Mơ trong thể vật lí, ê te và vi diệu

Chúng ta có bẩy thể, thể vật lí, thể ê te, thể vi diệu, thể tâm trí, thể tâm linh, thể càn khôn, và thể niết bàn. Từng thể có kiểu mơ riêng của nó. Thể vật lí được biết tới trong tâm lí học phương Tây là ý thức, thể ê te là vô thức, và thể vi diệu là vô thức tập thể.

Thể vật lí tạo ra mơ riêng của nó. Nếu dạ dầy của bạn bị rối loạn, một kiểu mơ đặc biệt được tạo ra. Nếu bạn không khỏe, sốt, thể vật lí tạo ra kiểu mơ riêng của nó. Một điều là chắc chắn: mơ được tạo ra từ bất ổn nào đó.

Không thoải mái vật lí, bất ổn vật lí, tạo ra miền mơ riêng của nó, cho nên mơ vật lí thậm chí có thể được kích thích từ bên ngoài. Bạn đang ngủ. Nếu vải ướt được đặt quanh chân bạn, bạn sẽ bắt đầu mơ. Bạn có thể mơ bạn đang đi ngang qua sông. Nếu gối được để lên ngực bạn, bạn sẽ bắt đầu mơ. Bạn có thể mơ rằng ai đó đang ngồi trên bạn, hay đá đã rơi lên bạn. Đây là mơ tới qua thể vật lí.

Thể ê te – thể thứ hai – mơ theo cách riêng của nó. Mơ của thể ê te này đã tạo ra nhiều mơ hồ trong tâm lí học phương Tây. Freud đã hiểu lầm mơ ê te là mơ được gây ra bởi các ham muốn bị kìm nén. Có mơ được gây ra bởi ham muốn bị kìm nén, nhưng những mơ này thuộc vào thể thứ nhất, vật lí. Nếu bạn đã kìm nén ham muốn vật lí – nếu bạn đã nhịn ăn chẳng hạn – thế thì có mọi khả năng rằng bạn sẽ mơ về bữa sáng. Hay, nếu bạn đã kìm nén dục, thế thì có mọi khả năng rằng bạn sẽ có mơ tưởng dục. Nhưng những mơ này thuộc vào thể thứ nhất. Thể ê te bị bỏ ra khỏi nghiên cứu tâm lí, cho nên mơ của nó được diễn giải là thuộc vào thể thứ nhất, vật lí. Thế thì, nhiều mơ hồ được tạo ra.

Thể ê te có thể du hành trong mơ. Có mọi khả năng nó rời khỏi thân thể bạn. Khi bạn nhớ nó, nó được nhớ như là mơ, nhưng nó không phải mơ theo cùng nghĩa như mơ của thể vật lí. Thể ê te có thể đi ra ngoài bạn khi bạn ngủ. Thể vật lí của bạn sẽ ở đó, nhưng thể ê te của bạn có thể đi ra ngoài và du hành trong không gian. Không có giới hạn không gian cho nó; không có vấn đề về khoảng cách cho nó. Những người không hiểu điều này, người không nhận ra sự tồn tại của thể ê te, có thể diễn giải điều này như cõi vô thức. Họ phân chia tâm trí con người thành ý thức và vô thức. Thế thì việc mơ sinh lí được gọi là “ý thức” và việc mơ ê te được gọi là “vô thức.” Nó không phải là vô thức. Nó là ý thức như mơ sinh lí, nhưng ý thức trên mức khác. Nếu bạn trở nên ý thức về thể ê te của bạn, việc mơ liên quan tới cõi đó trở thành ý thức.

Cũng như giấc mơ sinh lí có thể được tạo ra từ bên ngoài, giấc mơ ê te cũng có thể được tạo ra, được kích thích như vậy. Mật chú là một trong những phương pháp để tạo ra linh ảnh ê te, mơ ê te. Một mật chú đặc biệt hay một nada đặc biệt – một lời đặc biệt, âm thanh lặp lại trong trung tâm ê te – có thể tạo ra mơ ê te. Có nhiều phương pháp thế. Âm thanh là một trong chúng.

Người Sufi đã dùng hương thơm để tạo ra linh ảnh ê te. Bản thân Mohammed đã rất chuộng hương thơm. Hương thơm đặc biệt có thể tạo ra mơ đặc biệt.

Mầu sắc cũng có thể giúp đỡ. Leadbeater có lần có giấc mơ ê te về mầu xanh thanh thiên – chỉ mầu thanh thiên, nhưng của một sắc thái đặc biệt. Ông ấy bắt đầu tìm kiếm mầu thanh thiên đặc biệt đó ở khắp các chợ trên thế giới. Sau nhiều năm tìm kiếm, chung cuộc nó được tìm thấy trong một cửa hàng Italy – một loại nhung có sắc thái đặc biệt đó. Thế rồi nhung này được dùng để tạo ra các giấc mơ ê te trong những người khác nữa.

