Chiêm tinh học- khoa học cổ đại

Chiêm tinh học có lẽ là chủ đề cổ đại nhất và theo một cách nào đó cũng là bị cấm kị nhất. Nó là cổ đại nhất vì như chúng ta có khả năng nghiên cứu lịch sử nhân loại xa nhất lùi về sau, chiêm tinh học đã từng hiện hữu trong sự tồn tại. Các mô tả chiêm tinh học đã được tìm thấy trên xương còn lại từ nền văn minh Sumerian đã tồn tại hai mươi nhăm nghìn năm trước Jesus. Xương còn lại đã được phát hiện với những câu khắc chiêm tinh học và với một đại cương về quĩ đạo mặt trăng trên trời.

Nhưng ở Ấn Độ khoa học này thậm chí còn cổ hơn. Trong Rigveda, có nhắc tới chòm sao nào đó mà chỉ có thể đã xuất hiện chín mươi nhăm nghìn năm trước. Vì điều này, Lokmanya Tilak đã kết luận rằng thậm chí Vedas chắc chắn phải cổ đại hơn: chòm sao như Vedas đã mô tả nó vào khoảnh khắc nào đó chín mươi nhăm nghìn năm trước, cho nên việc Veda nhắc tới chòm sao đặc biệt đó phải có ít nhất chín mươi nhăm nghìn năm tuổi.

Việc Veda nhắc tới điều đặc biệt đó không thể được thêm vào ở thời kì về sau. Khác đi, các thế hệ trẻ hơn chắc đã không có khả năng luận ra chòm sao đã tồn tại nhiều năm trước. Nhưng bây giờ chúng ta có các phương pháp khoa học mà chúng ta có thể dùng để khám phá ra các ngôi sao đã ở đâu vào một khoảnh khắc đặc biệt trong quá khứ xa xôi.

Các luật sâu nhất của chiêm tinh học đầu tiên đã được khám phá ở Ấn Độ. Thực ra chính là vì chiêm tinh học mà toán học được sinh ra. Để làm những tính toán chiêm tinh học, đầu tiên toán học được cần tới.

Chữ số được dùng trong số học đã được phát minh ra ở Ấn Độ – các con số từ một tới mười đã tồn tại trong mọi ngôn ngữ thế giới về căn bản có nguồn gốc từ Ấn Độ. Và trên toàn thế giới hệ thống thập phân đã được chấp nhận: hệ thống thập phân đã được sinh ra ở Ấn Độ, và nó dần lan rộng ra toàn thế giới. Khi bạn nói “chín-nine” trong tiếng Anh, nó chỉ là việc sửa đổi của từ tiếng Phạn nav. Khi bạn nói “tám-eight” trong tiếng Anh, nó chỉ là việc sửa đổi của từ tiếng Phạn acht. Các con số từ một tới chín, phổ biến trong mọi ngôn ngữ của thế giới, đã đi vào sự tồn tại chỉ vì ảnh hưởng của chiêm tinh học Ấn Độ.

Tri thức đầu tiên về sự tồn tại của chiêm tinh học đã là từ nền văn minh Sumerian từ Ấn Độ. Sáu nghìn năm trước Jesus, người Sumerian đã là người đầu tiên mở cánh cửa của chiêm tinh học cho thế giới phương Tây. Người Sumerian đã đặt nền móng cho khảo cứu khoa học về chòm sao. Họ đã xây dựng nên chiếc tháp khổng lồ, cao hơn hai mươi mốt mét, và từ tháp đó các tu sĩ Sumerian thường quan sát bầu trời hai mươi tư tiếng một ngày. Siêu hình của người Sumerian đã sớm biết rằng bất kì cái gì xảy ra cho nhân loại đều bằng cách nào đó chung cuộc được kết nối với các ngôi sao – chúng là nguồn.

