Cho nên khi bạn đi vào thể thứ năm, việc kết tinh của bản ngã xảy ra. Nhưng bây giờ, để tiến bộ thêm nữa, việc kết tinh này lại phải bị mất đi. Mất vào trong trống rỗng, vào trong càn khôn. Duy nhất người có mới có thể mất, cho nên nói về vô ngã trước thể thứ năm là vô nghĩa, ngớ ngẩn. Bạn không có bản ngã, vậy làm sao bạn có thể làm mất nó được? Hay bạn có thể nói rằng bạn có nhiều bản ngã, mọi người hầu đều có bản ngã. Bạn là đa bản ngã, đa nhân cách, đa linh hồn, nhưng không là một bản ngã thống nhất.
Bạn không thể làm mất bản ngã được vì bạn không có nó. Người giầu có thể từ bỏ giầu có của mình, nhưng người nghèo thì không. Người đó chẳng có gì để từ bỏ, chẳng có gì để mất. Nhưng có những người nghèo nghĩ về từ bỏ. Người giầu sợ từ bỏ vì người đó có cái gì đó để mất, nhưng người nghèo bao giờ cũng sẵn sàng từ bỏ. Người đó sẵn sàng, nhưng người đó chẳng có gì để từ bỏ.
Thể thứ năm là giầu nhất. Nó là cực đỉnh của mọi điều là có thể cho một người. Thể thứ năm là đỉnh của tính cá nhân, đỉnh của yêu, của từ bi, của mọi thứ là xứng đáng. Gai đã mất đi. Giờ hoa nữa cũng phải mất đi. Thế thì đơn giản sẽ có hương thơm, không có hoa.
Thể thứ sáu là cõi của hương thơm, hương thơm càn khôn. Không hoa, không trung tâm. Chu vi, nhưng không trung tâm. Bạn có thể nói rằng mọi thứ đã trở thành trung tâm, hay rằng bây giờ không có trung tâm. Chỉ việc cảm được khuếch tán có đó. Không có chia chẻ, không có phân chia – thậm chí không có phân chia của cá nhân thành cái “tôi” và “không tôi,” cái “tôi” và “người khác.” Không có phân chia chút nào.
Cho nên cá nhân có thể bị mất theo một trong hai cách: một, tinh thần phân liệt, chia chẻ thành nhiều hạ nhân; và cách kia, càn khôn – mất trong cái tối thượng; mất trong cái lớn hơn, cái lớn nhất, Brahma; mất trong sự mở rộng. Bây giờ hoa không có, nhưng hương thơm có.
Hoa nữa cũng là làm mất yên tĩnh, nhưng khi chỉ hương thơm có đó, nó là hoàn hảo. Bây giờ không có nguồn, cho nên nó không thể chết. Nó là không chết. Mọi thứ có nguồn sẽ phải chết, nhưng bây giờ hoa không có, cho nên không có nguồn. Hương thơm là không được tạo ra, cho nên không có chết và không có biên giới cho nó. Hoa có giới hạn; hương thơm là vô giới hạn. Không có rào chắn cho nó. Nó lan toả mãi, và lan toả ra bên ngoài.
Cho nên từ thể thứ năm vấn đề không là lên trên, xuống dưới, các bên, bên trong, bên ngoài. Vấn đề là liệu hiện hữu cùng bản ngã hay không bản ngã. Và bản ngã là thứ khó làm mất nhất trong tất cả mọi thứ. Bản ngã không phải là vấn đề cho tới thể thứ năm vì tiến bộ là việc đáp ứng bản ngã. Không ai muốn là tinh thần phân liệt; mọi người đều ưa thích có nhân cách kết tinh. Cho nên mọi sadhaka, mọi người tìm kiếm, có thể tiến bộ tới thể thứ năm.
Không có phương pháp để chuyển ra ngoài thể thứ năm vì mọi kiểu phương pháp nhất định là cùng với bản ngã. Khoảnh khắc bạn dùng phương pháp, bản ngã được làm mạnh lên. Cho nên những người quan tâm tới việc đi ra ngoài thể thứ năm, nói về vô phương pháp. Họ nói về vô phương pháp, về vô kĩ thuật. Bây giờ không có làm sao. Từ thể thứ năm, không phương pháp nào là có thể.
