Tôi đã nhắc tới một số hướng dẫn cơ bản để làm thuần khiết thân thể, bây giờ thêm vài điểm nhỏ nữa. Những điểm đầu tiên này là rất cơ bản. Nếu chúng được chú ý tới, những điều nhỏ này sẽ tự động được chú ý.
Một trong những điều nhỏ này mà rất hữu ích cho việc làm thuần khiết thân thể là việc ăn uống nuôi dưỡng. Thân thể bạn là cái máy tuyệt đối vật lí: bất kì cái gì bạn cho vào trong nó sẽ tự nhiên ảnh hưởng tới nó. Nếu tôi uống rượu các tế bào trong thân thể tôi sẽ trở nên vô thức – điều đó là tự nhiên. Và nếu thân thể tôi là vô thức thế thì nó sẽ có tác động lên tâm trí của tôi. Thân thể và tâm trí là không tách rời khỏi nhau, chúng được kết nối.
Thân thể và tâm trí là không tách rời – chúng là cùng nhau, thân-tâm; nó là tâm thần thân thể. Tâm trí và thân thể là một. Tâm trí là phần tinh tế nhất của thân thể và thân thể là phần thô nhất của tâm trí. Nói cách khác, chúng không phải là hai thứ khác nhau. Đó là lí do tại sao bất kì cái gì xảy ra trong thân thể đều được vọng vào trong tâm trí, và bất kì cái gì xảy ra trong tâm trí đều có tác động của nó lên thân thể. Nếu tâm trí ốm thân thể sẽ không khoẻ được lâu, và nếu thân thể ốm thế thì tâm trí sẽ không khoẻ được lâu. Thông báo được truyền qua giữa hai điều này và có tác động lên cả hai. Đó là lí do tại sao những người biết cách giữ tâm trí khoẻ tự động hiểu cách giữ thân thể khoẻ. Họ không phải làm việc trên nó, họ không phải làm bất kì nỗ lực nào.
Thân thể và tâm trí được kết nối. Bất kì cái gì xảy ra cho tâm trí đều xảy ra cho thân thể. Đó là lí do tại sao bạn sẽ phải cẩn thận về đồ ăn của bạn và cái bạn ăn vào.
Thứ nhất, bạn không nên ăn nhiều thức ăn tới mức thân thể bạn trở nên ì ạch; ì ạch là không mạnh khoẻ. Thức ăn của bạn cũng phải không làm cho thân thể bạn bị kích động: kích động là không mạnh khoẻ vì kích động sẽ tạo ra mất cân bằng. Bạn nên ăn đủ để cho thân thể không làm phí hoài, vì điều đó sẽ chỉ tạo ra yếu. Nếu năng lượng không được tạo ra thế thì sẽ không có khả năng nào cho tiến bộ hướng tới tâm thức cao hơn. Đồ ăn của bạn nên tạo ra năng lượng nhưng nó không nên là kích thích. Năng lượng nên được tạo ra, nhưng bạn phải không ăn nhiều tới mức làm cho thân thể thành ì ạch. Nếu bạn đã ăn quá mức thế thì mọi năng lượng của bạn sẽ được dùng cho tiêu hoá và thân thể sẽ bị chất đầy với ì ạch.
Khi thân thể ì ạch điều đó có nghĩa rằng mọi năng lượng đang được dùng cho tiêu hoá thức ăn của bạn. Phần còn lại của thân thể trở thành ì ạch. Ì ạch là chỉ báo rằng bạn đã ăn quá nhiều. Sau khi ăn bạn nên cảm thấy được làm tươi tắn và được tiếp sinh lực, không phải ì ạch. Điều này là logic. Khi bạn đói, bạn ăn; thế thì bạn sẽ cảm thấy được làm tươi tắn vì nhiên liệu mà bạn cần để tạo ra năng lượng đã được cung cấp. Thay vì thế, bạn cảm thấy ì ạch. Sự ì ạch này đơn giản có nghĩa là bạn đã ăn quá nhiều và bây giờ mọi năng lượng của bạn đang được dùng vào việc tiêu hoá thức ăn đó. Mọi năng lượng của thân thể sẽ được hướng tới dạ dầy và thiếu năng lượng trong phần còn lại của thân thể sẽ làm cho bạn cảm thấy ì ạch.