Sáu nghìn năm trước Jesus, chính cách nhìn ở Sumeria là bất kì khi nào ốm bệnh xuất hiện, bất kì khi nào dịch bệnh được sinh ra, các ngôi sao bằng cách nào đó được kết nối. Những ngày này có cơ sở khoa học cho cách nhìn này. Và những người hiểu khoa học về chiêm tinh học ngày nay nói chính người Sumerian đã bắt đầu lịch sử của nhân loại.

Năm 1920 một nhà khoa học người Nga, Chijevsky, đã nghiên cứu vấn đề này một cách sâu sắc và đã khám phá ra rằng cứ mỗi mười một năm, những vụ nổ khổng lồ xảy ra trên mặt trời. Cứ mỗi mười một năm vụ nổ hạt nhân lại xuất hiện trên mặt trời. Chijevsky đã khám phá ra rằng bất kì khi nào vụ nổ hạt nhân như vậy xuất hiện trên mặt trời, chiến tranh và cách mạng bắt đầu trên trái đất. Theo ông ấy, trong bẩy trăm năm qua, bất kì khi nào những hiện tượng như vậy xuất hiện trên mặt trời, đã có bệnh tật trên trái đất.

Phân tích của Chijevsky là không thể phủ nhận nổi thế, và vì điều đó đi ngược lại quan điểm Mác xít, năm 1920 Stalin đã bắt ông ấy và tống vào tù. Chỉ sau cái chết của Stalin Chijevsky mới có thể được thả ra. Với Stalin, kết luận của Chijevsky phải đã dường như là rất xa lạ. Theo tư duy của người Mác xít và người cộng sản, bất kì cuộc cách mạng nào xuất hiện trên trái đất về nền tảng được gây ra bởi khác biệt kinh tế giữa con người. Nhưng Chijevsky đã tuyên bố rằng nguyên nhân của cách mạng là trong việc bùng nổ xảy ra trên mặt trời.

Làm sao việc bùng nổ trên mặt trời có thể có liên quan tới sự tồn tại của nghèo hay giầu trong cuộc sống của con người? Nếu luận đề của Chijevsky là đúng, thế thì toàn bộ hệ thống của Mác bị tan thành bụi. Thế thì bạn không thể giải thích cách mạng bằng tham chiếu tới kinh tế và đấu tranh giai cấp; thế thì duy nhất chiêm tinh học có thể giải thích cho cách mạng.

Chijevsky đã không thể bị chứng minh là sai. Tính toán bẩy trăm năm của ông ấy đã có tính khoa học thế, kết nối mà ông ấy đã thiết lập giữa việc nổ trên mặt trời và hiện tượng trên trái đất là gần tới mức chứng minh ông ấy sai là khó. Nhưng tống ông ấy tới Siberia là chuyện đơn giản.

Sau cái chết của Stalin, Khrushchev đã thả Chijevsky khỏi Siberia. Năm mươi năm có giá trị của đời người này đã bị mất ở Siberia. Sau việc thả ông ấy, ông ấy không thể sống thêm hơn bốn tới sáu tháng, nhưng trong vài tháng đó ông ấy đã thu thập chứng cớ nhiều hơn cho luận điểm của ông ấy. Ông ấy cũng móc nối việc lan rộng của dịch bệnh trên trái đất với ảnh hưởng của mặt trời.

Mặt trời không phải là quả bóng lửa tĩnh tại, như chúng ta thường nghĩ, mà thay vì thế là cơ thể dữ dội, năng động và sống. Mọi khoảnh khắc mặt trời đều đổi tâm trạng của nó. Và khi mặt trời đổi tâm trạng của nó cho dù chút ít, sự sống trên trái đất run rẩy. Không cái gì xảy ra trên trái đất mà không có cái gì đó xảy ra trên mặt trời. Khi có nhật thực, chim trong rừng ngừng bay hai mươi bốn giờ trước đó. Trong toàn thể thời gian nhật thực toàn trái đất trở nên im lặng. Chim ngừng hót và mọi con vật trong rừng trở nên bị đè nặng và hoảng sợ, đầy e sợ. Khỉ bỏ cây và trèo xuống đất. Bản thân chúng dồn vào các nhóm, dường như ngụ ý bảo vệ. Và điều đáng ngạc nhiên là những con khỉ đó, kẻ bao giờ cũng huyên thuyên và kêu la, trở nên yên tĩnh vào lúc nhật thực tới mức ngay cả các sadhus và sannyasins trong thiền cũng không thể sánh được với chúng.

