Các ngôn ngữ phương Tây nhấn mạnh vào ngôn ngữ hơn là phát âm, trong khi cái nhìn của Veda coi nghĩa của lời được viết hay được nói không quan trọng bằng âm thanh đặc biệt mà nó sẽ tạo ra, và việc hợp thành của âm thanh đó. Do đó tiếng Phạn mang tính phát âm, không mang tính ngôn ngữ; nhấn mạnh là vào âm thanh nhiều hơn vào lời. Và do vậy, trong hàng nghìn năm người ta đã cảm thấy rằng những kinh có giá trị này phải không nên viết ra, vì điều tự nhiên là ngay khi nó được viết ra thì nhấn mạnh vào âm thanh sẽ bị mất. Việc nhấn mạnh là ở chỗ tri thức được truyền qua chỉ bằng lời từ mồm, thay vì trong việc viết, vì trong việc viết ra lời – chúng sẽ đơn thuần là từ, và cảm giác tinh tế với âm thanh sẽ bị mất và do vậy trở thành vô nghĩa.
Nếu chúng ta viết ra lời Rama, những người đang đọc nó sẽ nói lời này theo nhiều cách khác nhau. Ai đó sẽ nhấn mạnh nhiều hơn vào “r” và ai đó khác, nhấn mạnh nhiều hơn vào “a,” và rồi ai đó khác sẽ nhấn mạnh nhiều hơn vào “m.” Điều đó sẽ tuỳ thuộc và cá nhân người đọc. Cho nên ngay khi một lời được viết ra, hiệu quả của âm thanh bị phá huỷ. Bây giờ, để hiểu hiệu quả của âm thanh của những lời này, toàn thể việc luyện tập giải mã để phát âm những lời này sẽ phải được thực hiện. Cho nên trong hàng nghìn năm đã có nhấn mạnh nhiều vào việc không viết ra bất kì kinh sách nào, vì những người thấy cổ đại không muốn bố trí phát âm bị mất. Kinh sách phải được truyền sang người khác trực tiếp bằng lời từ mồm, cho nên kinh sách đã được biết là shrutis, nghĩa là cái được biết bởi việc nghe.
Cái được truyền qua trong dạng sách viết chưa bao giờ được chấp nhận là kinh sách. Điều đó đã toàn dựa trên bố trí âm thanh một cách khoa học. Tại một số chỗ âm thanh phải nhỏ dịu, và tại những chỗ khác nó phải là to. Rất khó viết ra những lời này dưới dạng kinh sách. Ngày kinh sách được thu thành việc viết, bố trí bên trong bản chất, cố hữu, nguyên bản của âm thanh bị mất. Không còn cần hiểu chỉ qua việc nghe. Bạn có thể đọc kinh sách – nó là sẵn có ở chợ. Bây giờ không có mối quan hệ hay liên quan tới âm thanh.
Điều quan trọng cần lưu ý là việc nhấn mạnh của kinh sách chưa bao giờ là vào nghĩa. Nhấn mạnh vào nghĩa trở thành có liên quan về sau, khi chúng ta đã thu những kinh sách đó thành việc viết. Nếu cái gì đó được viết ra mà không có nghĩa điều đó sẽ là không lành mạnh, cho nên nghĩa cần phải được cho những từ viết ra. Vẫn có những phần nào đó của toàn bộ hiểu biết của Veda mà không nghĩa nào có thể được giải mật – và đây là những phần thực, vì chúng mang tính phát âm toàn bộ. Chúng không truyền đạt bất kì nghĩa nào.
Chẳng hạn, câu hỏi về nghĩa của mật chú Tây Tạng, “Aum mani padme hum,” không nảy sinh vì ý nghĩa của nó mang tính phát âm toàn bộ. Tương tự, không có vấn đề về bất kì nghĩa nào trong mật chú,”Aum,” nhưng nó có tác động dựa trên âm thanh, điều tạo ra hiệu ứng đặc biệt. Khi thiền nhân lặp lại, “Aum mani padme hum,” lặp đi lặp lại, âm thanh này tác động tới đa dạng luân xa và chúng được kích hoạt. Vấn đề này không phải là của nghĩa, ý nghĩa liên quan tới bản thân âm thanh. Cho nên sự kiện là các kinh sách cổ đã không đặt bất kì nhấn mạnh nào vào nghĩa, nhưng vào tính tiện dụng của chúng – chủ định mà theo đó chúng có thể được dùng và ích lợi mà có thể được đem ra từ chúng – xứng đáng với sự chú ý đặc biệt của chúng ta.
Phật có lần đã được hỏi, “Chân lí là gì?” Ông ấy đáp, “Chân lí là cái có thể được dùng.” Định nghĩa về chân lí là cái có thể được dùng. Khoa học sẽ định nghĩa chân lí theo cùng cách này. Định nghĩa của nó sẽ có tính thực chứng: Chân lí là cái có thể được đem ra dùng trong cuộc sống và là cái có thể được chứng minh.
