Vai trò của đền

Cho tới giờ chúng ta đã thảo luận ích lợi của những đền mà mọi người đi vào chúng. Nhưng các đền có ý nghĩa và tiện dụng bên ngoài của chúng nữa. Cho tới giờ chúng ta đã thảo luận cách người sùng kính sẽ đi vào trong đền và đi sâu hơn vào trong thiền và lời cầu nguyện. Nhưng ngay cả một người chỉ đi qua một đền cũng được ích lợi, mặc dầu bây giờ điều đó không xảy ra; ngay cả ngày nay những người đi vào bên trong đều đi ra mà chẳng có gì. Nhưng vào thời đó đền có thể giúp cho người chỉ ở gần nó vì những người ở bên trong đền đã thực sự làm cái gì đó. Hàng trăm người sùng kính trong đền đã kích hoạt những rung động âm thanh đặc biệt mà nhờ nó bầu không khí của đền trở nên được tích năng lượng. Đền đã không chỉ rung động bên trong, nó cũng rung động bên ngoài, và lan toả những sóng tinh tế ra bên ngoài nữa. Toàn thể môi trường đã trở thành sống vì bản thân đền đã sống.

Ý nghĩa của đền sống chỉ là chừng này. Tượng sống có ý nghĩa theo cùng điều; chúng đã ảnh hưởng tới ngay cả những người đã không tới đó vì bất kì ích lợi đặc biệt nào. Đền chỉ có thể được gọi là sống nếu ai đó có thể đi qua nó một cách tình cờ và đột nhiên cảm thấy rằng không khí đã thay đổi và bầu không khí đã được biến đổi, cho dù người đó có thể đã không biết rằng có một đền trong vùng phụ cận.

Giả sử bạn đang bước đi dọc con đường trong đêm tối, và khi bạn đi qua đền bạn trải nghiệm thay đổi bất ngờ nào đó bên trong bạn …. Bạn đã nghĩ về làm cái gì đó sai, và đột nhiên ý nghĩ của bạn thay đổi. Bạn đã nghĩ về giết ai đó, và đột nhiên bạn cảm thấy đầy từ bi. Nhưng điều này có thể xảy ra chỉ nếu đền được tích năng lượng. Mọi viên gạch và đá của đền đó, cửa ra vào và cổng, phải đã trở thành có tính rung động; thế thì toàn thể đền sẽ rung động cùng âm thanh.

 

Phương pháp duy nhất được dùng để tích năng lượng cho chuông treo trước cửa đền: bất kì người nào đi vào đều rung chuông. Người đó làm điều đó với ý thức toàn bộ, không với tâm trí ngủ. Khi bạn rung chuông của đền – không nửa ngủ mà với tỉnh táo – điều đó tạo ra sự gián đoạn trong ý nghĩ của bạn, một loại đập vỡ dây chuyền các ý nghĩ của bạn, và bạn trở nên nhận biết về bầu không khí được thay đổi. Có sự tương tự giữa âm thanh của chuông và âm thanh của “Aum”; thực ra có mối quan hệ bên trong nào đó. Âm thanh của chuông liên tục tích năng lượng cho đền cả ngày dài và âm thanh của “Aum” cũng tích năng lượng cho đền bằng rung động của nó.

Mọi sự trợ giúp bên ngoài này chỉ là tương đương. Và khi đền được trang bị với chúng, nó trở nên được tích năng lượng. Cho nên có một qui định rằng không ai được vào đền mà không tắm. Tắm lạnh phá vỡ sự máy móc và liên kết ý nghĩ của người ta. Không ai được phép vào đền mà không rung chuông. Và không ai đi vào đền trong quần áo cũ hay bẩn; thực ra quần áo lụa phải được mặc khi tới thăm đền, vì lụa giúp phát sinh điện thân thể và bảo vệ nó, cho nên quần áo lụa bao giờ cũng vẫn còn tươi mát, dù bạn mặc chúng nhiều thế nào.

Mọi sự thận trọng và bố trí này làm cho đền được nạp năng lượng, và do vậy bất kì người nào dù chỉ đi qua đều bị ảnh hưởng bởi trường từ của đền.

