Một bạn đã hỏi: Mục đích hay mục tiêu chung cuộc của thầy là gì?
Bạn đó đã hỏi tôi mục đích của tôi là gì. Tôi không có bất kì mục đích nào. Và sẽ là tốt để hiểu tại sao tôi không có mục đích, mục tiêu.
Có hai loại hành động trong cuộc sống. Một kiểu hành động là được thúc đẩy bởi ham muốn, có mục đích đằng sau nó. Thế rồi có kiểu hành động khác mà được thúc đẩy bởi yêu, bởi từ bi – không có mục tiêu đằng sau nó. Nếu bạn hỏi người mẹ, “Mục tiêu gì có đằng sau tình yêu bạn cho con bạn?” cô ấy sẽ nói gì? Cô ấy sẽ nói, “Tôi không biết về bất kì mục tiêu nào. Tôi chỉ yêu, và có niềm vui trong việc chỉ yêu.” Không phải là bạn yêu hôm nay và nhận niềm vui ngày mai. Bản thân yêu của bạn là niềm vui.
Nhưng cũng có kiểu hành động được thúc đẩy bởi ham muốn. Ngay bây giờ tôi đang nói cho bạn. Tôi có thể nói bởi vì tôi sẽ được cái gì đó từ nó. Phần thưởng có thể dưới dạng tiền bạc, danh vọng, kính trọng, uy tín – nó có thể ở bất kì hình tướng nào. Tôi có thể nói bởi vì tôi sẽ được đền đáp lại cái gì đó; thế thì nó sẽ được thúc đẩy bởi ham muốn.
Nhưng tôi đang nói chỉ bởi vì tôi không thể dừng được bản thân tôi khỏi việc nói. Cái gì đó đã xảy ra bên trong và nó muốn được chia sẻ. Việc nói của tôi giống như hoa đã nở và nó lan toả hương thơm ra khắp xung quanh. Nếu bạn hỏi hoa, “Mục đích là gì?”… không có mục đích đằng sau nó.
Một số hành động nảy sinh từ ham muốn; thế thì có mục đích đằng sau chúng. Có một số hành động được thúc đẩy bởi từ bi; thế thì không có mục đích đằng sau chúng. Đây là lí do tại sao khi một hành động nảy sinh từ ham muốn nó tạo ra lệ thuộc. Nhưng hành động nảy sinh từ từ bi không tạo ra bất kì lệ thuộc nào. Bất kì hành động nào có mục đích đều tạo ra lệ thuộc và hành động không có mục đích không tạo ra lệ thuộc.
Và bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng bạn không thể làm điều sai chừng nào bạn không có mục đích. Đó là điều kì lạ: bao giờ cũng có mục đích trong tội lỗi; không có mục đích khi bạn làm hành vi thiện. Và nếu có mục đích trong hành động thiện, nó phải là tội lỗi trá hình. Bao giờ cũng có mục đích trong tội lỗi. Không có mục đích sẽ không có tội lỗi. Ngay cả với mục đích cũng khó phạm tội, cho nên không mục đích thì phạm tội là không thể được. Tôi không thể giết bạn mà không có lí do – tại sao tôi sẽ giết bạn? Tội lỗi không thể tồn tại mà không có lí do. Vì tội lỗi không thể bị phạm phải qua từ bi, tội lỗi bao giờ cũng sẽ được rót đầy bởi ham muốn, và ham muốn bao giờ cũng ngụ ý mục đích. Sẽ có mong đợi về cái gì đó hoàn lại. Nhưng có thể có hành động mà không có bất kì mong đợi nào.
Sau khi Mahavira trở nên chứng ngộ ông ấy tiếp tục làm việc thêm bốn mươi năm nữa. Tại sao ông ấy đã làm điều này? Ông ấy đã làm việc trong nhiều năm thế – sao ông ấy đã không dừng lại? Trong nhiều năm thế ông ấy đã chuyển động mọi lúc; ông ấy đã tích cực thế: ông ấy sẽ ăn, đi chỗ này, đi chỗ kia, nói, cho bài nói. Trong bốn mươi tới bốn mươi nhăm năm ông ấy đã liên tục làm việc.
Ông ấy đã không được thoả mãn sao? Sau khi Phật trở nên chứng ngộ ông ấy cũng làm việc hơn bốn mươi năm. Tại sao ông ấy đã không dừng lại? – vì trong hoạt động này không có mục đích. Cả Phật lẫn Mahavira đều không có bất kì mục đích nào, nó đơn giản chỉ từ từ bi của họ.
Tôi thường tự hỏi tại sao tôi liên tục nói với các bạn. Chủ định gì đằng sau điều đó? Tôi không tìm thấy chủ định ngay cả khi tôi đi tìm chủ định, ngoại trừ rằng tôi có thể thấy cái gì đó và có nhu cầu cho tôi nói về nó. Thực ra, duy nhất người vẫn có bạo hành nào đó trong người đó sẽ có khả năng giữ yên tĩnh về nó.