Chijevsky đã giải thích toàn thể vấn đề này, nhưng tư duy đầu tiên như vậy đã bắt nguồn ở Sumeria. Từ đó trở đi, một nhà vật lí Thuỵ Sĩ có tên Paracelsus đã khám phá ra nhiều thông tin hơn. Ông ấy đã làm một khám phá vô song – và khám phá nảy sẽ biến đổi toàn thể y học, nếu không phải hôm nay thì ngày mai. Mãi cho tới giờ khám phá này đã không thể được coi là hợp thức vì chiêm tinh học là chủ đề bị bỏ qua thế – cổ đại nhất, bị bỏ qua nhiều nhất, và đồng thời được kính trọng nhất.

Năm ngoái ở Pháp người ta đã tính toán rằng bốn mươi nhăm phần trăm mọi người tin rằng chiêm tinh học là khoa học. Ở Mĩ, năm nghìn nhà chiêm tinh hàng đầu hiện thời đang làm việc cả đêm lẫn ngày. Họ có nhiều khách hàng tới mức họ không bao giờ có thể kết thúc công việc của họ một cách thích đáng – người Mĩ trả hàng triệu đô la hàng năm cho các nhà chiêm tinh. Người ta ước lượng rằng trên toàn thế giới, bẩy mươi tám phần trăm mọi người tin vào chiêm tinh học. Bẩy mươi tám phần trăm những người tin vào chiêm tinh học bao gồm một số rất lớn các nhà khoa học, nhà tư tưởng, và những người thông minh khác.

C.J. Jung đã nói rằng cánh cửa của đại học đã bị đóng lại với chiêm tinh học trong ba trăm năm, nhưng trong ba mươi năm sắp tới chiêm tinh học sẽ mở những cánh cửa đó và lại đi vào trong đại học. Điều đó sẽ là có thể vì những tuyên bố mà chiêm tinh học đã đưa ra mà mãi cho tới giờ chưa được chứng minh, giờ có thể được chứng minh.

Paracelsus đã cho sinh thành một khám phá – rằng con người trở nên ốm bệnh chỉ khi mối quan hệ hài hoà giữa người đó và chòm sao vào lúc sinh của người đó bằng cách nào đó bị phá vỡ. Về điều này, chút ít giải thích là cần thiết. Nhiều năm trước Paracelsus, một người Hi Lạp có tên Pythagoras đã cho sinh thành một nguyên tắc hài hoà hành tinh rất có giá trị. Khi Pythagoras tuyên bố nguyên tắc này ở Hi Lạp, ông ấy mới trở về từ cuộc hành trình tới Ai Cập và Ấn Độ. Khi ông ấy tới Ấn Độ, nước này đã được hấp thu mạnh mẽ bởi các ý tưởng của Phật và Mahavira. Sau việc trở về Hi Lạp của ông ấy, ông ấy đã đưa vào trong tường trình của mình một đề cập đặc biệt tới các sadhu Phật giáo và Jaina giáo. Ông ấy đã cho những người thấy Jaina cái tên Jainosophists, và cũng tường trình rằng họ bước đi trần trụi.

Pythagoras tin rằng mọi ngôi sao, mọi hành tinh và mọi vệ tinh phát ra rung động duy nhất qua chuyển động của nó khi nó du hành trong không gian. Mọi khoảnh khắc của sao đều cho ra rung động, và mọi sao có chuyển động riêng của nó. Mọi rung động cùng nhau của sao tạo ra sự hài hoà âm nhạc mà ông ấy gọi là hài hoà của vũ trụ.

