rằng Mĩ là nước có giáo dục nhất, văn minh nhất. Các nhà tâm lí học Mĩ nói rằng nếu cùng hệ thống này tiếp tục thêm một trăm năm nữa, sẽ khó tìm ra người lành mạnh ở Mĩ. Ngay cả ngày nay tâm trí của ba trong bốn người là ở trong tình trạng lung lay.
Riêng ở Mĩ, ba triệu người đang tới tư vấn nhà phân tâm mọi ngày! Dần dần, dần dần ở Mĩ số các bác sĩ điều trị đang trở nên ít đi và số nhà phân tâm đang tăng lên. Bác sĩ điều trị cũng nói rằng tám mươi phần trăm bệnh của con người là của tâm trí, không của thân thể. Và khi hiểu biết tăng lên, số phần trăm này tăng lên. Đầu tiên họ hay nói bốn mươi phần trăm, thế rồi họ bắt đầu nói năm mươi phần trăm, giờ họ nói tám mươi phần trăm bệnh là của tâm trí, không của thân thể. Và tôi đảm bảo với bạn rằng sau hai mươi tới hai mươi nhăm năm họ sẽ nói rằng chín mươi chín phần trăm bệnh là của tâm trí, không của thân thể. Họ sẽ phải nói vậy vì toàn thể nhấn mạnh của chúng ta được trao cho não con người. Não đã trở thành không lành mạnh.
Bạn không có ý tưởng nào rằng não là thứ rất nhạy, rất mong manh, rất tinh tế. Não của người là cái máy tinh tế nhất trên thế giới. Cho nên nhiều căng thẳng đang bị áp vào cái máy này tới mức điều kì diệu là nó không hoàn toàn suy sụp và trở nên điên! Toàn thể gánh nặng của cuộc sống đè vào não, và chúng ta không có ý tưởng về nó là thứ tinh tế thế nào. Chúng ta khó có bất kì ý tưởng nào về dây thần kinh trong đầu vốn tinh tế và thanh mảnh thế, đang phải mang mọi gánh nặng, mọi lo âu, mọi khổ sở, mọi tri thức, mọi giáo dục… toàn thể sức nặng của cuộc sống.
Có lẽ bạn có thể không biết rằng trong cái đầu nhỏ bé này có quãng bẩy mươi triệu dây thần kinh. Chỉ với con số của chúng bạn có thể biết chúng nhỏ tí xíu thế nào. Không có máy móc hay xưởng nào tinh tế hơn cái này. Sự kiện là có bẩy mươi triệu dây thần kinh trong cái đầu nhỏ bé của con người chỉ ra nó là tinh tế thế nào. Có nhiều dây thần kinh trong riêng cái đầu của con người tới mức nếu như chúng được trải ra cái nọ tiếp cái kia, chúng sẽ bao quanh toàn thể trái đất.
Trong cái đầu nhỏ bé này có một cơ chế tinh vi thế, cơ chế tinh tế thế. Trong năm nghìn năm qua mọi căng thẳng của cuộc sống đã từng được đặt lên một mình bộ não tinh tế này. Kết quả là không thể tránh được. Kết quả là ở chỗ các dây thần kinh đã bắt đầu suy sụp, trở nên không lành mạnh, phát điên.
Gánh nặng của ý nghĩ không thể đem con người tới bất kì chỗ nào khác hơn là vào điên khùng. Toàn thể sinh lực của chúng ta đã bắt đầu chảy quanh não. Thiền nhân phải mang sinh lực này vào sâu hơn, xuống thấp hơn, hướng nhiều hơn tới trung tâm; người đó phải quay nó lại. Làm sao nó có thể được quay lại? Để hiểu điều này chúng ta phải hiểu cái gì đó về thân thể – ‘lời kinh đầu tiên’.
Điều thứ nhất: thân thể đã không được xem như ngôi đền mà cũng không như cuộc hành trình tâm linh cũng không như lối chuyển để khám phá trung tâm sinh lực. Thân thể bị nhìn hoặc từ quan điểm của mê đắm hoặc từ quan điểm của từ bỏ. Cả hai cách tiếp cận này đều sai.
Con đường tới bất kì cái gì là lớn lao trong cuộc sống và bất kì cái gì đáng đạt tới, là ở bên trong thân thể và đi qua thân thể.
Thân thể nên được chấp nhận như ngôi đền, như con đường tâm linh – và chừng nào đây không là thái độ của chúng ta, chúng ta hoặc là người mê đắm hoặc là người từ bỏ. Trong cả hai trường hợp thái độ của chúng ta hướng tới thân thể vừa không đúng vừa không cân bằng.
