Có hai giả thuyết. Một mặt có nhà chiêm tinh ngồi bên vệ đường được hỏi về điều không bản chất…. Dù người đó là nhà chiêm tinh của người nghèo hay của Morarji Desai điều đó không tạo ra bất kì khác biệt nào – mọi nhà chiêm tinh thường đều được hỏi về điều không bản chất. Nhà chiêm tinh thường được hỏi những câu hỏi kiểu như: “Chúng ta sẽ thắng cuộc bầu cử hay không?” Làm sao cuộc bầu cử được kết nối với trăng và sao? Nhà chiêm tinh thường mà đáp lại, “Mọi thứ đều được tiền định rồi, và không thay đổi nào, không biến cố nào dù một li, có thể được làm,” là đang đưa ra phát biểu sai.
Mặt khác có người duy lí. Ông ta nói rằng không cái gì được kết nối một cách không tránh khỏi: bất kì cái gì xảy ra đều là trùng hợp ngẫu nhiên, xảy ra bất ngờ và là vấn đề thay đổi. Không có luật, mọi thứ là hỗn loạn. Ông ta cũng đưa ra phát biểu sai.
Có luật: Người duy lí không bao giờ được thấy là đầy niềm vui và phúc lạc như vị Phật.
Người duy lí phủ nhận Thượng đế, hồn và tôn giáo với sự giúp đỡ của logic, nhưng ông ta không bao giờ có thể đạt tới niềm vui của Mahavira. Điều dứt khoát là Mahavira phải đã làm cái gì đó làm cho ông ấy có được niềm vui, Phật phải đã làm cái gì đó giải thoát cho ông ấy, và Krishna cũng phải đã làm cái gì đó mà làm cho ông ấy có thể cho những lưu ý duy nhất phân biệt thế qua sáo của ông ấy.
Điều thực là cái thứ ba, cái là tinh tuý của mọi thứ, cái thuộc về cái bên trong nhất và cái là tuyệt đối tiền định. Người ta càng đi hướng tới trung tâm của mình, người ta càng tới gần với phần bản chất, được tiền định. Khi chúng ta đi tới ngoại vi, chúng ta đi tới trùng hợp ngẫu nhiên. Chúng ta càng nói về những việc xảy ra bên ngoài, càng có nhiều trùng hợp ngẫu nhiên. Khi chúng ta nói về hiện tượng bên trong, mọi sự bắt đầu có vẻ khoa học, dường như được dựa trên luật nào đó, và chúng trở nên ngày càng có tính quyết định hơn.
Giữa hai điều kiện này – cái bản chất và ngoại vi – có chỗ rộng rãi cho những thay đổi qua việc tập luyện chọn lựa. Ở đây, người hiểu biết làm chọn lựa đúng, trong khi người không có tri thức, người ở trong tối tăm của dốt nát, trôi giạt theo số mệnh của người đó.
Cho nên có ba khu vực của sự sống. Trong một khu vực, cái là cốt lõi bản chất, mọi thứ được tiền định. Biết điều này là biết điều bản chất của chiêm tinh học. Trong khu vực khác, cái là ngoại vi, mọi thứ là không chắc chắn. Biết điều này là biết thế giới không thể dự đoán được mọi ngày. Có khu vực khác ở giữa. Bằng việc biết điều này, người ta có thể cứu bản thân mình khỏi việc cố làm điều không thể được, và có thể làm điều là có thể được. Nếu một người sống ở khu vực ngoại vi và khu giữa theo cách mà người đó bắt đầu đi hướng tới trung tâm, người đó sẽ trở thành có tính tôn giáo. Nhưng nếu người đó sống theo cách mà người đó không bao giờ có khả năng đi tới trung tâm, cuộc sống của người đó sẽ vẫn còn phi tôn giáo.