Nếu người ta nói rằng khi hidro và ô xi được trộn lẫn, nước được tạo ra, chúng ta không quan tâm liệu phát biểu đó là đúng hay không; nếu chúng ta có thể thấy rằng nước được tạo ra từ việc trộn lẫn hidro và ô xi, điều đó là đúng, bằng không thì không đâu. Phát biểu này trong bản thân nó không có tính hợp thức, tính hợp thức của nó là tính tiện dụng của nó. Nếu có thể tạo ra nước theo cách đó, điều đó phải được chứng minh bằng việc biểu diễn thực tại. Bây giờ khoa học đã chấp nhận định nghĩa này về chân lí mà tôn giáo đã chấp nhận từ năm nghìn năm trước. Trong tôn giáo tính tiện dụng là phép thử để kiểm nghiệm lại chân lí.
Mật chú “Aum,” không có nghĩa nhưng nó có tính tiện dụng; đền không có nghĩa nhưng nó có tính tiện dụng. Việc dùng nó là nghệ thuật, và có dòng chảy cố hữu trong mọi nghệ thuật điều không thể được dạy, nhưng phải được hấp thu.
Tôi đã đọc thấy rằng có một hoàng đế ở Trung Quốc một nghìn năm trăm năm trước, người rất thích ăn thịt – nhiều tới mức ông ta luôn để bò cái hay bò đực bị mổ thịt ngay trước mắt ông ấy. Cùng một ông hàng thịt xẻ thịt súc vật ngay trước ông ta đều đặn mọi sáng trong mười lăm năm. Một hôm hoàng đế hỏi, “Ta đã không thấy ông mài dao mổ lần nào trong mười lăm năm. Lưỡi của nó không bị cùn sao?”
Ông hàng thịt đáp, “Thưa bệ hạ không đâu, nó không cùn. Lưỡi trở nên cùn chỉ khi người xẻ thịt không phải là chuyên gia, nếu ông ấy không biết chỗ nào để xẻ thịt. Người xẻ thịt phải biết chỗ nào có xương và khớp, và thế thì dao xẻ có thể cắt con vật thành hai bằng một nhát cắt. Nghệ thuật cắt này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ sau. Cho nên lưỡi dao không chỉ không trở nên cùn, nó trở nên sắc hơn hàng ngày, với mọi nhát xẻ.”
Hoàng đế bảo người xẻ thịt dạy cho ông ta nghệ thuật này.
Người xẻ thịt đáp, “Điều đó sẽ là rất khó đấy. Tôi đã không học nghệ thuật này nhưng được thấm đẫm nó từ việc quan sát bố tôi từ thời thơ ấu của tôi. Việc đó đã không được dạy cho tôi, tôi đã hấp thu nghệ thuật này qua việc quan sát bố tôi mọi ngày. Lúc thì tôi cầm dao xẻ cho bố tôi, và lúc thì tôi sẽ đo lường các chi của con vật. Đó đã là cách tôi học nghệ thuật này. Nếu bệ hạ sẵn sàng làm cùng điều đó – đứng bên cạnh tôi, lúc thì trao dao xẻ cho tôi và thế rồi lấy nó lại, lúc thì đơn giản ngồi và quan sát – thế thì có lẽ bệ hạ sẽ học nghệ thuật này. Nhưng tôi không thể dạy nó cho bệ hạ.”
Khoa học có thể được dạy, nhưng nghệ thuật phải được hấp thu.
Mọi mật chú này đều không có nghĩa, nhưng chúng có giá trị thực chứng và chúng ta đã làm cho con cái chúng ta hấp thu chúng ở giai đoạn rất sớm. Chúng thường học việc dùng đền mà thậm chí không bao giờ nhận biết về điều chúng đã học. Chúng sẽ học nghệ thuật đi vào đền, cách ngồi đó và cách dùng những vùng ngoại vi linh thiêng. Bất kì khi nào có việc khẩn cấp hay bất kì khó khăn nào, chúng sẽ chạy tới đền và thế rồi về nhà, khi đã thu được sự cân bằng và yên bình. Từng buổi sáng chúng sẽ đi tới đền, vì cái chúng thu được ở đó đã không thể nào tìm thấy được ở bất kì chỗ nào khác. Nhưng tất cả điều này đã không được dạy cho chúng, chúng đã hợp nhất nó ở giai đoạn rất sớm trong thời thơ ấu. Điều đó đã không được dạy cho chúng nhưng đã được chúng hấp thu. Bất kì chỗ nào có nghệ thuật, nó không thể được dạy.