Khi bạn được sinh ra, giai điệu được tạo ra bởi việc điều chỉnh của các sao vào lúc đó được khắc vào tâm trí bạn trong trạng thái tươi tắn, phức tạp nhất, và nhạy cảm nhất – trạng thái sinh. Trong suốt cuộc đời của bạn, điều này sẽ gây ra sức khoẻ tốt hay sức khoẻ yếu. Khi bạn sống trong hoà điệu với sự hài hoà âm nhạc nguyên thuỷ, cái tồn tại vào lúc sinh của bạn, thế thì bạn mạnh khoẻ. Và bất kì khi nào việc điều chỉnh của bạn với sự hài hoà âm nhạc nền tảng này bị phá vỡ, bạn trở nên ốm.

Trong việc này, Paracelsus đã làm một công trình rất có ý nghĩa. Ông ấy sẽ không kê thuốc cho bất kì bệnh nhân nào chừng nào ông ấy còn chưa thấy kundali của người đó – sơ đồ sinh chiêm tinh học của người đó. Và điều đáng ngạc nhiên là sau khi đã xem xét sơ đồ sinh của bệnh nhân, Paracelsus sẽ chữa cho những bệnh nhân đã tới nhầm các bác sĩ điều trị khác – các bệnh nhân không thể được chữa khỏi bởi bất kì bác sĩ điều trị nào khác. Ông ấy thường nói, “Chừng nào tôi chưa biết vị trí của các ngôi sao vào lúc sinh của người này, không thể nào biết được các nốt của sự hài hoà bên trong của người đó. Chừng nào tôi chưa biết cách bố trí của sự hài hoà bên trong của người đó, làm sao người này có thể được chữa mạnh khoẻ?”

Nhưng mạnh khoẻ được ngụ ý về cái gì? Điều này chúng ta phải cố hiểu. Bình thường, nếu chúng ta hỏi bác sĩ điều trị định nghĩa về mạnh khoẻ là gì, ông ấy sẽ chỉ nói rằng mạnh khoẻ là không có ốm bệnh. Nhưng định nghĩa này có tính phủ định. Chính điều không may là chúng ta phải định nghĩa mạnh khoẻ dưới dạng ốm yếu. Mạnh khoẻ là điều khẳng định, trạng thái khẳng định: ốm yếu có tính phủ định. Mạnh khoẻ là tự nhiên của chúng ta; ốm yếu là tấn công vào tự nhiên. Cho nên điều rất kì lạ là chúng ta phải định nghĩa mạnh khoẻ dưới dạng ốm yếu. Định nghĩa chủ dưới dạng khách – điều này là rất kì lạ.

Mạnh khoẻ cùng tồn tại với chúng ta; ốm yếu thỉnh thoảng tới. Mạnh khoẻ đồng hành với chúng ta từ việc sinh; ốm yếu là hiện tượng bề mặt. Nhưng nếu chúng ta hỏi bác sĩ điều trị nghĩa của mạnh khoẻ là gì, ông ấy chỉ có thể nói rằng mạnh khoẻ hiện diện khi ốm yếu vắng bóng.

Paracelsus thường nói rằng diễn giải này là sai – khái niệm về mạnh khoẻ cần được định nghĩa một cách khẳng định. Nhưng làm sao chúng ta có thể đạt tới định nghĩa khẳng định, việc diễn giải về khái niệm mạnh khoẻ mà sẽ có tính sáng tạo?

Paracelsus thường nói, “Chừng nào chúng ta chưa biết trạng thái của sự hài hoà bên trong của ông, chúng ta nhiều nhất chỉ có thể giải thoát ông khỏi ốm yếu của ông – vì sự hài hoà bên trong của ông là cội nguồn của mạnh khoẻ của ông. Nhưng khi chúng ta giải thoát ông khỏi ốm yếu này, ông sẽ lập tức bị ốm yếu khác, vì không cái gì đã được làm với sự hài hoà bên trong của ông. Sự hài hoà bên trong của ông phải được hỗ trợ.”