Cho nên nếu thức ăn tích năng lượng cho bạn, thế thì nó là đúng; nếu nó không kích thích bạn, thế thì nó là đúng; nếu nó không làm nhiễm độc bạn, thế thì nó là đúng. Cho nên nhớ ba điều này: nếu đồ ăn của bạn là lành mạnh nó sẽ không làm cho bạn ì ạch, nếu đồ ăn của bạn là lành mạnh thế thì nó sẽ không kích thích bạn, nếu nó là lành mạnh nó sẽ không làm cho bạn cảm thấy bị nhiễm độc. Tôi nghĩ rằng bạn không cần bất kì giải thích chi tiết nào về điểm này. Bạn có thể hiểu điều này và làm những điều chỉnh cần thiết.
Điều thứ hai trong những điểm nhỏ: tập luyện là tuyệt đối quan trọng cho thân thể, vì mọi yếu tố mà thân thể được tạo ra đều mở rộng với tập luyện. Tập luyện giúp mở rộng. Khi bạn chạy, mọi tế bào, mọi tế bào sống của thân thể bạn đều mở rộng. Và khi chúng mở rộng bạn cảm thấy rất khoẻ và khi chúng bị co lại bạn cảm thấy ốm. Khi phổi của bạn được rót đầy với ô xi và mọi khí các bô nic được tống ra, huyết áp của bạn tăng lên và những tạp chất được làm sạch. Đây là lí do tại sao trong yoga việc dọn sạch thân thể, việc làm thuần khiết toàn bộ thân thể được coi là cần thiết sống còn. Cho nên tập luyện nào đó là tốt.
Nghỉ ngơi thái quá là có hại, tập luyện thái quá cũng có hại. Đây là lí do tại sao tôi không yêu cầu bạn làm nhiều tập luyện, không tập luyện thái quá: tập luyện đều đặn chút ít sẽ làm cho bạn cảm thấy mạnh khoẻ. Và đừng nghỉ quá nhiều, nghỉ chút ít thôi – nghỉ chỉ nhiều như bạn tập luyện.
Trong thế kỉ này không có chỗ cho tập luyện và nghỉ ngơi. Chúng ta ở trong tình huống kì lạ: chúng ta không tập luyện và chúng ta cũng không nghỉ ngơi. Điều bạn gọi là nghỉ ngơi không phải là nghỉ ngơi chút nào. Bạn nằm ra, trở mình lật mình – đây không phải là nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi là ngủ say, lâu trong đó toàn thân ngủ, mọi hoạt động của nó đã chậm dần lại và mọi căng thẳng mà thân thể đã bị ở dưới đó được xả ra.
Bạn đã bao giờ xem xét rằng khi bạn dậy buổi sáng và bạn không cảm thấy tươi tắn và mạnh khoẻ, điều đó ảnh hưởng tới hành vi của bạn không? Nếu bạn đã không ngủ và vào buổi sáng một người ăn xin tới bạn, rất có thể là bạn sẽ không cho người đó cái gì. Nhưng nếu bạn đã có giấc ngủ ban đêm ngon, rất có thể là bạn sẽ không từ chối cho người đó cái gì đó. Đó là lí do tại sao người ăn xin tới cửa nhà bạn buổi sáng, vì buổi sáng dễ cho họ kiếm được cái gì đó hơn vào buổi tối. Điều này là hoàn toàn logic. Đây là lí do tại sao người ăn xin tới xin vào buổi sáng và không tới vào buổi tối; vào buổi tối điều đó là vô dụng. Đến lúc đó bạn mệt mỏi thế và thân thể ở trong hoàn cảnh mà bạn có lẽ sẽ không muốn cho bất kì cái gì. Đó là lí do tại sao họ tới vào buổi sáng. Mặt trời đã mọc, bạn có thể mới tắm xong, ai đó trong nhà đã cầu nguyện và người ăn xin đang đứng bên ngoài. Rất khó từ chối người đó.
Nếu thân thể đã có nghỉ ngơi tốt, hành vi của bạn sẽ thay đổi tương ứng. Đó là lí do tại sao thức ăn và nghỉ ngơi bao giờ cũng được tính tới trong quan hệ với nhau. Đồ ăn của bạn phải có quan hệ với phong cách sống của bạn. Nếu có thuần khiết trong cả hai, thế thì bạn có thể có chuyển động vô cùng trong cuộc sống của bạn, và sẽ dễ dàng hơn cho bạn đi vào trong thế giới bên trong.