Chẳng hạn, một người đang chuẩn bị ăn trộm. Việc ăn trộm không phải là được tiền định; không thể nói rằng việc ăn trộn là không tránh khỏi hay không thể né tránh được, có tự do hoàn toàn dù để ăn trộm hay không. Nhưng một khi việc ăn trộm đã bị phạm phải, dường như là một chân đã được nhấc lên và chân kia vẫn còn trên đất: sau khi làm nó, bạn không thể hoàn tác lại hành động này. Và hiệu quả toàn bộ của hành động ăn trộm sẽ lan rộng khắp nhân cách của người này, người đã làm nó. Nhưng chừng nào việc ăn trộm còn chưa được làm, phương án khác hiện diện và sẵn có.
Tâm trí của người ta đung đưa giữa có và không. Nếu người đó nói có, người đó sẽ bị ném ra ngoại vi; nếu người đó nói không, người đó sẽ đi hướng tới trung tâm. Do vậy, ở giữa, có chọn lựa. Nếu người đó chọn sai người đó bị ném ra ngoại vi; nếu người đó làm chọn lựa đúng, người đó đi tới trung tâm, tới phần của chiêm tinh học cái là bản chất trong sự sống.
Tôi đã nói cho bạn một số điều. Tôi đã nói cho bạn rằng chúng ta là những bàn tay chìa ra của mặt trời, rằng trái đất được sinh ra từ mặt trời và chúng ta được sinh ra từ trái đất. Chúng ta không tách rời, chúng ta tất cả được thống nhất. Chúng ta là các cành và lá mà đã lan toả ra từ mặt trời. Bất kì cái gì xảy ra ở gốc rễ của mặt trời sẽ rung động và lan toả suốt và bên trong con người của người ta, qua mọi tế bào và thần kinh. Nếu chúng ta có thể hiểu điều này một cách đúng đắn, thế thì trong thế giới này chúng ta sẽ nhận ra rằng chúng ta là một gia đình. Thế thì chúng ta không cần sống bị bao bọc bên trong bản ngã và lòng tự hào.
Cú đánh nặng nhất của chiêm tinh học là lên bản ngã. Nếu chiêm tinh học là đúng, bản ngã là sai. Chúng ta hãy hiểu điều đó theo cách này: nếu chiêm tinh học là sai, thế thì không cái gì khác còn lại – trừ bản ngã – điều đó có thể đúng. Nếu chiêm tinh học là đúng thế thì thế giới là đúng, và duy nhất tôi có thể sai. Tôi chỉ là phần nhỏ tí xíu và có thể bỏ qua được của thế giới – tôi thậm chí không thể được bao hàm trong việc đếm, tôi nhỏ bé thế. Nếu chiêm tinh học là đúng, thế thì tôi không có đó. Có luồng lực lớn trong đó tôi chỉ là gợn sóng nhỏ.
Đôi khi, khi chúng ta cưỡi lên con sóng lớn, chúng ta có ấn tượng rằng chúng ta cũng là cái gì đó đặc biệt và con sóng đó bị quên đi. Con sóng lớn đó đang cưỡi trên biển nào đó, nhưng ngay cả biển đó cũng bị quên đi. Nếu biển đó nhường chỗ cho phần bên dưới, sóng sẽ biến mất và chúng ta cũng sẽ biến mất. Chúng ta trở nên bất hạnh một cách không cần thiết với khả năng biến mất của chúng ta vì chúng ta trở nên hạnh phúc giả tạo qua niềm tin của chúng ta vào sự tồn tại riêng của chúng ta. Chúng ta nên nhận ra rằng chỉ có con sóng lớn và biển cả bao la, và rằng chúng ta không hiện hữu – rằng chính từ ao ước của biển mà chúng ta dâng lên trong nó, rằng chính từ ao ước của biển mà chúng ta chết.