Năm trăm năm đã trôi qua từ thời Paracelsus, và những khám phá của ông ấy đã biến mất trong quên lãng. Nhưng bây giờ, trong hai mươi năm qua, chiêm tinh học đã lại nổi lên. Trong thời gian này một khoa học mới đã được sinh ra. Tôi sẽ mô tả khoa học mới này một chút, và thế thì bạn sẽ có khả năng hiểu khoa học cổ đại về chiêm tinh học dễ dàng hơn.

Năm 1950 một khoa học mới đã được sinh ra có tên là hoá học càn khôn. Người khởi thuỷ của khoa học này là Georgi Giardi, một trong những người có ý nghĩa nhất của thế kỉ này. Người này, sau vô số thực nghiệm trong phòng thí nghiệm, đã chứng minh theo cách khoa học rằng toàn thể vũ trụ là sự thống nhất hữu cơ – rằng toàn thể vũ trụ là một thân. Nếu ngón tay của tôi bị đau, thế thì toàn thân tôi bị ảnh hưởng. “Thân” ngụ ý rằng không chi nào là tách rời, mọi thứ đều được nối với nhau. Nếu mắt tôi bị đau, thế thì ngón chân cái của tôi cũng trải nghiệm đau đó. Nếu chân tôi bị đau, thông điệp này đạt tới tim. Nếu tâm trí của tôi ốm, toàn thân tôi sẽ bị rối loạn. Nếu toàn thân tôi bị phá huỷ, thế thì sẽ khó cho tâm trí của tôi tìm ra bất kì chỗ nào để hiện hữu. Thân thể là sự thống nhất hữu cơ: chạm vào một phần và toàn thân rung động; mọi bộ phận đều bị ảnh hưởng.

Hoá học càn khôn nói rằng toàn thể càn khôn là một thân. Không cái gì trong nó đứng tách rời, mọi thứ đều được nối với nhau. Cho nên không thành vấn đề một ngôi sao có thể ở xa bao nhiêu với chúng ta, khi nó thay đổi, nhịp tim đập của chúng ta cũng thay đổi. Không thành vấn đề mặt trời có thể ở xa bao nhiêu, khi nó trở nên rất rối loạn, tuần hoàn máu của chúng ta cũng bị rối loạn. Cứ mỗi mười một năm trận bão nguyên tử lại xuất hiện trên mặt trời. Lần cuối cùng có cơn bão nguyên tử lớn và sự bùng nổ dữ dội đã diễn ra, một bác sĩ Nhật Bản có tên Tamatto đã làm một khám phá đáng ngạc nhiên. Bác sĩ này đã làm việc trên máu nữ trong hai mươi năm. Có một thuộc tính duy nhất cho máu nữ mà không có trong máu nam. Vào thời gian kinh nguyệt máu đàn bà trở thành loãng, nhưng máu của đàn ông bao giờ cũng còn là một loại. Máu của đàn bà vào thời gian kinh nguyệt trở nên loãng ra; vào thời gian mang thai máu của họ cũng trở nên loãng. Đây là một khác biệt căn bản giữa máu của đàn ông và đàn bà, theo Tamatto. Nhưng khi bão năng lượng nguyên tử xuất hiện trên mặt trời với sự mãnh liệt lớn, máu của đàn ông cũng trở nên loãng. Đây đã là hiện tượng rất mới. Trước điều này chưa bao giờ có ghi chép rằng máu của đàn ông bị ảnh hưởng bởi sự nhiễu loạn trên mặt trời. Và nếu máu có thể bị ảnh hưởng như vậy, thế thì bất kì cái gì cũng có thể bị ảnh hưởng.

