Ánh sáng tâm thức- tự do khỏi ý nghĩ

Yếu tố thứ hai của rèn luyện tâm linh là tự do khỏi ý nghĩ. Cũng như tôi đã nói rằng vô thân thể xảy ra qua quan sát đúng về thân thể, tự do khỏi ý nghĩ xảy ra qua quan sát đúng các ý nghĩ của bạn. Yếu tố cơ bản của rèn luyện tâm linh là quan sát đúng. Trong ba giai đoạn này bạn phải nhìn bằng nhận biết đúng và quan sát đúng vào thân thể, tâm trí và cảm xúc.

Trở thành người quan sát về luồng ý nghĩ đang chảy qua tâm thức của bạn. Cũng như ai đó ngồi bên cạnh sông quan sát sông chảy qua, ngồi bên cạnh tâm trí của bạn và quan sát. Hay cũng như ai đó ngồi trong rừng và quan sát hàng chim bay qua, chỉ ngồi và quan sát. Hay cách ai đó quan sát trời mưa và mây bay, bạn chỉ quan sát mây các ý nghĩ di chuyển trong bầu trời tâm trí của bạn. Chim ý nghĩ bay, sông ý nghĩ chảy… theo cùng cách này, đứng im lặng trên bờ, bạn đơn giản ngồi và quan sát. Điều đó là cùng việc bạn đang ngồi trên bờ, quan sát các ý nghĩ chảy qua. Không làm bất kì cái gì, không can thiệp, không dừng chúng lại theo bất kì cách nào. Không đè nén theo bất kì cách nào. Nếu có ý nghĩ tới không dừng nó lại, nếu nó không tới không cố ép nó tới. Bạn đơn giản là người quan sát.

Trong việc quan sát đơn giản đó bạn sẽ thấy và trải nghiệm rằng ý nghĩ của bạn và bạn là tách rời – vì bạn có thể thấy rằng người đang quan sát ý nghĩ là tách rời khỏi ý nghĩ, khác với chúng. Và khi bạn trở nên nhận biết về điều này, an bình kì lạ sẽ bao bọc bạn vì bạn sẽ không có bất kì lo nghĩ thêm nữa. Bạn có thể ở giữa mọi loại lo nghĩ nhưng lo nghĩ sẽ không là của bạn. Bạn có thể ở giữa nhiều vấn đề nhưng các vấn đề sẽ không là của bạn. Bạn có thể được bao quanh bởi ý nghĩ nhưng bạn sẽ không là ý nghĩ.

Và nếu bạn trở nên nhận biết rằng bạn không là ý nghĩ, cuộc sống của những ý nghĩ này sẽ bắt đầu trở nên yếu hơn, chúng sẽ bắt đầu trở nên ngày càng không sống hơn. Sức mạnh của ý nghĩ của bạn nằm trong sự kiện rằng bạn nghĩ chúng là của bạn. Khi bạn tranh cãi với ai đó bạn nói, “Ý của tôi là…” Không ý nghĩ nào là của bạn. Mọi ý nghĩ là khác với bạn, tách rời khỏi bạn. Bạn chỉ là nhân chứng cho chúng.

 

Tôi sẽ kể cho bạn một câu chuyện để cho bạn hiểu điều này sâu hơn. Chuyện đã xảy ra cho Phật….

Một hoàng tử đã được khai tâm, và ngay vào ngày đầu tiên anh ta đi xin của bố thí. Anh ta xin thức ăn tại một cửa nhà mà Phật đã bảo anh ta đi. Anh ta nhận thức ăn, ăn và trở về. Nhưng khi anh ta về anh ta nói với Phật, “Xin thứ lỗi cho tôi, nhưng tôi sẽ không có khả năng đi tới đó lần nữa.”

Phật hỏi, “Chuyện gì đã xảy ra?”