Nếu một thái độ nảy sinh trong đó chúng ta nhận ra rằng chúng ta chỉ là một phần của ham muốn lớn của cái vô hạn, thế thì sẽ không có bất hạnh. Và với thái độ như vậy, cái gọi là hạnh phúc mà chúng ta muốn tận hưởng cũng sẽ không hiện diện. Việc cảm thấy hạnh phúc qua các ý nghĩ như vậy, như, “Mình đã thắng, mình đã thu được,” sẽ không còn tồn tại. Cũng sẽ không có cảm giác về bất hạnh với những ý nghĩ như vậy, như, “Mình đang chết, mình bị kết thúc, mình đã chết đuối; mình đã bị tiêu diệt hay thất bại.” Khi cả hai hạnh phúc và bất hạnh không còn lại nữa, chúng ta đi vào trong thế giới của thực tại – cái bản chất – nơi có phúc lạc. Thế thì chiêm tinh học trở thành cánh cửa cho phúc lạc.
Nếu chúng ta nhìn chiêm tinh học như việc tan chảy của lòng tự hào của chúng hay như việc tan rã của bản ngã, thế thì chiêm tinh học trở thành tôn giáo.
Nhưng chúng ta đi tới nhà chiêm tinh thường, và để bảo vệ bản ngã của mình, chúng ta hỏi, “Tôi có ngẫu nhiên bị mất mát không? Tôi có trúng sổ xố không? Trong kinh doanh mới này mà tôi đang tiến hành, tôi có thành công không?” Những câu hỏi này được hỏi để cứu bản ngã của chúng ta, nhưng sự kiện là ở chỗ chiêm tinh học hoàn toàn đối lập với bản ngã. Ý nghĩa của chiêm tinh học là thế này – rằng bạn không hiện hữu nhưng vũ trụ hiện hữu, rằng bạn không hiện hữu nhưng càn khôn hiện hữu. Những lực rất mạnh đang vận hành, và bạn là tuyệt đối không quan trọng.
Bạn có thể thấy chiêm tinh học dưới ánh sáng này chỉ nếu bạn nghĩ và cảm rằng bạn chỉ là phần rất nhỏ của thế giới lớn lao này. Đó là lí do tại sao tôi đã nói với bạn cách toàn thể họ mặt trời được thống nhất với mặt trời. Nếu bạn có thể nhận ra điều này, thế thì bạn cũng sẽ nhận ra rằng mặt trời của chúng ta được thống nhất với nhiều mặt trời lớn hơn trong vũ trụ.
Các nhà khoa học nói rằng có bốn mươi triệu mặt trời, và tất cả đều được sinh ra từ mặt trời lớn hơn nào đó. Chúng ta không có tri thức về chỗ mặt trời tối cao đó có thể hiện hữu. Chúng ta không biết làm sao trái đất này quay quanh trục của nó và cũng xoay quanh mặt trời, chúng ta cũng chẳng biết trung tâm đó ở đâu, mà quanh nó mặt trời cùng gia đình của nó đang quay. Vòng quay ngựa gỗ vũ trụ lớn đang đung đưa.
Trong các đền thờ Hindu có việc thực hành pradakshina, xoay vòng quanh ảnh của thần. Pradakshina này là biểu tượng của sự kiện rằng mọi thứ đang quay bởi bản thân nó và cũng quay quanh cái gì đó khác. Thế rồi hai việc quay cùng nhau này lại quay quanh cái thứ ba, thế rồi ba việc quay quanh này lại quay quanh cái thứ tư, cứ thế mãi, tới vô hạn.
Trung tâm tối thượng của cái vô hạn được nói tới bởi những người biết là “trung tâm tối cao của Brahma.” Cái tối thượng này không quay, không xoay tròn quanh bất kì cái gì khác. Bất kì cái gì mà bản thân nó quay dứt khoát sẽ xoay quanh cái gì đó khác, nhưng cái mà không quay không xoay là cái tối thượng. Nó cũng còn được biết là im lặng tối cao hay hư không. Đây là trục, trục đứng quanh nó toàn thể vũ trụ dãn ra và co lại.