Có một nhà tư tưởng Mĩ, Frank Brown, người đã từng cố gắng thu xếp các tiện nghi cho du khách vào không gian. Suốt nửa đời mình, ông ấy đã làm điều đó thành nhiệm vụ của mình để đảm bảo rằng những người du hành trong không gian sẽ không đối diện với khó khăn. Vấn đề nghiêm trọng nhất là họ sẽ bị ảnh hưởng thế nào khi họ rời khỏi trái đất. Không ai biết họ có thể đương đầu với bao nhiêu tia phóng xạ nguyên tử hay nó có thể ảnh hưởng tới họ thế nào.

Trong hai nghìn năm sau Aristotle, ở phương Tây người ta đã cho rằng không gian là trống rỗng, rằng chẳng cái gì có đó: hai trăm dặm cách xa trái đất, bầu khí quyền dừng lại và có không gian trống rỗng. Nhưng việc nghiên cứu của những người du hành không gian đã chứng minh khái niệm này là sai. Không gian không trống rỗng, nó rất đầy. Nó không trống rỗng không chết – nó cực kì sống động.

Chân lí là ở chỗ tầng rộng hai trăm dặm của bầu khí quyển của trái đất ngăn cản nhiều ảnh hưởng có hại đạt tới chúng ta. Nhưng trong không gian mọi loại dòng chảy kì lạ đang chảy, các tác động mà con người có thể không có khả năng trụ lại được.

Bạn sẽ ngạc nhiên mà biết điều này, và bạn sẽ cười, nhưng trước khi ông ấy để một người được đi vào trong không gian, Frank Brown đã đưa khoai tây vào không gian. Chính ý định của Brown là có rất ít khác biệt bản chất giữa con người và khoai tây. Nếu khoai tây héo mòn, thế thì người không thể sống sót được; nếu khoai tây sống sót, thế thì con người cũng có thể sống sót. Khoai tây là một cơ chế rất giỏi chịu đựng, và con người rất nhạy cảm. Nếu ngay cả khoai tây cũng không thể sống sót được trong không gian thế thì với con người không có hi vọng sống sót nào. Nếu khoai tây trở lại sống động, và nếu nó đâm chồi sau khi được gieo trong đất, thế thì con người có thể được đưa vào không gian. Tuy nhiên, chắc vẫn sẽ còn có e ngại liên quan tới năng lực sống sót của con người.

Từ thực nghiệm của mình Brown đã chứng minh thêm một điều nữa – rằng hạt mầm khoai tây nằm trong đất, hay bất kì hạt mầm nào nằm trong đất, chỉ lớn lên trong mối quan hệ với mặt trời. Một mình mặt trời đánh thức nó và khuyến khích nó hiện ra. Một mình mặt trời vẫy gọi mầm cây và xui khiến sự trưởng thành của nó.

Brown cũng đã nghiên cứu trong lĩnh vực khác. Bộ môn khác này thậm chí bây giờ vẫn chưa được cho cái tên thích hợp, nhưng hiện thời nó được gọi là di truyền hành tinh. Có từ khác trong tiếng Anh, horoscope – đọc số tử vi, bắt nguồn từ từ Hi Lạp horoscopos. Nghĩa của từ horoscopos là: Tôi quan sát những hành tinh đang hiện ra.

Khi đứa trẻ được sinh ra, vào khoảnh khắc đó nhiều ngôi sao hiện lên khắp đường chân trời của trái đất. Cũng như mặt trời mọc buổi sáng và lặn vào buổi tối, sao mọc và lặn trong không gian hai mươi bốn giờ một ngày. Nếu một đứa trẻ được sinh ra vào sáu giờ sáng, vào lúc đó mặt trời cũng đang mọc. Vào lúc đó một số ngôi sao cũng đang sinh, và những ngôi sao khác đang tắt. Một số ngôi sao đang lên; một số ngôi sao đang suy giảm, những ngôi sao khác đang mọc. Đứa trẻ này được sinh ra trong cách bố trí nào đó của các sao trong không gian.