Người ta nói về Mahavira rằng trong bán kính nào đó quanh ông ấy – bất kể ông ấy có thể ở chỗ nào – không thể phạm bất kì bạo hành nào được. Nó đã là trường được tích năng lượng của ông ấy, bên trong đó không bạo hành nào là có thể được. Ông ấy như đền bước đi, và bên trong phạm vi đó bất kì cái gì xảy ra sẽ đột nhiên bị thay đổi.

Teilhard de Chardin đã đặt ra một từ mới, noosphere-trí quyển, thay cho “khí quyển.” Khí quyển ngụ ý môi trường bên ngoài. Noosphere trí quyển ngụ ý tình trạng tâm trí hay tâm lí, và bên trong quyển đó, những kiểu xảy ra nào đó không xảy ra chút nào.

Vào thời xưa, các trường đã được các thánh nhân rishi hướng dẫn. Khí quyển bao quanh các trường đó đã được coi là thuần khiết, bất khả xâm phạm. Nếu bất kì cái gì xảy ra sai trong các đệ tử, thánh nhân tự phạt bản thân mình, không phạt họ, vì điều đó có nghĩa là trường này đã mất phẩm chất bản chất của nó – cho nên các đệ tử không bị bị chê trách. Trách họ là vô tích sự; biến cố không may nào đó chỉ có nghĩa là trường này đã mất sự thánh thiện của nó. Cho nên thầy sẽ hối lỗi với bản thân mình, trải qua nhịn ăn và làm thuần khiết bản thân mình.

Nhưng ý tưởng này đã bị hiểu lầm bởi Gandhi. Tự làm thuần khiết không có nghĩa là cách quở trách bất kì người nào khác, nó không được dự định để gây sức ép lên người khác. Ý tưởng đã không phải hành hạ bản thân người ta hay tiếp tục nhịn ăn cho tới chết để làm động tâm hay động tới lương tâm của ai đó khác. Gandhi đã không hiểu. Thánh nhân rishi đã không làm thuần khiết bản thân ông ấy để làm thay đổi người nào đó khác, ông ấy đã làm điều đó để nạp lại năng lượng cho trường này hay làm thuần khiết khu vực xung quanh. Nếu hình mẫu suy nghĩ này được biến đổi, nếu bầu không khí tâm trí được biến đổi, người sống bên trong nó cũng sẽ trở nên được biến đổi. Không có vấn đề thay đổi lương tâm của ai đó nhưng có vấn đề thay đổi môi trường bao quanh và trường mà mọi người mang quanh bản thân họ.

Những người như Mahavira đã giống như những đền bước đi. Những người như vậy không thể được mong đợi ở thường xuyên trong một chỗ đặc biệt. Cho nên chúng ta cần cái gì đó khác, ổn định hơn, cái có thể trở thành trung tâm của sự sống cho toàn thể thị trấn – cái gì đó mà quanh nó cuộc sống của mọi người sẽ liên tục được biến đổi. Chúng ta cần một chỗ, một đền, nơi chúng ta làm việc cúng dường hàng ngày và nhận cái gì đó cho lại. Chúng ta thậm chí có thể không nhận biết cái gì đang xảy ra, mọi thứ xảy ra bởi bản thân nó. Bất kì người nào đi qua đền đều nhận được cái gì đó vô giá. Có trường khổng lồ được tạo ra quanh nó, và cũng như mạt sắt bị hút bởi nam châm là bị hút trong trường từ của nó, cho nên bất kì người nào đi qua đền sẽ bị hấp dẫn và bị ảnh hưởng bởi năng lượng của nó. Trường này của đền giống như điều đó.

 

Người ta nói về Moses rằng khi ông ấy đi lên núi ông ấy đã thấy lửa thiêng cháy ở đó. Toàn thể bụi cây đều bắt lửa, nhưng ở giữa bụi cây có những hoa nào đó đang nở bung và lá xanh. Moses đã lên đường đi tìm Thượng đế. Ông ấy lập tức bước tới bụi cây này và thế rồi đột nhiên nghe thấy một giọng nói vang ra từ nó, nói, “Ông ngu! Bỏ giầy ra cách vài bước trước khi đi vào bụi cây này!” Không có lằn ranh bên dưới – cho nên Moses tiếp tục bước thêm, tìm đường biên mà ông ấy có thể bỏ giầy lại. Khi ông ấy đi qua điểm nào đó, ông ấy thôi là Moses; cái gì đó bên trong ông ấy đã thay đổi. Ngay bên ngoài đường biên này ông ấy đã bỏ lại đôi giầy, đi vào cánh đồng và cầu nguyện xin tha thứ vì đã mạo phạm chỗ linh thiêng đó.