Người Hindu nghĩ rằng cũng như nụ trở thành hoa và hoa héo đi, tương tự thế giới cũng mở rộng ra và thế rồi tan rã.. cũng như có ngày và đêm, có ngày của thế giới và có đêm của thế giới nữa. Như tôi đã nói với bạn trước đây, có các chu kì mười một năm và chu kì chín mươi năm. Tương tự, người Hindu nghĩ rằng có chu kì hàng triệu năm: trong chu kì như vậy vũ trụ được sinh ra, trải qua thời thanh niên và già đi; các trái đất được sinh ra, trăng và sao lan rộng khắp vũ trụ, cư dân tăng trưởng, và hàng triệu sinh linh được sinh ra.
Đây không chỉ là việc xảy ra trên trái đất, bây giờ các nhà khoa học nói rằng phải có tối thiểu năm mươi nghìn hành tinh trên đó có sự sống. Có thể có nhiều hơn, nhưng đây là tối thiểu. Trong vũ trụ vô hạn thế, không thể nào có chuyện chỉ một trái đất có thể có sự sống. Có năm mươi nghìn hành tinh hay trái đất trên đó có sự sống – đó là việc mở rộng vô hạn. Thế rồi mọi thứ co lại lần nữa.
Trái đất này đã không ở đây từ lúc bắt đầu, mà nó cũng sẽ không kéo dài tới cuối cùng. Cũng như tôi được sinh ra và tôi sẽ không còn nữa, cho nên trái đất này và mặt trời này sẽ không còn nữa – và thời gian sẽ tới khi những trăng, sao và hành tinh này cũng sẽ không còn nữa. Vòng hiện hữu và phi hiện hữu của chúng vẫn tiếp tục. Chúng ta chỉ là cái nhỏ vô cùng, quay và xoay ở đâu đó trong bánh xe càn khôn này. Và nếu chúng ta vẫn nghĩ rằng chúng ta là tách rời, thế thì chúng ta giống như Mulla Nasruddin đang du hành trong máy bay lần đầu tiên….
Mulla Nasruddin đi vào máy bay, và khi nó cất cánh anh ta bước dọc đường đi trong máy bay. Anh ta muốn đi tới đích đến rất nhanh và đang trong vội vàng lớn; cũng là tự nhiên thôi, nếu bạn muốn tới đâu đó một cách nhanh chóng bạn sẽ tới sớm hơn nếu bạn bước nhanh hơn…! Hành khách cùng chuyến dừng anh ta lại và hỏi anh ta đang làm gì. Mulla Nasruddin đáp rằng anh ta đang vội.
Anh ta đi máy bay lần đầu tiên và anh ta đã dùng cùng logic này, cái đã có tác dụng trên mặt đất. Ở đó, anh ta bao giờ cũng tới sớm hơn khi anh ta bước nhanh hơn. Anh ta không thể nhận ra rằng việc bước đi trong máy bay là vô dụng – bản thân máy bay đang bay và anh ta sẽ chỉ làm bản thân mình kiệt sức bằng việc bước. Anh ta sẽ không tới sớm hơn gì cả, và có thể là đến lúc anh ta tới, anh ta sẽ bị kiệt sức tới mức anh ta sẽ không có khả năng đứng dậy. Anh ta phải nghỉ, anh ta phải nhắm mắt lại và nghỉ ngơi. Nhưng cả Mulla lẫn các bác học sẽ không đồng ý với lời khuyên như vậy.
Người đạt tới nghỉ ngơi bên trong chuyển động tuần hoàn càn khôn này của thế giới, tôi gọi là có tính tôn giáo. Người đó có tính tôn giáo, người biết rằng các lực vũ trụ đang làm việc và không có vội gì – rằng việc vội vàng của người đó là vô dụng. Nếu chúng ta chỉ có thể là một với sự hài hoà vũ trụ, thế là đủ – và nó là phúc lạc.
Tôi đã nói cho bạn đôi điều về chiêm tinh học – và nếu bạn nhận ra những điều này, thế thì chiêm tinh học có thể trở thành cánh cửa tới việc đạt tới tâm linh.
Từ “Điều huyền bí ẩn kín”, Ch.6