Bạn có thể dùng phương pháp cho tới thể thứ năm, nhưng thế rồi không phương pháp nào sẽ hữu dụng vì người dùng sẽ bị mất. Nếu bạn dùng bất kì cái gì, người dùng sẽ trở nên mạnh hơn. Bản ngã của người đó sẽ liên tục kết tinh; nó sẽ trở thành hạt nhân của việc kết tinh. Đó là lí do tại sao những người vẫn còn trong thể thứ năm nói có những hồn vô hạn, những linh hồn vô hạn. Họ nghĩ về từng linh hồn dường như nó đã là nguyên tử. Hai nguyên tử không thể gặp gỡ. Chúng là vô cửa sổ, vô cửa vào; bị đóng với mọi thứ bên ngoài bản thân chúng.
Bản ngã là vô cửa sổ. Bạn có thể dùng từ của Leibnitz: ‘đơn tử’. Những người vẫn còn trong thể thứ năm trở thành đơn tử: nguyên tử vô cửa sổ. Bây giờ bạn là một mình, và một mình, và một mình.
Nhưng bản ngã được kết tinh này phải bị mất đi. Làm sao làm mất nó khi không có phương pháp? Làm sao đi ra ngoài nó khi không có đường? Làm sao thoát khỏi nó? Không có cửa ra vào. Thiền sư nói về cổng vô môn. Bây giờ không có cổng, và dầu vậy người ta phải đi ra ngoài nó.
Vậy làm gì? Điều đầu tiên: không bị đồng nhất với việc kết tinh này. Chỉ nhận biết về ngôi nhà bị đóng này của cái “tôi.” Chỉ nhận biết về nó – không làm bất kì cái gì – và có bùng nổ! Bạn sẽ ở bên ngoài nó.
Họ có chuyện ngụ ngôn trong Thiền….
Một trứng ngỗng được để vào trong một cái lọ. Ngỗng con chui ra từ trứng và bắt đầu lớn lên, nhưng miệng lọ nhỏ tới mức ngỗng không thể ra được khỏi lọ. Nó lớn lên mỗi ngày một to hơn, và cái lọ trở thành quá nhỏ để sống được bên trong. Bây giờ, hoặc cái lọ sẽ phải bị đập ra để cứu ngỗng, hoặc ngỗng sẽ chết. Người tìm kiếm được hỏi: “Phải làm gì? Chúng ta không muốn mất cái nào. Con ngỗng phải được cứu và cái lọ cũng phải được giữ. Vậy phải làm gì?” Đây là câu hỏi của thể thứ năm. Khi không có cách nào chui ra và con ngỗng đang lớn lên, khi việc kết tinh đã trở nên vững chắc, phải làm gì bây giờ?
Người tìm kiếm đi vào bên trong phòng, đóng cửa lại và bắt đầu phân vân về điều đó. Phải làm gì? Chỉ hai điều dường như là có thể: hoặc đập lọ và cứu ngỗng, hoặc để ngỗng chết và giữ lọ. Thiền nhân liên tục suy nghĩ và suy nghĩ. Anh ta nghĩ về cái gì đó, nhưng thế rồi nó sẽ bị xoá bỏ vì không có cách nào làm điều đó. Thầy giáo cho anh ta trở về để nghĩ thêm nữa.
Trong nhiều đêm và nhiều ngày người tìm kiếm liên tục suy nghĩ, nhưng không có cách nào làm điều đó. Chung cuộc một khoảnh khắc tới khi việc suy nghĩ dừng lại. Anh ta chạy ra kêu to, “Ra rồi! Ngỗng ở ngoài!” Thầy không bao giờ hỏi làm sao, vì toàn thể sự việc chỉ là vô nghĩa.
Cho nên chuyển từ thể thứ năm, vấn đề trở thành công án Thiền. Người ta phải chỉ nhận biết về việc kết tinh – và con ngỗng ở ngoài! Một khoảnh khắc tới khi bạn ở ngoài; không có “tôi.” Việc kết tinh đã được thu lấy và bị mất. Với thể thứ năm, việc kết tinh – trung tâm, bản ngã – đã là bản chất. Như một bước chuyển, như chiếc cầu, nó đã là sự cần thiết; bằng không thể thứ năm không thể bị đi qua. Nhưng bây giờ nó không còn được cần nữa.