Đền có trường tích năng lượng quanh nó mà rất rung động, và trường đó có ảnh hưởng giúp đỡ lên toàn thể làng. Điều đó không phải là hư cấu; các kết quả thực tại được đạt tới. Sự giản dị đặc trưng, hồn nhiên và thuần khiết của các làng Ấn Độ trong hàng nghìn năm phần lớn là do trường tích năng lượng của các đền hơn là bản thân làng. Dù làng nghèo thế nào, sự tồn tại của đền trong nó là tuyệt đối cần thiết. Không có đền mọi thứ dường như hỗn độn, không có nhịp điệu.

Trong hàng nghìn năm các làng đều có một loại tính linh thiêng, và đã có những nguồn vô hình, lớn lao của tính linh thiêng đó. Điều tệ nhất mà có thể được làm là phá huỷ văn hoá phương Đông, đã là việc phá huỷ trường tích năng lượng của các đền. Với những đền rung động này bị phá huỷ, toàn thể văn hoá phương Đông bị sụp đổ. Đó là lí do tại sao ngày nay mọi người đều nghi ngại về giá trị của đền. Bất kì người nào đã đi tới trường học hay cao đẳng và đã được dạy chỉ về ngôn ngữ và logic – người đã chỉ phát triển trí tuệ còn tim bị đóng – không bao giờ có bất kì trải nghiệm nào về cuộc sống của đền. Cho nên đền dần dần mất đi ý nghĩa của chúng.

Ấn Độ không thể lại là Ấn Độ chừng nào đền chưa trở nên lại sống động lần nữa. Toàn thể giả kim thuật của Ấn Độ là ở trong các đền của nó; từ các đền của mình Ấn Độ đã nhận được mọi thứ. Đã có thời mà mọi thứ đã xảy ra trong cuộc sống của một người được coi như là vậy vì đền. Nếu người đó ốm, người đó đi tới đền, nếu người đó bất hạnh người đó chạy tới đền để nói lời cám ơn. Nếu cái gì đó tốt xảy ra trong gia đình người đó đi tới đền với quả và hoa; nếu có vấn đề người đó sẽ đi tới đền để cầu nguyện. Với người đó đền đã là tất cả và mọi thứ. Mọi hi vọng, mong đợi và tham vọng của người đó đều xoay quanh đền. Dù người đó nghèo thế nào, người đó vẫn giữ cho đền được trang hoàng bằng vàng và bạc và mọi loại đá quí.

Ngày nay chúng ta nghĩ mọi thứ phung phí cho đền là điên. Ngu xuẩn làm sao, khi mọi người đang chết đói, những đền mới đang được dựng lên! Dừng điều này lại! Làm bệnh viện và trường học đi; để các đền được mở cho người tị nạn, để chúng được dùng. Vì chúng ta đã quên mất hữu dụng thực của đền, chúng đã trở thành vô dụng. Chúng ta nghĩ, “Tại sao vàng và bạc và đá quí nằm trong các đền khi mọi người đang đói tới chết?” Nhưng điều đáng ghi nhớ là chỉ những người đói như vậy đã đem vàng và kim cương cho các đền; bất kì cái gì họ cảm thấy là có giá trị nhất, họ đem cho đền, vì bất kì cái gì họ đã biết có giá trị lớn trong đời họ, họ đã biết từ đền. Không có gì là đủ để trả món nợ của họ, cho nên bất kì cái gì họ có họ đều đem cho. Bất kì cái gì được làm đều đã được làm vì lí do nào đó, vì không cái gì có thể tồn tại liên tục trong hàng nghìn năm mà không có lí do đúng. Kết quả vô hình của ảnh hưởng của đền đã liên tục được nhận. Có ích lợi rõ ràng và có ý thức để ở gần đền.

Con người bao giờ cũng quên. Bất kì cái gì có giá trị rất cao chúng ta đều quên; bất kì cái gì là tầm thường và phổ biến chúng ta liên tục nhớ, hai mươi bốn giờ một ngày. Chúng ta phải làm nỗ lực để nhớ Thượng đế, nhưng ham muốn và đam mê của chúng ta không cần được nhớ, chúng có đó mọi lúc. Đi xuống dốc là dễ; đi lên dốc bao giờ cũng khó.

