Tri thức và chân không

Thầy dạy cái gì và học thuyết của thầy là gì?

 

Tôi không dạy học thuyết. Dạy học thuyết là khá vô nghĩa. Tôi không là triết gia; tâm trí của tôi là phản triết lí. Triết lí đã chẳng đưa tới đâu và không thể đưa tới đâu được. Tâm trí mà nghĩ, mà hỏi, không thể biết.

Có nhiều học thuyết thế. Nhưng học thuyết là hư cấu, hư cấu của don người. Nó không phải là khám phá mà là bịa đặt. Tâm trí con người có năng lực bịa ra vô hạn các hệ thống và học thuyết, nhưng để biết chân lí qua các lí thuyết là không thể được. Tâm trí được chất đầy với tri thức là tâm trí nhất định vẫn còn dốt nát.

Khải lộ tới vào khoảnh khắc tri thức dừng lại. Có hai khả năng: hoặc chúng ta có thể nghĩ về cái gì đó, hoặc chúng ta có thể đi vào trong nó một cách tồn tại. Người ta càng nghĩ, người đó càng chuyển xa khỏi cái là ở đây và bây giờ. Nghĩ về cái gì đó là đánh mất tiếp xúc với nó.

Cho nên điều tôi dạy là kinh nghiệm phản học thuyết, phản triết lí, phản suy đoán. Cách hiện hữu, chỉ hiện hữu. Cách hiện hữu trong khoảnh khắc mà là ở đây và bây giờ. Mở, mong manh, là một với nó. Đó là điều tôi gọi là thiền.

Tri thức chỉ có thể dẫn tới hư cấu, tới phóng chiếu mọi thứ. Nó không thể là phương tiện biểu lộ để đạt tới chân lí. Nhưng một khi bạn đã biết chân lí, tri thức có thể là phương tiện biểu lộ để trao đổi, để chia sẻ với ai đó người không biết. Thế thì ngôn ngữ, học thuyết, lí thuyết có thể trở thành phương tiện. Nhưng nó vẫn là không thích hợp. Nó nhất định xuyên tạc.

Bất kì cái gì đã được biết về mặt tồn tại không thể được diễn đạt một cách toàn bộ. Bạn chỉ có thể chỉ dẫn nó. Khoảnh khắc tôi diễn đạt điều tôi đã biết, lời đi tới bạn nhưng nghĩa bị bỏ lại đằng sau. Lời chết đi tới bạn. Theo một cách nào đó nó là vô nghĩa, vì nghĩa đã là bản thân kinh nghiệm.

Cho nên tri thức có thể trở thành phương tiện biểu lộ cho diễn đạt, nhưng không là phương tiện hướng tới đạt được việc nhận ra. Tâm trí biết là cản trở, vì khi bạn biết bạn không khiêm tốn. Khi bạn được chất vào bởi tri thức không còn chỗ bên trong bạn để nhận cái không biết. Tâm trí phải trở thành trống vắng, trống rỗng: bụng mẹ, tính cảm nhận toàn bộ.

Tri thức là quá khứ của bạn. Nó là điều bạn đã biết. Nó là kí ức của bạn, tích luỹ của bạn, sở hữu của bạn. Việc tích luỹ trở thành rào chắn. Nó tới ở giữa bạn và cái mới, giữa bạn là cái không biết.

Bạn có thể mở với cái không biết chỉ khi bạn khiêm tốn. Người ta phải thường xuyên nhận biết về dốt nát của người ta: rằng vẫn có cái gì đó không được biết. Tâm trí dựa trên kí ức, thông tin, kinh sách, lí thuyết, học thuyết, giáo điều – là lấy bản ngã làm trung tâm, không khiêm tốn. Tri thức không thể cho bạn sự khiêm tốn. Chỉ cái không biết bao la có thể làm cho bạn thành khiêm tốn.

Cho nên kí ức phải dừng lại. Không phải là bạn phải hiện hữu mà không có kí ức, mà là trong khoảnh khắc của việc biết, trong khoảnh khắc của việc trải nghiệm, kí ức phải không có đó. Trong khoảnh khắc đó, tâm trí mở, mong manh được yêu cầu. Khoảnh khắc này của trống rỗng, của hư không, là thiền, dhyana.

 

 

Bản thân kinh nghiệm không trở thành học thuyết được sao?

 

Kinh nghiệm chỉ có thể được trao đổi với người khác một cách phủ định. Tôi không thể nói nó là cái gì, nhưng tôi có thể nói nó không là cái gì. Ngôn ngữ có thể là phương tiện biểu lộ để diễn đạt nó không là cái gì. Khi tôi nói ngôn ngữ không thể diễn đạt được nó, tôi vẫn đang diễn đạt nó. Khi tôi nói không học thuyết nào về nó là có thể, đó là học thuyết của tôi. Nhưng điều này có tính phủ định. Tôi không khẳng định cái gì đó; tôi đang phủ nhận cái gì đó. Cái không có thể được nói; cái có không thể được nói. Cái có phải được nhận ra.

Nếu có niềm tin vương vấn trong tri thức, nó sẽ trở thành cản trở trong việc đạt tới trống rỗng, trong việc đạt tới thiền. Đầu tiên người ta phải hiểu cái vô tích sự của quá khứ, của cái đã biết, của tri thức của tâm trí. Khi có liên quan tới cái không biết, khi có liên quan tới chân lí, tri thức như vậy là vô tích sự.

Hoặc bạn có thể trở nên bị đồng nhất với điều bạn đã biết, hoặc bạn có thể trở thành nhân chứng cho nó. Nếu bạn trở nên bị đồng nhất với nó, thế thì bạn và kí ức của bạn trở thành một. Nhưng nếu không có đồng nhất – nếu bạn vẫn còn xa cách với kí ức của bạn, phân tách, không bị đồng nhất với chúng – thế thì bạn nhận biết về bản thân bạn như cái gì đó khác với kí ức của bạn. Nhận biết này trở thành con đường hướng tới cái không biết.