Có những người đã đạt tới thể thứ năm mà không đi qua thể thứ tư. Người có nhiều của cải đã đạt tới thể thứ năm; người đó đã kết tinh theo cách nào đó. Người đã trở thành tổng thống của một nước đã kết tinh theo cách nào đó. Một Hitler, một Mussolini, được kết tinh theo cách nào đó. Nhưng việc kết tinh là trong thể thứ năm. Nếu bốn thể thấp hơn không tương ứng với nó, thế thì việc kết tinh trở thành bệnh. Mahavira và Phật được kết tinh nữa, nhưng việc kết tinh của họ là khác.
Chúng ta khao khát đáp ứng bản ngã vì nhu cầu bên trong nhất để đạt tới thể thứ năm. Nhưng nếu chúng ta chọn lối tắt, thế thì đến cuối cùng chúng ta sẽ bị lạc. Đường ngắn nhất là qua của cải, quyền lực, chính trị. Bản ngã có thể được đạt tới, nhưng nó là việc kết tinh giả; nó không tương xứng với nhân cách toàn bộ của bạn. Nó giống như cục chai chân, miếng da hình thành trên chân bạn và trở nên dầy ra. Nó là việc kết tinh giả, sự trưởng thành bất thường, bệnh.
Nếu con ngỗng ở ngoài trong thể thứ năm, bạn ở trong thể thứ sáu. Từ thể thứ năm tới thể thứ sáu là cõi của điều huyền bí. Mãi cho tới thể thứ năm, các phương pháp khoa học có thể được dùng, cho nên yoga là có ích. Nhưng sau đó nó là vô nghĩa, vì yoga là phương pháp luận, kĩ thuật khoa học.
Ở thể thứ năm, Thiền là rất có ích. Nó là phương pháp đi từ thể thứ năm sang thể thứ sáu. Thiền đã nở hoa ở Nhật Bản nhưng nó đã bắt đầu ở Ấn Độ. Rễ của nó bắt nguồn từ Yoga. Yoga đã nở hoa trong Thiền.
Thiền đã có nhiều hấp dẫn ở phương Tây vì bản ngã phương Tây, theo một nghĩa nào đó, được kết tinh. Ở phương Tây, họ là người chủ thế giới; họ có mọi thứ. Nhưng bản ngã đã trở nên được kết tinh qua quá trình sai. Nó đã không phát triển qua siêu việt của bốn thể đầu. Cho nên Thiền đã trở nên hấp dẫn với phương Tây nhưng nó sẽ không giúp đỡ vì việc kết tinh là sai. Gurdjieff giúp đỡ nhiều hơn nhiều cho phương Tây vì ông ấy làm việc từ thể thứ nhất tới thể thứ năm. Ông ấy không giúp đỡ bên ngoài thể thứ năm. Chỉ tới thể thứ năm, tới việc kết tinh. Qua các kĩ thuật của ông ấy, bạn có thể đạt tới việc kết tinh đúng.
Thiền đã chỉ là mốt nhất thời ở phương Tây vì nó không có rễ ở đó. Nó đã phát triển qua một quá trình rất lâu dài ở phương Đông, bắt đầu với hatha yoga và đỉnh điểm ở Phật. Hàng nghìn và hàng nghìn năm khiêm tốn: không của bản ngã mà của tính thụ động; không của hành động khẳng định mà của tính cảm nhận – qua thời gian dài của tâm trí nữ tính, tâm trí cảm nhận. Phương Đông bao giờ cũng mang nữ tính, trong khi phương Tây mang nam tính: năng nổ, khẳng định. Phương Đông đã là tính mở, việc cảm nhận. Thiền có thể là sự giúp đỡ ở phương Đông vì các phương pháp khác, các hệ thống khác, đã làm việc trên bốn thể thấp hơn. Bốn thể này trở thành rễ, và Thiền có thể nở hoa.
Ngày nay, Thiền đã trở thành gần như vô nghĩa ở Nhật Bản. Lí do là ở chỗ Nhật Bản đã trở thành tuyệt đối phương Tây. Có thời người Nhật Bản đã là người khiêm tốn nhất, nhưng bây giờ khiêm tốn của họ chỉ là hình thức. Nó không còn là một phần của cốt lõi bên trong nhất của họ. Cho nên Thiền đã bị bật rễ ở Nhật Bản và bây giờ là phổ biến ở phương Tây. Nhưng sự phổ biến này chỉ là vì việc kết tinh giả của bản ngã.