Hiện quả của âm thanh trong đền, và bản thân đền, đã là việc bố trí cho việc thực nghiệm. Chừng nào mà hiệu quả của âm thanh còn không được hiểu, toàn thể thực nghiệm này đã là vô nghĩa.
Chẳng hạn, chính một qui ước là mật chú chỉ nên được trao cho đệ tử bởi thầy. Việc nhấn mạnh là vào mật chú được thầy đọc vào tai đệ tử. Bạn có thể đã biết mật chú trong một thời gian dài, nhưng dầu vậy thầy sẽ thì thào nó vào tai bạn.
Bạn có thể tự hỏi, “Cái gì mới trong điều này? Chẳng lẽ tôi đã không thể làm điều đó mà không có thầy sao? Mọi người đều biết cách lặp lại mật chú, và dầu vậy thầy này đã thì thào nó với mình dường như đó là bí mật lớn!” Nhưng điều được hiểu là ở chỗ khi thầy nói điều đó vào tai đệ tử, thầy làm điều đó theo cách đặc biệt, theo cách nhấn mạnh vào âm thanh nào đó – cái gì đó không được biết chút nào với mọi người. Trong thực tế có những biến thể phát âm đa dạng của “Ram” mà có những hiệu quả khác nhau.
Chúng ta biết câu chuyện về hiền nhân Valmiki, nhưng chuyện cổ này giờ đã mất đi ý nghĩa thực của nó và do vậy dường như là trẻ con. Nó kể rằng Valmiki là người thất học và đơn thuần chất phác. Thầy của ông ấy bảo ông ấy nhẩm mật chú, “Rama, rama,” nhưng sau một lúc ông ấy quên mất và bắt đầu tụng theo lối nói ngược, “Mara, mara” – và đã trở nên chứng ngộ!
Khi chìa khoá thực để gỡ những điều huyền bí như vậy trở nên bị mất, mọi loại hoài nghi nảy sinh. Sự kiện là ở chỗ trong khi tụng mật chú, “Rama, rama,” sau một thời gian bạn tự động bắt đầu tụng, “Mara, mara,” cho nên tạo ra một đường vòng. Khi “Rama, rama” được tụng nhanh, việc tụng này biến thành “Mara, mara”; thế thì nó có nhấn mạnh phát âm đúng. Thế thì cái gì đó duy nhất xảy ra: bạn dừng hiện hữu, bạn không còn nữa, và trong chính khoảnh khắc đó khi bạn dừng hiện hữu hay bạn chết đi căn cước của bạn, mật chú trở nên đầy đủ. Đó là khoảnh khắc của kinh nghiệm thực – khi bạn đã dừng lại, bản ngã của bạn chết.
Điều thú vị cần lưu ý là nếu quá trình này được hoàn thành đúng – bạn sẽ bắt đầu với việc lặp về “Rama, rama,” và một khoảnh khắc rất sớm nảy sinh khi thay vì thế bạn sẽ lặp lại, “Mara, mara”, và cho dù bạn muốn nói, “Rama,” bạn sẽ không có khả năng nói; toàn thể con người của bạn sẽ lặp lại, “Mara, mara”…. Vào khoảnh khắc đó bạn sẽ chết đi bản thân bạn – và đó là bước đầu tiên của thiền. Khi việc chết đi bản thân bạn là toàn bộ, bạn sẽ đột nhiên thấy rằng “Mara, mara” đang bắt đầu chuyển lại sang, “Rama, rama.” Khi “Rama, rama” đó bắt đầu từ bên trong bạn, không có việc bạn làm nó, bạn sẽ thực tại trải nghiệm rama – nhưng không trước điều đó. Ở giữa, việc biến đổi sang “Mara” là bản chất.
Cho nên có ba phần với mật chú. Bắt đầu với “Rama,” mất đi căn cước của bạn trong “Mara,” và thế thì mật chú này sẽ tiến hoá vào “Rama.” Bước thứ hai của “Mara” là phần cần thiết của quá trình này; chừng nào điều đó chưa xảy ra ở giữa, trải nghiệm rama tối thượng, thực trong bước thứ ba không thể xảy ra. Nếu bạn biết phát âm đúng và nếu bạn tụng nó đúng – nếu bạn nhấn mạnh vào “ra” và ít nhất mạnh vào “m,” chỉ thế thì “Rama” sẽ đổi thành “Mara.” Khi “m” ít được nhấn mạnh, nó trở thành giống như thung lũng, và “r” trở thành đỉnh, nóc, đỉnh cao nhất. Trong việc lặp lại của bạn “m” của “rama” với ít nhấn mạnh, việc biến đổi xảy ra và bạn sẽ rất sớm thấy rằng “m” trở thành đỉnh và “r” trở thành thung lũng. Thế thì bạn đang lặp lại, “Mara, mara” mà không có việc biết về nó của bạn.