Anh ta nói, “Khi tôi đi, tôi phải đi hai dặm, và trên đường tôi đã nghĩ về thức ăn tôi muốn ăn. Và khi tôi đến cửa nhà đó, shravika, một ni cô theo Phật đã chuẩn bị chính thức ăn này. Tôi đã ngạc nhiên. Dầu vậy, tôi nghĩ điều đó là trùng hợp ngẫu nhiên. Nhưng thế rồi chuyện xảy ra là khi tôi ngồi xuống ăn, ý nghĩ tới với tâm trí tôi là khi tôi ở nhà tôi thường nghỉ vài phút mọi ngày. Và tôi đã nghĩ: ai sẽ hỏi mình bây giờ liệu mình có muốn nghỉ hôm nay không? Và ngay khi tôi nghĩ điều này, shravika đã nói, ‘Người anh em, nếu anh muốn nghỉ một chốc sau khi anh đã ăn và nghỉ, tôi có nghĩa vụ và biết ơn, và nhà tôi sẽ được làm thuần khiết.’

“Tôi đã thực sự ngạc nhiên – nhưng thế rồi lần nữa tôi nghĩ điều đó phải là trùng hợp ngẫu nhiên mà ý nghĩ đã tới với tâm trí tôi và cô ấy cũng đã nhắc tới điều đó. Thế là tôi nằm xuống đã định nghỉ thì ý nghĩ lại tới với tâm trí tôi: hôm nay mình đã không có giường của riêng mình và không có phòng của riêng mình; hôm nay mình ở dưới mái nhà của ai đó khác, nằm trên chiếu của ai đó khác. Và vào lúc đó shravika đã nói từ đằng sau tôi, ‘Ôi sư, giường không là của anh không là của tôi; và phòng không là của anh và không là của tôi.’ Thế là tôi trở nên sợ!

“Thật khó mà tin được rằng những sự trùng hợp này có thể xảy ra lặp đi lặp lại, cho nên tôi đã nói với shravika, ‘Ý nghĩ của tôi đi tới cô sao? Cô có nhận biết về sóng ý nghĩ nảy sinh trong tôi không?’ Và shravika trả lời, ‘Khi thiền liên tục, ý nghĩ của tôi đã biến mất, và giờ tôi có thể thấy ý nghĩ của người khác.’ Thế là tôi thực sự hoảng sợ và chạy về đây với thầy. Xin thứ lỗi cho tôi, nhưng tôi sẽ không có khả năng đi tới đó lần nữa ngày mai.”

Phật hỏi, “Nhưng sao không?”

Và anh ta trả lời, “Vì… làm sao tôi có thể nói điều đó được? Xin thứ lỗi cho tôi, chỉ xin đừng yêu cầu tôi đi tới đó lần nữa.”

Nhưng Phật vẫn khăng khăng cho nên anh ta phải bảo ông ấy: “Nhìn thấy người đàn bà đẹp này, ý nghĩ thèm khát nào đó đã nảy sinh trong tôi – và cô ấy cũng phải đã có khả năng đọc được những ý nghĩ này. Bây giờ làm sao tôi có thể đối diện được cô ấy? Làm sao tôi sẽ có khả năng đứng ở cửa nhà cô ấy? Tôi không thể đi tới đó lần nữa được.”

Nhưng Phật nói, “Ông sẽ đơn giản phải đi tới đó. Nó là một phần của thiền của ông. Chỉ theo cách này ông sẽ trở nên nhận biết về ý nghĩ của ông.”

Anh ta bất lực… anh ta phải đi tới đó ngày hôm sau. Nhưng ngày hôm sau đó không phải là cùng người đàn ông đã đi tới đó. Lần thứ nhất anh ta đã bước đi dọc con đường mà ngủ: anh ta đã không nhận biết về ý nghĩ nào đã diễn ra qua tâm trí anh ta. Ngày hôm sau anh ta đã đi với nhận biết, vì bây giờ có sợ. Anh ta đã đi tới đó một cách có ý thức. Và khi anh ta tới cửa nhà cô ấy, anh ta đã đợi một khoảnh khắc trước khi bước lên bậc. Anh ta đã làm cho bản thân mình nhận biết và anh ta đã hội tụ nhận biết của mình vào bên trong. Phật đã nói, “Cứ nhìn vào bên trong và không làm bất kì cái gì – đơn giản nhận biết rằng không ý nghĩ nào là không được thấy. Đơn giản nhận biết rằng không ý nghĩ nào trôi qua ông mà không có việc ông thấy nó.”

Anh ta trèo lên bậc, quan sát bên trong bản thân mình. Anh ta gần như có thể thấy việc thở của mình. Anh ta thậm chí có thể thấy chuyển động của tay và chân mình. Và khi anh ta ăn, anh ta đã nhận biết về từng và mọi miếng nhai. Cứ dường như ai đó khác đang ăn thức ăn và anh ta đơn giản quan sát.