Từ thể thứ năm tới thể thứ sáu, Thiền là rất có ích. Nhưng chỉ thế thôi, không trước cũng không ra bên ngoài. Nó là tuyệt đối vô dụng cho các thể khác, thậm chí có hại. Dạy các môn học mức đại học trong trường tiểu học không chỉ không giúp ích; nó có thể có hại.
Nếu Thiền được dùng trước thể thứ năm, bạn có thể trải nghiệm tỏ ngộ, nhưng đó không phải là samadhi. Tỏ ngộ là samadhi giả. Nó là thoáng nhìn về samadhi, nhưng nó chỉ là thoáng nhìn. Khi có liên quan tới thể thứ tư – thể tâm trí – tỏ ngộ sẽ làm cho bạn nghệ sĩ hơn, thẩm mĩ hơn. Nó sẽ tạo ra cảm giác về cái đẹp trong bạn; nó sẽ tạo ra cảm giác về mạnh khoẻ hạnh phúc. Nhưng nó sẽ không là sự giúp đỡ trong việc kết tinh. Nó sẽ không giúp bạn chuyển từ thể thứ tư sang thể thứ năm.
Chỉ bên ngoài việc kết tinh Thiền mới có ích. Ngỗng ở ngoài lọ, không có bất kì làm sao. Nhưng chỉ ở điểm này nó có thể được thực hành, sau khi nhiều phương pháp khác đã được dùng. Hoạ sĩ có thể vẽ bằng mắt nhắm; người đó có thể vẽ dường như nó là trò chơi. Nghệ sĩ có thể diễn dường như người đó không diễn. Thực ra, việc diễn trở thành hoàn hảo chỉ khi nó không có vẻ giống như diễn. Nhưng nhiều năm lao động đã đi vào trong nó, nhiều năm thực hành. Giờ nghệ sĩ hoàn toàn thoải mái, nhưng cái thoải mái đó không được đạt tới trong một ngày. Nó có phương pháp riêng của nó.
Chúng ta bước đi, nhưng chúng ta không bao giờ biết cách chúng ta làm điều đó. Nếu ai đó hỏi bạn cách bạn bước, bạn nói, “Tôi chỉ bước thôi. Không có làm sao cho điều đó.” Nhưng cái làm sao này xảy ra khi đứa trẻ bắt đầu đi. Nó học. Nếu như bạn bảo đứa trẻ rằng việc bước đi không cần phương pháp – “Con cứ bước đi!” – điều đó sẽ là vô nghĩa. Đứa trẻ sẽ không hiểu điều đó. Krishnamurti đã từng nói theo cách này, nói với người lớn, người có tâm trí trẻ con, nói là, “Các ông có thể bước. Các ông chỉ bước thôi!” Mọi người nghe. Họ bị mê hoặc. Dễ! Bước mà không có bất kì phương pháp nào. Thế rồi, mọi người có thể bước.
Krishnamurti nữa đã trở nên hấp dẫn ở phương Tây, và chỉ vì điều này. Nếu bạn nhìn vào hatha yoga hay mantra yoga hay bhakti yoga hay raja yoga hay mật tông, nó có vẻ lâu thế, gian nan thế, khó thế. Nhiều thế kỉ lao động được cần tới, hết lần sinh này tới lần sinh khác. Họ không thể đợi được. Lối tắt nào đó, cái gì đó tức khắc phải có đó. Cho nên Krishnamurti hấp dẫn họ. Ông ấy nói, “Các ông cứ bước đi. Các ông bước trong Thượng đế. Không có phương pháp.” Nhưng vô phương pháp là thứ gian nan nhất để đạt tới. Diễn dường như người ta không diễn, nói dường như người ta không nói, bước vô nỗ lực dường như người ta không bước, được dựa trên nỗ lực lâu dài.
Lao động và nỗ lực là cần thiết; chúng được cần. Nhưng chúng có giới hạn. Chúng được cần cho tới thể thứ năm, nhưng chúng là vô dụng từ thể thứ năm tới thể thứ sáu. Bạn sẽ phải không đi đâu cả; ngỗng sẽ không bao giờ ở ngoài.