Như sóng trong đại dương, sau mỗi đỉnh là một thung. Như sóng trong đại dương, âm thanh cũng có sóng như cao trào và thoái trào trong âm nhạc. Chừng nào bạn chưa nhận biết về việc phát âm đúng, bạn có thể liên tục lặp lại mật chú nhưng nó sẽ không tạo ra kết quả nào.
Bất kì người nào đã viết ra câu chuyện này về việc Valmiki lặp lại “Mara, mara” vì ông ấy là người thôn quê mộc mạc thất học và dốt nát, đều ở xa với chân lí. Valmiki thất học và mộc mạc, nhưng trong ví dụ đặc biệt này ông ấy đã hoàn toàn tài tình. Ông ấy đã biết toàn thể khoa học của cách tụng “Rama” để biến đổi âm thanh này thành “Mara.” Chỉ sau khi việc biến đổi này chen vào mà Rama mới được sinh ra. “Rama” đó sẽ không là người được bạn nói, vì trong bước thứ hai đó của “Mara” bạn dừng hiện hữu. Ai sẽ lặp lại nó? “Rama” thực được sinh ra bên trong bạn tại chỗ cuối của bước thứ hai sẽ không được nói bởi bạn nhưng sẽ chỉ là việc xảy ra, mặc bạn. Nó sẽ tự động xảy ra, nó sẽ không là việc lặp lại của bạn.
Giá trị của shrutis – nghĩa là kinh sách được nghe hay được lắng nghe – là việc nhấn mạnh về phát âm. Chỉ người biết khoa học về phát âm có thể truyền tri thức này về shruti; chỉ thế thì nó sẽ hữu dụng. Ngoài ra lời sẽ là hệt như được viết ra trong sách – bất kì người nào có thể đọc chúng – nhưng khoa học này sẽ vẫn còn không được biết tới. Khoa học đó về âm thanh – giọng trầm bổng và chiều dài của khoảng hở vô âm – tạo ra toàn thể điều huyền bí. Đó là toàn thể điều huyền bí.
Đã có việc dùng kinh sách đầy đủ về mật chú, và đền được dùng như các phòng thí nghiệm nơi chúng được kiểm thử. Điều này có giá trị lớn cho người tìm kiếm. Số người trải nghiệm việc nhận ra tính thượng đế bên trong khu vực đền bao giờ cũng nhiều hơn số người đã trải nghiệm nó bên ngoài đền. Điều này đã xảy ra mặc cho sự kiện là tính thượng đế hiện diện bên ngoài đền cũng nhiều như bên trong đền.
Những người như Mahavira, người phải thực nghiệm bên ngoài đền, phải tìm ra các phương pháp khác, khó nhọc hơn người đã quen ở trong đền. Mahavira phải mất nhiều năm làm chủ nhiều kiểu tư thế khác nhau để cho ông ấy có thể tạo ra mạch năng lượng bên trong. Ông ấy đã không muốn dùng sự giúp đỡ của đền, nhưng phương án khác này là quá trình lâu dài của những luyện tập khó khăn mất nhiều năm và nó chỉ có thể được đạt tới bởi người có ý chí sắt thép như Mahavira.
Phật cũng đạt tới chứng ngộ mà không có sự giúp đỡ của đền. Nhưng ngay sau cái chết của cả Mahavira và Phật, đền phải được xây dựng vì điều đền có thể cung cấp cho người bình thường đã là không nhất thiết là điều được trao cho cả Phật hay Mahavira. Điều Phật và Mahavira chủ trương không phải bao giờ cũng là có thể được cho người bình thường đạt tới.
Ngày nay, nếu chúng ta hiểu đầy đủ khoa học về đường âm thanh chúng ta có thể phát minh ra các công cụ tốt hơn là đền. Bây giờ nghiên cứu nào đó đã đang diễn ra theo hướng này. Có thể phát minh ra những công cụ tốt hơn vì bây giờ chúng ta biết nhiều về điện. Nhưng những thực nghiệm đó có thể là nguy hiểm nữa. Dầu vậy, nếu việc bố trí khoa học đúng được thiết lập, bất kì ích lợi nào mà đền thường đem lại sẽ có được từ công nghệ khoa học, vì vòng năng lượng đã được tạo ra trong đền bây giờ sẽ được tạo ra bởi phương pháp khác nào đó. Bây giờ, bạn có thể để một thiết bị nhỏ trong túi, cái có thể kích hoạch mạch điện bên trong bạn. Trên thiết bị đó, bạn thậm chí có khả lưu giữ âm thanh được ghi âm điều có thể tạo ra mạch bên trong bạn. Nghiên cứu nào đó hiện thời đang tiến triển trong khu vực này ở Mĩ.
Từ “Điều huyền bí ẩn kín”, Ch.1