Khi bạn bắt đầu quan sát bản thân bạn sẽ có hai luồng chảy bên trong bạn: một luồng đang làm và một luồng chỉ quan sát. Sẽ có hai phần bên trong bạn: một phần là người làm và một phần chỉ là người quan sát.

Anh ta đã ăn thức ăn, vậy mà có một người ăn thức ăn và ai đó khác quan sát. Ở Ấn Độ chúng ta nói – và mọi người trên thế giới, những người đã biết đều nói – “Người đang quan sát là bạn, và người đang làm không là bạn.”

Anh ta đã quan sát. Anh ta ngạc nhiên! Anh ta trở về với Phật vừa nhảy múa và anh ta nói với ông ấy, “Điều này thật tuyệt! Tôi đã khám phá ra cái gì đó. Tôi đã có hai kinh nghiệm: một kinh nghiệm là ở chỗ khi tôi nhận biết toàn bộ, ý nghĩ dừng lại. Khi tôi nhìn vào bên trong với nhận biết toàn bộ, ý nghĩ dừng lại. Kinh nghiệm thứ hai là ở chỗ khi ý nghĩ dừng lại tôi thấy rằng người làm là khác với người quan sát.”

Phật nói, “Đó là chìa khoá. Và người thấy nó đã tìm thấy mọi thứ.”

Trở thành người quan sát các ý nghĩ của bạn đi, nhưng không là người nghĩ – nhớ lấy, không là người nghĩ nhưng là người quan sát ý nghĩ.

Đây là lí do tại sao chúng ta gọi các hiền nhân là người thấy, không là người nghĩ. Mahavira không là người nghĩ, Phật không là người nghĩ; họ là người thấy, người quan sát. Người nghĩ là người ốm. Người không biết, họ nghĩ. Người không nghĩ, họ quan sát. Họ có khả năng thấy nó, nó là thấy được với họ.

Và cách để thấy nó là bằng việc quan sát ý nghĩ bên trong bạn. Đứng, ngồi, ngủ hay thức, quan sát bất kì luồng chảy nào của ý nghĩ đang trôi qua bạn và không bị đồng nhất với bất kì ý nghĩ nào dường như bạn là nó. Để ý nghĩ của bạn chảy tách rời khỏi bạn và bạn là tách rời khỏi chúng.

Nên có hai luồng chảy bên trong bạn. Người bình thường, người chỉ nghĩ, chỉ có một luồng chảy. Thiền nhân có hai luồng chảy bên trong người đó, ý nghĩ và việc quan sát. Thiền nhân có hai luồng chảy song song bên trong người đó, ý nghĩ và việc chứng kiến.

Người thường có một luồng bên trong người đó, luồng ý nghĩ. Người chứng ngộ cũng chỉ một luồng chảy bên trong người đó, luồng của đơn giản quan sát. Cố hiểu điều này: người thường có một luồng chảy ý nghĩ bên trong người đó, người quan sát đang ngủ; thiền nhân có hai luồng song song bên trong người đó, ý nghĩ và việc quan sát. Bên trong người chứng ngộ chỉ một luồng còn lại, đó là quan sát. Suy nghĩ đã chết.

Nhưng bởi vì bạn đã học quan sát từ trạng thái của suy nghĩ, bạn sẽ phải suy ngẫm về ý nghĩ và quan sát ngay bên cạnh. Nếu chúng ta phải chuyển từ ý nghĩ sang quan sát, chúng ta sẽ phải suy ngẫm về ý nghĩ và việc quan sát đồng thời. Đây là điều tôi gọi là quan sát đúng; đây là điều tôi gọi là nhớ đúng. Mahavira đã gọi nó nó là ‘thông minh thức tỉnh’; lưu tâm và thông minh thức tỉnh. Người đang quan sát ý nghĩ là thông minh thức tỉnh của bạn. Rất dễ tìm người suy nghĩ, nhưng khó tìm ra ai đó có thông minh thức tỉnh.

Đánh thức thông minh của bạn đi. Tôi đã bảo bạn cách đánh thức nó – bằng việc quan sát ý nghĩ của bạn với nhận biết.

 

Từ “Con đường của Thiền”, Ch.7