Cho nên đền được xây dựng ở trung tâm của làng để cho trong ngày người ta có thể đi tới đó thường xuyên khi được cần. Nó giữ việc tìm kiếm sống động. Rất ít người trong chúng ta tự nhiên nhớ điều chúng ta đi tìm; phần lớn trong chúng ta chỉ cảm thấy được hứng khởi khi chúng ta thực tại thấy mọi sự. Khi không có máy bay, chúng ta đã không có ham muốn nào để du hành bằng máy bay. Vâng, ai đó như anh em nhà Wright đã mơ về bay vì họ đã phát minh ra máy bay, nhưng người thường sẽ không có những mơ đó chừng nào người đó chưa thấy máy bay.

Cho nên khi chúng ta có thể thấy tính thượng đế được nhân cách hoá trong hình dáng của đền, cái gì đó của tính thượng đế vương vấn trong tâm trí chúng ta. Điều này là đặc biệt thế với những người không thể quán tưởng được thượng đế không hiển lộ. Với những người có thể quán tưởng, đã không có nhu cầu về đền. Nhưng theo một cách nào đó những người này đã gây hại lớn cho đền vì họ nói đền không hữu dụng và rằng chúng phải bị bỏ qua.

Bản thân tôi thường nói rằng đền là vô dụng, bỏ chúng đi; nhưng dần dần tôi bắt đầu nhận ra rằng nếu đền bị phá huỷ, làm sao những người không thể quán tưởng được hình thể của tính thượng đế đã bao giờ có khả năng ngay cả nghĩ về tính thượng đế? Từ góc độ đó đôi khi các khó khăn quả có nảy sinh. Nếu một người như Mahavira, người không bao giờ cần tới đền, mà nói từ mức độ tâm thức của người đó, người đó có thể muốn đền được bỏ đi; nhưng nếu người đó nghĩ về nhu cầu của bạn, người đó sẽ dừng nói như vậy.

Đền vẫn còn là cội nguồn cho hứng khởi trong hai mươi bốn giờ một ngày của chúng ta. Bạn nhớ rằng có một cánh cửa nữa trong cuộc sống mà khác hơn cửa hàng hay nhà của bạn, ngoài vợ bạn và của cải … một chiều hướng không là một phần của chợ cũng không của ham muốn. Nó không cho bạn của cải, không cho danh vọng, không thoả mãn ham muốn; đền nhắc nhở bạn về điều đó một cách liên tục. Có những khoảnh khắc trong cuộc sống khi bạn mệt mỏi với bãi chợ, chán với gia đình của bạn: trong những khoảnh khắc như vậy bạn có thể tìm thấy sự hài hoà trong đền.

Nếu đền bị phá huỷ thế thì không có phương án khác. Nếu bạn chán đồ ăn ở nhà, bạn có thể đi tới khách sạn hay nhà hàng. Nếu bạn chán chợ, bạn sẽ đi đâu? Đền cung cấp một chiều hướng khác, xa khỏi thế giới của cho và nhận. Cho nên những người đã làm ra đền như bãi chợ đã phá huỷ chúng. Đền không phải là chỗ để mặc cả, nó là chỗ dành cho nghỉ ngơi và thảnh thơi, nơi mà, khi bị mệt mỏi và kiệt sức từ mọi hoạt động trần tục của bạn, bạn có thể tìm ra việc giảm nhẹ và an bình. Không có điều kiện nào để đi vào đền, đền chấp nhận bạn như bạn vậy. Có tồn tại một chỗ đơn giản tới mức bạn được chấp nhận như bạn vậy.

Nhiều lần bạn đã trở nên mệt mỏi về kiểu sống bạn đang sống. Vào những lúc như vậy bạn có thể đã cảm thấy cánh cửa hướng tới lời cầu nguyện mở ra. Và nếu cho dù một lần cánh cửa này mở ra thế thì nó có thể mở đi mở lại, cho dù bạn ở trong cửa hàng hay ở nhà bạn. Bất kì khi nào bạn muốn, rất dễ dàng cho bạn đi tới cánh cửa đó vào bất kì lúc nào – vì khoảnh khắc mà có thể gọi là thực sự vĩ đại tới một cách hãn hữu. Không nhất thiết phải đi hành hương, hay đi tìm một Mahavira hay một Phật. Những khoảng khắc như vậy là quá ngắn ngủi để được sống. Phải có chỗ nào đó rất gần mà bạn có thể đơn giản đi vào.