Một hoàng tử trẻ được Phật khai tâm. Anh ta đã thấy mọi loại vui thú trong đời mình, anh ta đã sống chỉ vì vui thú. Thế rồi anh ta trở thành khất sĩ, sư. Tất cả các khất sĩ khác đều rất ngạc nhiên. Họ nói, “Người này đang trở thành khất sĩ đấy! Anh ta không bao giờ đi ra khỏi cung điện; anh ta không bao giờ bước đi mà không có xe chở; các con đường anh ta thường bước đi được trải thảm nhung! Giờ anh ta muốn trở thành người ăn xin! Anh ta đang nghĩ làm loại điên khùng gì vậy?”
Phật nói rằng tâm trí con người bao giờ cũng chuyển giữa các cực đoan – từ cực đoan này sang cực đoan khác. Tâm trí con người không bao giờ dừng ở giữa. Cũng như con lắc đồng hồ chuyển từ đầu này sang đầu khác nhưng không bao giờ ở chỗ giữa, theo cùng cách này tâm trí con người đi từ cực đoan này sang cực đoan khác. Mãi cho tới giờ người này đã sống ở một cực đoan – mê đắm về thân thể của anh ta; giờ anh ta muốn sống ở cực đoan kia – từ bỏ thân thể của anh ta.
Và điều này đã xảy ra. Trong khi mọi khất sĩ bước đi trên đường cái, hoàng tử này, người chưa bao giờ bước đi bất kì chỗ nào ngoại trừ trên thảm giá trị nhất, sẽ bước đi trên con đường có gai! Khi mọi khất sĩ sẽ ngồi dưới bóng cây, anh ta sẽ đứng dưới mặt trời. Khi mọi khất sĩ sẽ ăn một lần mọi ngày, anh ta sẽ nhịn một ngày và ăn một ngày. Trong vòng sáu tháng anh ta trở thành bộ xương, thân thể đẹp của anh ta biến thành đen đủi và chân anh ta trở nên bị thương.
Sau sáu tháng Phật tới anh ta và nói, “Shrona!” – đây là tên anh ta – “Ta muốn hỏi ông một điều. Ta đã nghe nói rằng khi ông còn là hoàng tử, ông đã rất giỏi chơi đàn veena. Điều đó có thực không?”
Khất sĩ này nói, “Vâng. Mọi người hay nói rằng không có người nào khác có thể chơi đàn veena như tôi.”
Phật nói, “Thế thì ta đã tới để hỏi ông một câu hỏi – có thể ông trả lời được. Câu hỏi của ta là ở chỗ nếu dây đàn veena quá chùng, âm nhạc có thể nảy sinh hay không?”
Shrona bắt đầu cười. Anh ta nói, “Thầy đang hỏi loại câu hỏi gì vậy? Mọi đứa trẻ đều biết rằng nếu dây đàn veena quá chùng thế thì âm nhạc sẽ không nảy sinh, vì âm thanh không thể được tạo ra trên dây chùng, người ta không thể gảy chúng. Cho nên âm nhạc không thể nảy sinh từ dây chùng.”
Thế rồi Phật nói, “Và nếu dây quá căng thì sao?”
Shrona trả lời, “Âm nhạc cũng không nảy sinh từ dây quá căng, vì dây quá căng bị đứt vào khoảnh khắc chúng bị chạm.”
Cho nên Phật hỏi, “Khi nào âm nhạc nảy sinh?”
Shrona nói, “Âm nhạc nảy sinh khi dây ở trạng thái mà chúng ta không thể nói rằng chúng là rất căng mà chúng ta cũng không thể nói rằng chúng là rất chùng. Có trạng thái dây mà chúng không chùng không căng. Có một điểm ở giữa, trung điểm. Âm nhạc nảy sinh chỉ ở đó. Và một nhạc sĩ lão luyện, trước khi người đó bắt đầu chơi đàn, kiểm lại dây đàn để xem liệu chúng có quá chùng hay quá căng không.”
Phật nói, “Đủ rồi! Ta đã nhận được câu trả lời! Và ta đã tới để nói với ông cùng điều. Cũng như ông đã là người lão luyện chơi đàn veena, theo cùng cách ta cũng trở thành thầy chơi đàn veena sự sống. Và qui tắc áp dụng cho đàn veena cũng áp dụng cho đàn veena sự sống. Nếu dây sự sống quá chùng thế thì âm nhạc không nảy sinh, và nếu dây sự sống quá căng thế nữa âm nhạc cũng không nảy sinh. Người muốn tạo ra âm nhạc sự sống, đầu tiên phải chắc rằng dây không quá căng hay quá chùng.”
Từ “Hành trình bên trong”, Ch.1