Mãi cho tới giờ chúng ta đã hoài nghi – và thậm chí ngày nay nhiều người không biết sâu lắm về chủ đề này vẫn hoài nghi – rằng trăng và sao có thể có liên quan gì tới con người. Dù sao ở bất kì chỗ nào, có khác biệt gì mà nó tạo ra cho đứa trẻ nào đó đang được sinh ra trong làng? Và thế nữa, vào cùng ngày tháng, dưới cùng chòm sao không chỉ một đứa trẻ mà hàng nghìn đứa trẻ được sinh ra…. Trong số những đứa này đứa thì có thể là tổng thống của nước nào đó, nhưng số còn lại sẽ không là tổng thống. Trong số những đứa này đứa thì có thể chết sau một trăm năm, và đứa thì chết sau hai ngày. Trong số những đứa này đứa thì sẽ là thiên tài và đứa sẽ là kẻ ngốc. Cho nên từ quan điểm nông cạn người ta có thể hỏi làm sao đứa trẻ có thể có quan hệ với đọc số tử vi chỉ bởi được sinh ra dưới chòm sao nào đó và hình mẫu hành tinh.

Logic của câu hỏi như vậy dường như là rõ ràng và trực tiếp: Tại sao các ngôi sao có liên quan tới việc sinh của riêng một đứa trẻ? Và thế nữa, không chỉ một đứa trẻ được sinh ra; dưới ngay cùng những ngôi sao đó nhiều đứa được sinh ra mà không giống nhau chút nào. Từ logic như vậy dường như là việc sinh của con người chẳng có kết nối gì với các ngôi sao.

Nhưng từ nghiên cứu của Brown, Picardi, Tamatto và những người khác, chúng ta có thể rút ra một kết luận lớn. Tất cả những nhà khoa học này đều nói rằng trong khi chúng ta chưa thể tuyên bố rằng một đứa trẻ là một cá nhân bị ảnh hưởng bởi các ngôi sao, dầu vậy, bây giờ chúng ta có thể nói chắc chắn rằng sự sống như một toàn thể là bị ảnh hưởng. Liệu đứa trẻ có bị ảnh hưởng như một cá nhân hay không chúng ta không thể nói hay biết bây giờ, nhưng sự sống là như một toàn thể. Và nếu sự sống là như một toàn thể, thế thì khi chúng ta nghiên cứu sự kiện của vấn đề này sâu hơn, chúng ra sẽ khám phá ra rằng cả cá nhân nữa, cũng bị ảnh hưởng bởi các ngôi sao.

Một điều nữa phải được xem xét. Người ta đã từng nghĩ rằng chiêm tinh học là khoa học mà, vì nó bắt nguồn vào thời kì đầu, đã không thể phát triển. Nhưng theo cái nhìn của tôi, tình huống chính là điều đối lập. Chiêm tinh học đã là khoa học được phát triển vô hạn trong nền văn minh cực kì tiên tiến nào đó, nhưng nền văn minh đó đã bị mất và chỉ những mảnh mẩu không đầy đủ của chiêm tinh học của nó còn lại trong tay chúng ta.

Chiêm tinh học không phải là khoa học mới mà cần được phát triển, mà là khoa học đã một thời rất tiên tiến. Thế rồi nền văn minh đã phát triển nó đã bị mất. Các nền văn minh tới và đi mọi ngày: những qui tắc cơ bản, những châm ngôn cơ bản và các nguyên tắc cơ bản của những điều đã được họ phát triển, trở nên bị mất.

Ngày nay, khoa học đang tiến tới điểm mà nó sẽ chấp nhận luận đề rằng sự sống là một toàn thể bị ảnh hưởng bởi chuyển động của các ngôi sao.

 

Từ “Điều huyền bí ẩn kín”. Ch.5