Kí ức thời thơ ấu là rất quan trọng. Các nhà khoa học nói rằng đến bẩy tuổi đứa trẻ học gần như mọi điều nền tảng; trên đó siêu cấu trúc tri thức của nó được xây dựng. Rất ít điều mới được thêm vào, ngoài điều tri thức của nó được dựng lên. Rất ít điều mới được thêm vào, nhưng vài điều cơ bản có thể được thêm vào. Nếu chúng ta không có khả năng hình thành liên kết với đền trong tâm trí của đứa trẻ trước lúc nó lên bẩy, thế thì sự việc trở thành khó khăn, thậm chí là không thể được, để làm như vậy về sau. Nhiều nỗ lực sẽ được cần và thế nữa kí ức sẽ chỉ là bề mặt.

Đó là lí do tại sao chúng ta muốn đền là kí ức đầu tiên của đứa trẻ sau việc sinh. Miền bao quanh của đứa trẻ đã được lập kế hoạch theo cách mà đứa trẻ sẽ lớn lên gần đền, dần dần đi tới biết đền và hấp thu đền trong cuộc sống của nó. Đền sẽ trở thành một phần tích hợp của con người của nó, và khi nó đi vào cuộc sống trần thế, đền sẽ có vị trí đặc biệt riêng bên trong nó vì đền cung cấp chỗ ẩn dật cho nó trong mọi hoạt động cuồng nhiệt trong cuộc sống của nó. Cho nên chúng ta muốn đền có chỗ trong tâm trí của nó từ chính việc sinh; về sau điều đó sẽ là khó khăn ….

Tất cả những người đã sống trong vùng lân cận của đền đều có ấn tượng về nó được in hằn trong tâm trí họ. Ấn tượng đó đi sâu vào trong vô thức của họ tới mức nó không còn là vấn đề của ý nghĩ mà trở thành một phần của con người của họ. Cho nên trên khắp thế giới, các hình thể và hình dạng của đền có thể có khác nhau, nhưng đền đã là không thể thiếu được.

Bây giờ trong thế giới đang được thành hình, đền được coi là có thể không được cần; những thứ khác đã chiếm chỗ đó – trường học, bệnh viện và địa vị; các thứ khác đã chiếm chỗ đó – trường học, bệnh viện và thư viện. Nhưng chúng là rất vật chất và không có kết nối chút nào với cõi bên kia. Thay vì vậy, điều được cần là cái gì đó mà chỉ tới điều siêu việt. Khi chúng ta thức dậy buổi sáng, chúng ta nên nghe thấy tiếng chuông chùa ngân nga; khi chúng ta đi ngủ ban đêm, chúng ta nên nghe thấy những bài ca tôn giáo từ đền.

 

Có một sự vụ trong đời của Mahavira …. Một kẻ trộm đang nằm trên giường chết, và con ông ta hỏi ông ta cho anh ta lời khuyên cuối cùng mà sẽ giúp anh ta trong công việc của mình. Kẻ trộm nói, “Đừng có bất kì cái gì liên quan tới người có tên là Mahavira. Nếu con biết ông ta có trong làng, chạy sang làng khác. Nếu ông ta đi cắt qua đường của con, trốn ở đâu đó bên hè phố. Và nếu không nhận ra điều đó, con ở đâu đó nơi con có thể nghe thấy lời của ông ta, bịt tai con lại, cảnh giác về ông ta!”

Khi người con hỏi ông ta tại sao ông ta sợ Mahavira thế, người bố bảo anh ta đừng cãi: “Cứ nghe điều bố nói. Nếu con đi gần người đó kinh doanh của chúng ta sẽ lâm nguy và gia đình chúng ta sẽ chết đói.”

