Hai câu chuyện về con mắt thứ ba

Vào năm 1888 một người có tên Ramanujan được sinh ra trong một gia đình Brahmin nghèo ở miền Nam Ấn Độ. Ông ấy đã trở thành nhà toán học rất nổi tiếng. Ông ấy đã không thể được học nhiều, nhưng dầu vậy thiên tài của ông ấy trong toán học đã là duy nhất. Nhiều nhà toán học được rèn luyện kĩ đã thu được danh tiếng vì được đào tạo và hướng dẫn từ những người khác trong một số năm. Nhưng Ramanuja, thậm chí đã không là người trúng tuyển đại học và không được đào tạo hay được hướng dẫn từ bất kì người nào.

Với khó khăn lớn ông ấy đã nhận được việc làm thư kí, nhưng tin tức rất sớm lan rộng rằng ông ấy đã có tài năng đáng ngạc nhiên trong toán học. Ai đó gợi ý rằng ông ấy viết bức thư cho nhà toán học nổi tiếng, Giáo sư Hardy, của Đại học Cambridge – ông này đã là nhà toán học lỗi lạc của thời đó. Ông ấy đã không viết thư, nhưng đã giải hai định lí hình học và gửi chúng cho Giáo sư Hardy. Hardy sững sờ khi nhận chúng và không thể tin nổi rằng ai đó trẻ thế có thể giải được những định lí như vậy. Ông này lập tức viết thư đáp lại cho Ramanujan và mời ông ấy tới Anh. Khi Hardy gặp ông này lần đầu tiên, ông này đã cảm thấy rằng ông ta giống như đứa trẻ trước Ramanujan trong lĩnh vực toán học. Thiên tài và năng lực của Ramanujan đã là tới mức chúng không thể được qui cho sức mạnh tâm trí, vì trí tuệ chuyển rất chậm, suy nghĩ cần thời gian, nhưng Ramanujan đã không mất thời gian gì trong việc đáp ứng với câu hỏi của Hardy. Ngay khi vấn đề được viết ra trên bảng đen hay được đặt cho ông ấy bằng lời thì Ramanujan bắt đầu đáp lại, không có bất kì kẽ hở thời gian nào cho suy nghĩ. Rất khó cho các nhà toán học lớn hiểu làm sao điều đó đã xảy ra. Một bài toán đáng phải mất sáu giờ cho một nhà toán học lỗi lạc giải – và thế nữa ông ta cũng không chắc là đúng – Ramanujan đã giải ngay lập tức, không sai sót gì.

Điều đó chứng tỏ rằng Ramanujan đã không đáp lại qua trung gian tâm trí. Ông ấy đã không phải là người rất có học, ông ấy thực tại đã trượt vào đại học; không có dấu hiệu khác về năng lực trí tuệ, nhưng khi có liên quan tới toán học, ông ấy là siêu nhân. Cái gì đó đã xảy ra ở bên ngoài tâm trí con người. Ông ấy chết khi ông ấy mới ba mươi sáu vì lao.

Khi ông ấy ở bệnh viện, Hardy, cùng với hai hay ba người bạn nhà toán học khác, đã tới gặp ông ấy. Khi việc đó xảy ra, ông này đã đậu xe ở chỗ mà Ramanujan có thể thấy biển số của nó. Khi Hardy đi vào trong phòng của Ramanujan, ông ấy bảo Hardy rằng biển số xe của ông này là duy nhất: nó có bốn khía cạnh đặc biệt cho nó. Sau đó, Ramanujan chết. Hardy mất sáu tháng để hiểu điều Ramanujan đã ngụ ý, nhưng ông này chỉ có thể khám phá ra ba trong bốn khía cạnh. Trên giường chết ông này đã để lại bản di chúc rằng công trình nghiên cứu trên số đó nên tiếp tục, để tìm ra khía cạnh thứ tư. Vì Ramanujan đã nói có khía cạnh thứ tư, vậy phải có chứ. Hai mươi hai năm sau cái chết của Hardy, khía cạnh thứ tư đã được khám phá ra. Ramanujan đã là đúng.