Đó là vấn đề với những người yogi Ấn Độ. Họ thấy khó đi qua thể thứ năm vì họ bị mê hoặc theo phương pháp, bị thôi miên theo phương pháp. Họ bao giờ cũng làm việc với phương pháp. Đã từng có một khoa học rõ ràng mãi cho tới thể thứ năm và họ đã tiến bộ dễ dàng. Nó đã là nỗ lực – và họ có thể làm nó! Không thành vấn đề sự mãnh liệt nhiều đến đâu được cần, điều đó không phải là vấn đề với họ. Không thành vấn đề nỗ lực nhiều đến đâu, họ có thể cung cấp điều đó. Nhưng bây giờ trong thể thứ năm, họ phải đi qua từ miền phương pháp sang vô phương pháp. Bây giờ họ đâm ra lúng túng. Họ ngồi xuống, họ dừng lại. Và với nhiều người tìm kiếm thế, thể thứ năm trở thành chỗ kết thúc.
Đó là lí do tại sao có việc nói về năm thể, không bẩy thể. Những người đã đi chỉ tới thể thứ năm nghĩ rằng nó là chỗ kết thúc. Nó không là chỗ kết thúc; nó là bắt đầu mới. Bây giờ người ta phải chuyển từ cá nhân sang phi cá nhân. Thiền, hay phương pháp như Thiền, được làm một cách vô nỗ lực, có thể giúp đỡ.
Toạ thiền ngụ ý chỉ ngồi, không làm gì. Người đã làm nhiều không thể quan niệm được điều này. Chỉ ngồi và không làm gì! Điều đó là không thể quan niệm được. Một Gandhi không thể quan niệm được điều đó. Ông ấy nói, “Tôi sẽ quay bánh xe. Cái gì đó phải được làm. Đây là lời cầu nguyện của tôi, thiền của tôi.” Vô làm với ông ấy ngụ ý không làm gì cả. Vô làm có miền riêng của nó, phúc lạc riêng của nó, điều chỉnh riêng của nó, nhưng điều đó là từ thể thứ năm tới thể thứ sáu. Nó không thể được hiểu trước điều đó.
Từ thể thứ sáu tới thể thứ bẩy, thậm chí không có vô phương pháp. Phương pháp bị mất trong thể thứ năm, và vô phương pháp bị mất trong thể thứ sáu. Một ngày nào đó bạn đơn giản thấy rằng bạn ở trong thể thứ bẩy. Ngay cả càn khôn đã mất đi; chỉ hư không hiện hữu. Nó chỉ xảy ra. Nó là việc xảy ra từ thể thứ sáu tới thể thứ bẩy. Không được gây ra, không biết.
Chỉ khi nó không được gây ra nó mới trở thành gián đoạn với cái đã trôi qua trước. Nếu nó được gây ra thế thì có sự liên tục và hiện hữu không thể bị mất, ngay cả trong thể thứ bẩy. Thể thứ bẩy là vô hiện hữu toàn bộ: niết bàn, trống rỗng, vô tồn tại.
Không có khả năng nào của bất kì sự liên tục nào trong việc chuyển từ tồn tại sang vô tồn tại. Nó chỉ là cú nhảy, không được gây ra. Nếu nó được gây ra chắc sẽ có sự liên tục, và nó chắc sẽ chỉ như thể thứ sáu. Cho nên chuyển từ thể thứ sáu sang thể thứ bẩy thậm chí không thể được nói tới. Nó là sự gián đoạn, kẽ hở. Cái gì đó đã có, và cái gì đó bây giờ có – và không có kết nối giữa hai điều này.
Cái gì đó đã dừng lại, và cái gì đó đã bước vào. Không có quan hệ giữa chúng. Dường như khách đã rời đi từ cửa này và khách khác đã bước vào từ phía bên kia. Không có mối quan hệ giữa việc đi của người này và việc tới của người khác. Chúng là không có quan hệ.