Bạn càng có khả năng là nhân chứng cho tri thức của bạn, bạn càng ít đồng nhất bản thân bạn với người biết, càng ít có khả năng cho bản ngã của bạn trở thành người sở hữu tri thức này. Nếu bạn khác với kí ức của bạn, thế thì các kí ức trở thành chỉ là một loại bụi được tích lại. Chúng đã tới qua kinh nghiệm và đã trở thành một phần của tâm trí bạn, nhưng tâm thức của bạn là khác. Người nhớ là khác với cái được nhớ; người đã biết là khác với cái đã được biết. Nếu bạn là rõ ràng về phân biệt này, bạn tới ngày càng gần với chân không. Không bị đồng nhất, bạn có thể mở; bạn có thể hiện hữu mà không có kí ức tới chen vào giữa bạn và cái không biết.

Chân không có thể được đạt tới, nhưng nó không thể được tạo ra. Nếu bạn tạo ra nó, nó nhất định được tạo ra bởi tâm trí cũ của bạn, bởi tri thức của bạn. Đó là lí do tại sao có thể không có phương pháp nào để đạt tới nó. Phương pháp có thể tới chỉ từ thông tin được tích luỹ của bạn, cho nên nếu bạn cố dùng bất kì phương pháp nào, điều đó nhất định là sự liên tục của tâm trí cũ của bạn. Nhưng cái không biết không thể tới với bạn như sự liên tục. Nó chỉ có thể tới như kẽ hở gián đoạn. Chỉ thế thì nó ở bên ngoài cái biết, bên ngoài tri thức của bạn.

Cho nên có thể không có phương pháp như vậy, không phương pháp luận; chỉ có việc hiểu rằng “Mình là tách rời khỏi cái mình đã tích luỹ.” Nếu điều này được hiểu, thế thì không có nhu cầu tu tập về chân không. Sự việc đã xảy ra rồi! Bạn là trống rỗng! Giờ không có nhu cầu tạo ra nó.

Người ta không thể tạo ra chân không được. Chân không được tạo ra sẽ không là chân không; nó sẽ chỉ là sáng tạo của bạn. Sáng tạo của bạn không bao giờ có thể là hư không, chân không, vì nó sẽ có biên giới. Bạn đã tạo ra nó, cho nên nó không thể nhiều hơn bạn; nó không thể nhiều hơn tâm trí đã tạo ra nó. Bạn không thể tạo ra được chân không; nó phải đi vào bạn. Bạn chỉ có thể là người nhận nó. Và bạn có thể được chuẩn bị để nhận nó chỉ theo cách phủ định. Được chuẩn bị theo nghĩa rằng bạn phải không bị đồng nhất với tri thức của bạn; được chuẩn bị theo nghĩa rằng bạn đã hiểu cái vô tích sự, cái vô nghĩa của mọi thứ bạn đã biết.

Duy nhất nhận biết này về quá trình suy nghĩ có thể ném bạn vào trong kẽ hở nơi “cái đang hiện hữu” tràn ngập bạn, nơi “cái đang hiện hữu” bao giờ cũng hiện diện. Bây giờ không có rào chắn giữa bạn và nó. Bạn đã trở thành một với khoảnh khắc này, thành một với vĩnh hằng, với cái vô hạn.

Khoảnh khắc người ta dịch khoảnh thắc này thành tri thức, nó lại trở thành một phần của kí ức. Thế thì nó bị mất. Cho nên người ta không bao giờ có thể nói, “Tôi đã biết.” Cái không biết vẫn còn là không biết. Dù người ta có thể đã trải nghiệm nó nhiều thế nào, cái không biết vẫn còn là không được biết. Sức quyến rũ của nó, cái đẹp của nó, sự hấp dẫn của nó vẫn còn như vậy.

Quá trình biết là vĩnh hằng, cho nên người ta không bao giờ có thể đi tới điểm mà người ta có thể nói, “Tôi đã đạt tới.” Nếu ai đó nói điều này, người đó lại rơi trở lại vào trong hình mẫu của kí ức, hình mẫu của tri thức. Thế thì người đó trở thành chết. Khoảnh khắc tri thức được khẳng định là khoảnh khắc của chết. Sự sống dừng lại. Sự sống bao giờ cũng là từ cái không biết, hướng tới cái không biết. Nó tới từ cõi bên kia và đi tới cái bên kia. Cho nên với tôi, người tôn giáo không phải là người tuyên bố về tri thức. Người tuyên bố tri thức có thể là nhà Thượng đế học, triết gia, nhưng không bao giờ là người tôn giáo. Tâm trí tôn giáo chấp nhận điều huyền bí tối thượng, cái không thể biết được tối thượng, cực lạc tối thượng của dốt nát, phúc lạc tối thượng của dốt nát.

Khoảnh khắc của thiền, của trống rỗng, không thể được tạo ra; nó không thể được phóng chiếu. Bạn không thể làm cho tâm trí bạn tĩnh lặng. Nếu bạn làm, thế thì hoặc bạn đã làm nhiễm độc nó hoặc bạn đã thôi miên nó, nhưng đây không phải là chân không. Chân không tới. Nó không bao giờ có thể được tạo ra; nó không bao giờ có thể được mang tới.

Cho nên tôi không dạy bất kì phương pháp nào. Theo nghĩa rằng có phương pháp, kĩ thuật, học thuyết, tôi không là thầy giáo.

 

Từ “Tâm lí của bí truyền”, ch.9