Điều xảy ra hôm sau là rất thú vị. Người con của kẻ trộm đó bao giờ cũng chạy xa khỏi Mahavira, nhưng một hôm anh ta phạm phải sai lầm. Mahavira đang ngồi im lặng trong rừng xoài, và, một cách không chủ ý, con trai của kẻ trộm này tình cờ đi qua lối đó. Đột nhiên Mahavira bắt đầu nói. Kẻ trộm này nghe thấy nửa câu, bịt tai lại và chạy đi. Nhưng anh ta đã nghe nửa câu rồi, và câu đó đã đẩy anh vào nhiều rắc rối…. Anh ta bị cảnh sát săn đuổi – cảnh sát cả nước đã theo dõi anh ta về việc ăn trộm của anh ta – và sau vài tuần anh ta cuối cùng bị bắt.

Việc ăn trộm có trong gia đình anh ta và do vậy anh ta đã là chuyên gia trong thương mại của mình. Anh ta láu lỉnh tới mức anh ta không bao giờ bỏ lại đằng sau bất kì bằng chúng phạm tội nào. Ai cũng biết rằng anh ta là kẻ trộm và đã phạm nhiều tội ăn trộm; mọi người đều biết về điều đó, nhưng không có bằng chứng. Cho nên đã không có phương án khác ngoài việc làm cho anh ta thú tôi.

Anh ta được làm cho bị say khướt toàn bộ và bị giữ trong trạng thái say xỉn tới mức anh ta vẫn còn vô thức trong hai hay ba ngày. Khi anh ta lại mở mắt ra, anh ta vẫn trong trạng thái nửa tỉnh nửa say. Nhìn mọi người quanh mình anh ta nói các đàn bà đẹp đang đứng đó và anh ta hỏi anh ta đang ở đâu. Anh ta được bảo rằng anh ta đã chết, và những việc chuẩn bị đó đang được làm để đem anh ta hoặc lên cõi trời hoặc xuống địa ngục. Anh ta được bảo rằng mọi người đang đợi anh ta trở nên có ý thức để cho anh ta có thể thú nhận các tội lỗi mà anh ta đã phạm phải. Nếu anh ta thú nhận, anh ta sẽ được đem lên cõi trời; bằng không anh ta sẽ bị tống vào địa ngục. Nếu anh ta nói ra sự thực anh ta sẽ được cứu.

Anh ta cảm thấy rằng bây giờ anh ta nên nói ra sự thực và không bỏ lỡ cơ hội đi lên cõi trời; vì anh ta đã chết nên chẳng có gì phải sợ. Nhưng ngay ở khoảnh khắc đó anh ta đã nhớ lại nửa câu nói mà anh ta đã nghe Mahavira nói. Mahavira đã từng nói về thượng đế và ma. Ông ấy cũng đã từng nói bóng gió về yamadoots, người đưa mọi người tới các thế giới bên ngoài chết. Kẻ trộm này đã biết ông ấy nói rằng ngón chân của yamadoots bao giờ cũng quay ngược: anh ta mở mắt ra và thấy rằng chân của mọi người đang đứng cạnh anh ta đều bình thường, thế là anh ta trở nên tỉnh táo. Bây giờ anh ta thấy không cần thú tội. Anh ta đã nhìn thấu thủ đoạn này, và nói rằng anh ta đã không phạm bất kì tội nào; anh ta có thể thú tội gì được? Nếu họ muốn họ có thể đem anh ta xuống địa ngục. Nhưng vì anh ta đã không phạm bất kì tội nào, làm sao họ có thể tống anh ta xuống được? Thế là họ phải để anh ta đi.

Anh ta chạy tới Mahavira, quì dưới chân ông ấy, và hỏi ông ấy toàn bộ câu nói mà đã cứu anh ta. Khi mà nửa câu của Mahavira đã cứu được anh ta, toàn thể câu đó sẽ ích lợi nhiều đến đâu! Anh ta nói anh ta buông xuôi toàn bộ với Mahavira. Lúc này lúc khác anh ta nhất định bị bắt và bị treo cổ nhưng nếu anh ta nghe phần còn lại của câu này anh ta có thể vẫn được cứu. Cho nên Mahavira thường nói rằng ngay cả nửa câu nói của người đã thức tỉnh mà được nghe thấy, điều đó có thể hữu dụng một ngày nào đó.

Tương tự, người đi qua đền, hay chỉ đi qua một cách tình cờ, nghe những rung động âm thanh tới từ đền hay ngửi mùi hương thơm của chỗ đó… và ngay cả điều đó có thể giúp cho người đó.

 

Từ “Điều huyền bí ẩn kín”, Ch.1