Thể thứ bẩy là tối thượng, vì bây giờ bạn đã đi qua ngay cả thế giới nhân quả. Bạn đã đi tới cội nguồn nguyên thuỷ, tới cái đã có trước sáng tạo và cái sẽ có sau triệt tiêu. Cho nên từ thể thứ sáu tới thể thứ bẩy thậm chí không có vô phương pháp. Không cái gì có bất kì giúp đỡ nào; mọi thứ có thể là cản trở. Từ càn khôn tới hư không chỉ có việc xảy ra: không được gây ra, không được chuẩn bị, không được yêu cầu.
Điều đó xảy ra đồng thời. Chỉ một điều là được nhớ: bạn phải không bám vào thể thứ sáu. Việc bám víu sẽ ngăn cản bạn khỏi đi tới thể thứ bẩy. Không có cách thức khẳng định để chuyển tới thể thứ bẩy, nhưng có thể có cản trở phủ định. Bạn có thể bám lấy Brahma, càn khôn. Bạn có thể nói, “Tôi đã đạt tới!” Những người nói họ đã đạt tới không thể đi tới thể thứ bẩy.
Những người nói, “Tôi đã biết,” vẫn còn ở thể thứ sáu. Cho nên những người đã viết Vedas vẫn còn trong thể thứ sáu. Duy nhất Phật đi qua thể thứ sáu vì ông ấy nói, “Ta không biết.” Ông ấy từ chối cho câu trả lời cho những câu hỏi tối thượng. Ông ấy nói, “Không ai biết. Không ai đã biết.” Phật đã không thể được hiểu. Những người đã nghe ông ấy nói, “Không, thầy giáo của chúng tôi đã biết. Họ nói có Brahma.” Nhưng Phật đang nói về thể thứ bẩy. Không thầy giáo nào có thể nói ông ấy đã biết về thể thứ bẩy vì khoảnh khắc bạn nói điều đó bạn mất cái chạm với điều đó. Một khi bạn đã biết điều đó, bạn không thể nói được. Mãi tới thể thứ sáu các biểu tượng có thể có tính diễn đạt, nhưng không có biểu tượng cho thể thứ bẩy. Nó chỉ là trống rỗng.
Có một ngôi đền ở Trung Quốc mà trống rỗng toàn bộ. Không có gì trong nó: không ảnh, không kinh sách, không cái gì. Nó chỉ là những bức tường trần trụi, trống trơn. Ngay cả tu sĩ cũng sống ở bên ngoài. Ông ấy nói, “Tu sĩ chỉ có thể ở bên ngoài đền; ông ấy không thể ở bên trong được.” Nếu bạn hỏi tu sĩ này thần đền ở đâu, ông ấy sẽ nói, “Nhìn nó đi!” – và có trống rỗng; không có người nào. Ông ấy sẽ nói, “Nhìn đi! Đây! Bây giờ!” và chỉ có ngôi đền trống rỗng, trần trụi, trống trơn.
Nếu bạn tìm các vật thế thì bạn không thể đi qua được thể thứ sáu tới thể thứ bẩy. Cho nên có việc chuẩn bị phủ định. Tâm trí phủ định được cần, tâm trí mà không khao khát về bất kì cái gì – thậm chí không khao khát moksha, thậm chí không khao khát giải thoát, thậm chí không khao khát niết bàn, thậm chí không khao khát chân lí; tâm trí không chờ đợi bất kì cái gì – thậm chí không chờ Thượng đế, không chờ Brahma. Nó chỉ hiện hữu, không có bất kì khao khát nào, không có bất kì ham muốn nào, không có bất kì ao ước nào. Chỉ đây này. Thế thì, nó xảy ra… và ngay cả càn khôn cũng mất.
Cho nên dần dần bạn có thể đi qua vào thể thứ bẩy. Bắt đầu từ thể vật lí và làm việc qua thể ê te. Thế rồi thể vi diệu, thể tâm trí, thể tâm linh. Mãi cho tới thể thứ năm bạn có thể làm việc và thế rồi, từ thể thứ năm trở đi, chỉ là nhận biết. Thế thì việc làm là không quan trọng; tâm thức là quan trọng. Và chung cuộc, từ thể thứ sáu tới thể thứ bẩy, ngay cả tâm thức là không quan trọng. Chỉ đây này, hiện hữu. Đây là tiềm năng của các hạt mầm của chúng ta. Đây là khả năng của chúng ta.
Từ “Tâm lí của bí truyền”, Ch.7