Cùng cách này mà bạn cần hiểu cách tập luyện, hiểu biết nào đó cũng được cần về cách nghỉ ngơi. Để nghỉ ngơi bạn cần biết cách thả lỏng thân thể bạn. Bạn sẽ hiểu điều này khi chúng ta thiền tối nay. Khi bạn nghỉ ngơi sau thiền bạn sẽ thực sự là nghỉ ngơi.
Có thể rằng có những người bạn ở đây, người không có khả năng làm tập luyện đều đặn, người không thể đi vào rừng, người sẽ không có khả năng trèo núi. Với họ tôi sẽ gợi ý cách thiền khác.
Buổi sáng, sau khi tắm, họ nên nằm trên giường trong phòng đóng kín trong mười lăm phút và tưởng tượng rằng họ đang trèo núi hay rằng họ đang chạy bộ. Chỉ tưởng tượng và không làm bất kì cái gì. Người già thực tế không thể đi lên núi được. Thế thì nằm ra trong phòng đóng kín với mắt nhắm và hình dung ra bản thân bạn đang trèo núi hay chạy. Mặt trời đang chiếu sáng và bạn đang chạy; bạn đã bắt đầu thở gấp. Bạn sẽ ngạc nhiên để ý rằng bạn sẽ thực tại bắt đầu thở gấp. Và nếu tưởng tượng của bạn là đủ mạnh, thế thì trong mười lăm phút bạn sẽ thấy rằng bạn đã có trải nghiệm về thực tại đang ở ngoài trời. Trong mười lăm phút bạn sẽ cảm thấy tươi tắn dường như bạn vừa mới tập luyện. Không cần bạn tập luyện thực vì các tế bào trong thân thể mà bạn sẽ tập luyện đang được đánh thức. Nói cách khác, chúng sẽ đi tới trạng thái mà chúng sẽ ở trong nếu bạn thực tại đã tập luyện.
Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao khi bạn trở nên sợ trong mơ và bạn thức dậy, tim bạn vẫn đập nhanh không? Sợ là trong mơ, nó là không thực – thế thì tại sao tim đập nhanh thế? Tại sao nó đập nhanh thậm chí sau khi bạn thức dậy? Tim đập nhanh vì nó không biết liệu sợ là trong mơ hay liệu đó là trong thực tại. Tim chỉ biết rằng có sợ. Cũng giống như điều này, nếu bạn tưởng tượng rằng bạn đang tập luyện điều đó sẽ giúp ích dường như bạn đã thực sự tập luyện; không có khác biệt. Đó là lí do tại sao những người đã người am hiểu những điều này đã tạo ra những kĩ thuật này. Nếu bạn để chúng vào trong một tế bào nhỏ điều đó sẽ không gây hại cho sự mạnh khoẻ của chúng vì chúng sẽ nghỉ ngơi trong mười lăm phút và làm tập luyện của chúng theo cách này.
Thử điều này đi. Bất kì ai không có khả năng đi ra ngoài có thể dùng kĩ thuật này cũng như thiền cho giấc ngủ, điều được làm vào ban đêm. Bạn có thể làm chúng cả hai ngay trước khi ngủ.
Thân thể có thể được làm thuần khiết theo cách này. Và nếu thân thể là thuần khiết, điều này bản thân nó sẽ là niềm vui lớn, và trong niềm vui này bạn có thể đi sâu hơn vào bên trong. Đây là bước thứ nhất.
Có hai bước nữa: làm thuần khiết ý nghĩ và làm thuần khiết hồn. Tôi sẽ giải thích những điều này.
Ở ngoại vi có ba bước: làm thuần khiết thân thể, làm thuần khiết tâm trí và làm thuần khiết cảm xúc; và thế rồi có ba bước cho trung tâm: vô thân thể, vô ý nghĩ và tự do khỏi cảm xúc. Khi sáu giai đoạn này được hoàn thành, samadhi xảy ra. Cho nên, từng bước một, chúng ta sẽ nói về chúng trong ba ngày này và điều đó sẽ là đủ. Bạn sẽ nghĩ về chúng, hiểu chúng và thử chúng, vì bất kì cái gì tôi nói tới đều dành cho bạn thực nghiệm. Nghĩa sẽ chỉ rõ ra cho bạn nếu bạn thử nó; bằng không việc nói của tôi sẽ không làm lộ ra bất kì bí mật nào cho bạn.