Tại sao điều này sẽ là bạo hành?… Sáng nay tôi đã kể cho bạn câu chuyện: nếu tôi thấy rắn trong tay bạn và không nói bất kì cái gì tôi bắt đầu bước đi trên đường của tôi vẫn nghĩ rằng nó chẳng liên quan gì tới tôi, nó sẽ chỉ là có thể nếu có bạo hành, độc ác bên trong tôi. Bằng không tôi chắc đã nói với bạn, “Nó là rắn đấy! Vứt nó đi!”
Và nếu ai đó định hỏi tôi, “Tại sao thầy nói rằng nó là rắn, vứt nó đi? Tại sao điều đó thành vấn đề với thầy?” Tôi chắc sẽ trả lời, “Điều đó không thành vấn đề với tôi chút nào, ngoại trừ rằng điều đó là không thể được cho tâm thức bên trong của tôi giữ yên tĩnh trong tình huống như thế này.”
Thúc đẩy không có vì bất kì thứ gì bên ngoài, vì không có mục đích đằng sau nó. Thúc đẩy nảy sinh từ tâm thức bên trong nơi không có mong đợi. Bạn sẽ ngạc nhiên rằng bất kì khi nào có mục đích, bạn bị thúc đẩy từ bên ngoài, và khi không có mục đích, thúc đẩy của bạn tới từ sâu bên trong. Tức là, nếu có bất kì cái gì hấp dẫn bạn, có mục đích. Có những thứ kéo bạn từ bên trong, nhưng thế thì không có mục đích.
Yêu và từ bi bao giờ cũng không có mục tiêu, ham muốn và muốn bao giờ cũng hướng đích. Đây là lí do tại sao tốt hơn cả là nói rằng ham muốn kéo, kéo từ bên ngoài. Nếu tôi buộc dây thừng quanh bạn và kéo bạn, đây là việc kéo. Ham muốn kéo bạn dường như bạn đã bị buộc vào dây thừng và bị nó kéo đi. Đó là lí do tại sao kinh sách tôn giáo của chúng ta gọi ai đó có ham muốn là pashu. Từ ‘pashu’ nghĩa là con vật bị buộc vào dây thừng, bị buộc vào cái gì đó khác và bị nó kéo đi. Nhưng trong kinh sách từ ‘pashu’ không ngụ ý con vật; ‘pashu’ được dùng để chỉ người bị buộc bằng dây thừng và bị nó kéo đi. Chừng nào bạn còn bị kéo bởi mục đích, còn có ham muốn, và chừng nào điều đó còn tồn tại, bạn còn bị buộc vào dây thừng như con vật. Bạn không tự do. Tự do là cái đối lập của pashu, của việc bị buộc và bị kéo đi. Tự do nghĩa là không bị kéo đi theo bất kì loại lệ thuộc nào, nhưng di chuyển từ luồng tới từ bên trong bản thân người ta.
Tôi không có bất kì mục đích nào. Đây là lí do tại sao nếu tôi chết khoảnh khắc này tôi thậm chí sẽ không cảm thấy trong một giây rằng tôi đã bỏ cái gì đó không được làm. Nếu tôi chết ngay khoảnh khắc này, đang ngồi đây, tôi thậm chí sẽ không nghĩ dù một khoảnh khắc rằng điều tôi phải nói đã bị bỏ lại không được nói vì không có động cơ đằng sau nó, đó không phải là vấn đề hoàn thành cái gì đó. Chừng nào tôi còn sống công việc đang được làm, và khi tôi chết công việc kết thúc. Vì không có động cơ đằng sau nó, không cái gì bị bỏ lại không hoàn thành.
Tôi không có động cơ, chỉ có cảm hứng từ bên trong. Có thúc đẩy bên trong và bất kì cái gì xảy ra, xảy ra vì nó. Ở Ấn Độ chúng ta nói rằng người như vậy đã buông xuôi bản thân mình cho sự tồn tại. Bây giờ mọi hành động của người đó sẽ là ước muốn của Thượng đế: người đó không có động cơ của riêng mình. Nói cho đúng mọi hành động của người đó là ước muốn của Thượng đế, vì người đó đã buông xuôi cuộc sống của người đó cho điều tối thượng. Bây giờ mọi điều xảy ra là trách nhiệm của điều tối thượng, bản thân người đó không chịu trách nhiệm.
Bạn đã hỏi một câu hỏi hay. Tôi muốn nói rằng cuộc sống nên tự do khỏi ham muốn và đau đớn. Tạo ra cuộc sống mà trong đó không có động cơ và cảm hứng sẽ nổi lên từ bên trong bạn. Làm cho cuộc sống của bạn là tới mức bạn không có ham muốn nào để thu được bất kì cái gì nhưng bạn có ham muốn cho. Điều tôi gọi là yêu ngụ ý rằng bạn không hỏi xin nó, bạn chỉ cho nó. Và không có mục đích trong yêu ngoại trừ việc cho. Điều tôi có thể gọi là yêu tôi cũng có thể gọi là từ bi. Cho nên bạn có thể nói rằng không có mục đích ngoại trừ yêu. Và yêu không có mục đích bởi vì bản thân yêu là mục đích.
Từ “Con đường của Thiền”, Ch.3