Bất kì khi nào ông ấy bắt đầu nhìn vào bất kì bài toán toán học nào, cái gì đó bắt đầu xảy ra ở không gian giữa hai lông mày của ông ấy. Cả hai nhãn cầu quay ngược lên, định tâm vào không gian giữa đó. Trong Yoga, không gian đó được mô tả là điểm con mắt thứ ba. Nó được gọi là con mắt thứ ba vì nếu con mắt đó trở nên được kích hoạt, nó có thể thấy các biến cố và khung cảnh của thế giới khác nào đó trong trạng thái toàn vẹn của chúng. Điều đó giống như nhìn ra khỏi nhà bạn qua một lỗ nhỏ trên cửa ra vào, và đột nhiên, khi cánh cửa mở ra, bạn thấy toàn thể bầu trời. Có không gian giữa hai lông mày nơi có một kẽ hở nhỏ mà đôi khi mở ra – như trong trường hợp của Ramanujan. Đôi mắt của ông ấy ngước vào con mắt thứ ba của ông ấy khi giải bài toán. Cả Hardy không thể hiểu được hiện tượng này lẫn các nhà toán học phương Tây khác cũng thậm chí không hiểu được nó trong tương lai.

Tôi sẽ kể cho bạn về biến cố khác có liên quan tới dấu hiệu mầu son đỏ, để cho bạn sẽ có khả năng hiểu mối quan hệ của nó với con mắt thứ ba.

Edgar Cayce chết năm 1945. Bốn mươi năm trước đó, vào năm 1905, ông ấy ngã bệnh, trở nên vô ý thức và vẫn còn trong hôn mê trong ba ngày. Các bác sĩ đã mất mọi hi vọng và nói rằng họ không thể tìm ra bất kì cách nào để đem ông ấy trở lại ý thức. Họ nghĩ rằng vô ý thức của ông ấy là sâu tới mức có lẽ ông ấy sẽ không bao giờ ra khỏi nó. Mọi thuốc đều được thử, nhưng không có dấu hiệu nào của việc thu lại ý thức của ông ấy.

Vào buổi tối ngày thứ ba, các bác sĩ nói rằng họ không thể làm được bất kì cái gì thêm nữa và rằng trong vòng bốn tới sáu giờ ông ấy sẽ chết, hay nếu ông ấy sống, ông ấy chắc điên – điều sẽ là tồi tệ hơn chết – vì khi thời gian trôi qua những mạch và tế bào tinh tế của não ông ấy bị phân huỷ. Nhưng Cayce đột nhiên bắt đầu nói cho dù ông ấy vẫn trong hôn mê. Các bác sĩ không thể tin được điều đó: Thân thể của Cayce đã là vô ý thức, nhưng ông ấy đang nói. Ông ấy nói rằng ông ấy đã ngã từ một cây, rằng xương sống của ông ấy bị thương, và đó là lí do tại sao ông ấy đã bị vô ý thức. Ông ấy cũng nói rằng nếu ông ấy không được chữa trị trong vòng sáu giờ, não của ông ấy sẽ bị ảnh hưởng và ông ấy sẽ chết. Ông ấy gợi ý thuốc thảo mộc nào đó mà ông ấy nên được cho uống và nói rằng thế thì ông ấy sẽ phục hồi trong vòng mười hai giờ.

Tên của thảo mộc này mà ông ấy yêu cầu không thể được biết tới với Edgar Cayce, và ban đầu các bác sĩ nghĩ điều ông ấy nói chỉ là một phần của chứng điên của ông ấy vì chất liệu ông ấy đã gợi ý không được biết là chữa cho hoàn cảnh như của ông ấy. Nhưng vì Cayce đã đặc biệt nhắc tới chúng, họ nghĩ họ phải thử chúng. Những chất liệu đó được tìm kiếm, và được trao cho Cayce: ông ấy được hồi phục đầy đủ trong vòng mười hai giờ.

Sau khi ông ấy trở nên có ý thức và khi sự vụ này được kể lại cho ông ấy, Cayce không thể nhớ được việc gợi ý bất kì thuốc nào như vậy; ông ấy chẳng biết tên của thuốc này mà cũng không nhận ra chúng. Nhưng biến cố này trong đời của Edgar Cayce đã là bắt đầu của việc xảy ra hiếm hoi. Edgar Cayce đã trở thành một chuyên gia trong việc gợi ý thuốc cho những bệnh không thể chữa được; ông ấy đã chữa cho quãng ba mươi nghìn người trong đời ông ấy. Bất kì đơn thuốc nào ông ấy đã cho bao giờ cũng đúng; không có ngoại lệ, mọi bệnh nhân đã thử thuốc của ông ấy đều được chữa khỏi. Nhưng bản thân Cayce lại không có khả năng giải thích điều đó. Ông ấy chỉ có thể nói rằng bất kì khi nào ông ấy nhắm mắt lại để tìm cách điều trị, cả hai mắt của ông ấy quay ngược lên dường như bị kéo hướng tới chỗ giữa hai lông mày. Mắt ông ấy trở nên bị cố định ở đó và ông ấy quên mất mọi thứ; ông ấy chỉ nhớ rằng sau một điểm nào đó ông ấy đã quên mọi thứ về cuộc sống này, và chừng nào điểm đó chưa tới, cách trị liệu sẽ không tới với ông ấy. Ông ấy đã gợi ý những phương thuốc kì diệu, hai trong những phương thuốc đó đáng để hiểu.