Bây giờ chúng ta sẽ làm việc thiền sáng. Về thiền sáng, tôi muốn nói rằng bước thứ nhất sẽ là hệt như điều chúng ta đã tập luyện đêm qua: làm ra quyết tâm. Chúng ta sẽ làm ra quyết tâm năm lần. Sau điều này chúng ta sẽ nghỉ trong hai phút, lấy hơi thở sâu. Thế rồi chúng ta sẽ thiền im lặng một chốc.
Thứ nhất chúng ta làm ra quyết tâm, thế rồi chúng ta nghỉ, và bước cuối cùng là thiền. Đây sẽ là ba bước của thiền cho buổi sáng. Quyết tâm sẽ là cùng điều như tôi đã gợi ý đêm qua: thở sâu, và trong khi không khí đang đi vào giữ ý nghĩ trong tâm trí, “Mình sẽ làm nỗ lực ý thức để đi vào trong thiền. Mình sẽ trải nghiệm thiền.” Giữ ý nghĩ này đi liên tục khi hơi thở đi vào phổi, thế rồi giữ hơi thở của bạn lại trong một giây, trong hai giây, lâu chừng nào bạn còn có thể giữ. Khi bạn thở vào hít thật nhiều không khí như bạn có thể, thế rồi giữ hơi thở của bạn trong một chốc. Trong yoga những tập luyện này được gọi là purak, rumbhak, rechdk. Hít vào và giữ nó lại đồng thời bạn làm ra quyết tâm, để nó ngân vang qua tâm trí bạn; thế rồi thở ra và để ý nghĩ này luôn ngân vang trong tâm trí bạn; thế rồi đợi, để cho ý nghĩ liên tục ngân vang qua tâm trí bạn. Theo cách này quyết tâm sẽ đạt tới tâm trí vô thức của bạn, sâu bên trong. Toàn thể con người của bạn sẽ biết rằng bạn đã làm ra quyết định đi vào trong thiền. Thế thì toàn thể con người của bạn sẽ giúp bạn; bằng không bạn sẽ chỉ vẩn vơ quanh đây đó và sẽ không có thay đổi.
Cho nên thứ nhất làm ra quyết tâm, thế rồi hội tụ vào trạng thái cảm xúc. Sau khi bạn đã làm ra quyết tâm, trong hai phút bạn nên cầu khẩn các cảm giác về hi vọng và vui vẻ mà tôi đã nói tới hôm qua. Trong hai phút coi thân thể bạn ở trong hoàn cảnh rất mạnh khoẻ; tưởng tượng rằng bạn đang trải nghiệm niềm vui lớn, rằng mọi tế bào thân thể bạn là sống động và bạn được rót đầy với hi vọng. Mọi thứ sẽ xảy ra – chỉ làm ra quyết định. Thế rồi cảm thấy rằng có an bình quanh bạn, rằng có phúc lạc lớn bên trong bạn, rằng bạn đầy hi vọng và mọi tế bào của thân thể bạn là sống động và vui vẻ. Sau điều này chúng ta sẽ làm thiền sáng.
Trong thiền sáng giữ cho lưng bạn thẳng, được thả lỏng và tĩnh lặng. Mọi chuyển động của thân thể phải dừng lại và lưng bạn phải thẳng. Nhắm mắt lại và lấy hơi thở chậm, việc thở vào và thở ra rất chậm. Quan sát hơi thở của bạn. Giữ mắt nhắm và quan sát hơi thở của bạn đi vào và đi ra.
Có hai cách để quan sát hơi thở của bạn: một là quan sát bụng bạn, nơi bụng của bạn phồng lên xẹp xuống; và thứ hai là gần lỗ mũi, nơi hơi thở đi ra. Làm bất kì cách nào dễ dàng hơn cho bạn. Phần lớn mọi người thấy dễ quan sát lỗ mũi hơn. Khi không khí đi vào trong nó chạm vào mũi và khi nó đi ra nó lại chạm vào mũi. Quan sát điểm đó nơi hơi thở chạm vào, đi vào, đi ra. Bất kì người nào đã thử tập trung vào rốn trước đây sẽ thấy dễ quan sát rốn hơn. Người đó sẽ quan sát rốn, bụng phồng lên và xẹp xuống. Hội tụ vào chỗ bạn cảm thấy thoải mái nhất. Quan sát hơi thở của bạn trong mười phút.
Bây giờ chúng ta sẽ lắng đọng cho thiền sáng. Ngồi tách xa để cho bạn không chạm hay nghe thấy bất kì người nào khác.
Từ “Con đường của Thiền”, Ch.2