Gia đình Rothschilds là gia đình rất giầu ở Mĩ. Một người đàn bà từ gia đình đó đã bị ốm trong một thời gian dài và không điều trị nào giúp được. Thế rồi cô ấy được đưa tới Edgar Cayce, và trong trạng thái vô ý thức của mình, ông ấy đã gợi ý thuốc. Chúng ta phải gọi là trạng thái vô ý thức của ông ấy, nhưng những người biết về việc xảy ra huyền bí này chắc sẽ nói ông ấy đã ý thức đầy đủ vào lúc đó. Thực ra, vô ý thức diễn ra liên tục chừng nào tri thức của chúng ta chưa đạt tới con mắt thứ ba.

Rothschild là một triệu phú, cho nên ông ta có thể đảm đương tìm toàn thể nước Mĩ về thuốc đó, nhưng ông ta đã không thể tìm ra nó. Không ai thậm chí có thể nói liệu thuốc đó có tồn tại hay không. Quảng cáo được đặt trong các tờ báo quốc tế yêu cầu thông tin về thuốc này. Sau gần ba tuần một người từ Thuỵ Điển đã viết, nói rằng không có thuốc với tên đó trong sự tồn tại, mặc dầu hai mươi năm trước bố ông ấy đã được cấp bằng phát minh ra thuốc với tên đó nhưng nó chưa bao giờ được sản xuất. Ông ấy đã viết rằng bố ông ấy đã chết nhưng ông ấy có thể gửi công thức thuốc. Thuốc này thế rồi được sản xuất và được trao cho người đàn bà này, thế rồi cô ấy phục hồi. Làm sao Cayce có thể biết về thuốc mà thậm chí đã không có sẵn trên thị trường?

Trong một sự vụ khác, ông ấy lại gợi ý một thuốc đặc biệt cho ai đó; việc tìm kiếm được tiến hành cho nó nhưng nó không thể được tìm thấy. Một năm sau một quảng cáo xuất hiện trong báo chí công bố việc sẵn có của thuốc đó. Trong năm trước đó nó đã được kiểm thử ở phòng thí nghiệm; nó thậm chí đã không được cho cái tên nhưng Cayce đã biết nó. Thuốc này được trao cho bệnh nhân, người đó sớm được phục hồi.

Cayce đã gợi ý các thuốc mà không thể được tìm thấy, và do vậy bệnh nhân đã chết. Khi ông ấy được nói cho về điều này, ông ấy đã nói rằng ông ấy bất lực, ông ấy không thể làm được gì. Ông ấy nói, “Tôi không biết ai đang thăm bệnh nhân và đang nói khi tôi vô ý thức – tôi không có quan hệ với người đó.” Nhưng một điều là chắc chắn, bất kì khi nào ông ấy nói trong trạng thái đó, mắt của ông ấy đều bị kéo lên.

Khi chúng ta đang trong giấc ngủ say, thế thì mắt chúng ta bị kéo lên tỉ lệ với chiều sâu của giấc ngủ. Bây giờ, các nhà tâm lí học đang làm nhiều thực nghiệm về giấc ngủ. Bạn càng ngủ say, mắt bạn càng lên cao hơn; mắt càng ở thấp, chuyển động của chúng càng lớn. Nếu mắt bạn chuyển động rất nhanh dưới mi mắt, bạn đang có giấc mơ rất nhiều sự kiện. Bây giờ điều này đã được chứng minh một cách khoa học bằng việc thông qua các thực nghiệm – “chuyển động mắt nhanh, REM” đó chỉ ra giấc mơ chuyển động nhanh. Mắt càng xuống thấp, REM càng lớn hơn; khi mắt đi lên cao hơn, REM được thu nhỏ lại. Khi REM là số không, giấc ngủ ở chỗ sâu nhất của nó. Thế thì mắt vẫn còn đứng yên giữa hai lông mày.

Yoga nói rằng trong giấc ngủ say chúng ta đạt tới cùng trạng thái mà chúng ta đạt tới trong samadhi. Chỗ mà các con mắt trở nên cố định là cùng chỗ trong giấc ngủ say và trong samadhi.

Từ “Điều huyền bí ẩn kín”, Ch.3