Cho nên khi ai đó ngủ trong thiền và thấy mầu sắc, và trải nghiệm hương thơm và âm thanh và âm nhạc tuyệt đối không được biết, những điều này nữa là mơ, mơ của thể ê te. Cái gọi là linh ảnh tâm linh thuộc vào thể ê te; chúng là mơ ê te. Các guru để lộ bản thân họ trước các đệ tử của họ không là gì ngoài việc du hành ê te, việc mơ ê te. Nhưng bởi vì chúng ta chỉ tìm kiếm tâm trí ở một mức của sự tồn tại, mức sinh lí, những mơ này đã hoặc được diễn giải theo ngôn ngữ của sinh lí hoặc bị bỏ đi, bị quên lãng đi.

Hay, bị đặt vào trong vô thức. Nói rằng bất kì cái gì cũng là một phần của vô thức thực sự chỉ là thừa nhận rằng chúng ta không biết bất kì cái gì về nó. Nó là tính chất kĩ thuật, thủ thuật. Không cái gì là vô thức, nhưng mọi thứ mà là ý thức ở mức độ sâu hơn là vô thức ở mức trước. Cho nên với vật lí, ê te là vô thức; với ê te, vi diệu là vô thức; với vi diệu, tâm trí là vô thức. Ý thức ngụ ý cái được biết. Vô thức ngụ ý cái vẫn còn không được biết, cái không biết.

 

Cũng có mơ vi diệu. Trong việc mơ vi diệu bạn đi vào trong những lần sinh trước của bạn. Đó là chiều thứ ba của việc mơ. Đôi khi trong mơ bình thường, một phần của ê te hay một phần của vi diệu có thể có đó. Thế thì giấc mơ này trở thành rối ren, đống lộn xộn; bạn không thể hiểu được nó. Vì bẩy thể của bạn có trong sự tồn tại đồng thời, cái gì đó từ cõi này có thể đi vào trong cõi khác, có thể xuyên thấu vào nó. Cho nên đôi khi, ngay cả trong mơ bình thường, có những mảnh của ê te hay vi diệu.

Trong thể thứ nhất, vật lí, bạn không thể du hành trong thời gian hay không gian. Bạn bị giam giữ trong trạng thái vật lí của bạn và trong thời gian đặc biệt đang vậy – chẳng hạn, mười giờ đêm. Thân thể vật lí của bạn có thể mơ trong thời gian và không gian đặc biệt này, nhưng không bên ngoài nó. Trong thể ê te bạn có thể du hành trong không gian nhưng không trong thời gian. Bạn có thể đi bất kì chỗ nào, nhưng thời gian vẫn là mười giờ đêm. Trong cõi vi diệu, trong thể thứ ba, bạn có thể du hành không chỉ trong không gian mà còn trong thời gian. Thể vi diệu có thể bỏ qua rào chắn thời gian – nhưng chỉ hướng tới quá khứ, không hướng tới tương lai. Tâm trí vi diệu có thể đi vào trong toàn thể chuỗi vô hạn của quá khứ, từ con a mip tới con người.

Trong tâm lí học của Jung, tâm trí vi diệu đã được gọi là vô thức tập thể. Nó là lịch sử các lần sinh cá nhân của bạn. Đôi khi nó xuyên vào trong mơ bình thường, nhưng thường trong các trạng thái bệnh hơn là trạng thái khỏe. Trong người bị bệnh tinh thần, ba thể đầu mất sự phân biệt thông thường của chúng giữa cái nọ với cái kia. Người ốm về tinh thần có thể mơ về các lần sinh trước của mình, nhưng không ai sẽ tin anh ta. Bản thân anh ta sẽ không tin điều đó. Anh ta sẽ nói nó chỉ là mơ.

Đây không phải là mơ ở bình diện vật lí. Nó là việc mơ vi diệu. Và việc mơ vi diệu có nhiều nghĩa, nhiều ý nghĩa. Nhưng thể thứ ba có thể mơ chỉ về quá khứ, không về cái gì sẽ có.

 

Thể thứ tư là thể tâm trí. Nó có thể du hành vào trong quá khứ và vào trong tương lai. Trong trường hợp khẩn cấp gay gắt, đôi khi ngay cả người thường cũng có thoáng nhìn về tương lai. Nếu ai đó gần gũi và thân thiết với bạn sắp chết, thông điệp có thể được chuyển giao cho bạn trong cõi bình thường. Vì bạn không biết bất kì chiều nào khác của việc mơ, vì bạn không biết những khả năng khác, thông điệp này sẽ xuyên vào việc mơ bình thường của bạn.

Nhưng mơ sẽ không rõ ràng vì các rào chắn phải được vượt qua trước khi thông điệp có thể trở thành một phần của trạng thái mơ bình thường của bạn. Từng rào chắn loại bỏ đi cái gì đó, biến đổi cái gì đó. Từng thể có cách biểu tượng riêng của nó cho nên mọi lúc giấc mơ truyền từ thể này sang thể thể khác nó được dịch thành biểu tượng của thể đó. Thế thì, mọi thứ trở nên mơ hồ.

Nếu bạn mơ trong thể thứ tư theo cách rõ ràng – không qua thể khác mà qua bản thân thể thứ tư – thế thì bạn có thể xuyên thấu vào trong tương lai, nhưng chỉ trong tương lai riêng của bạn. Nó vẫn có tính cá nhân; bạn không thể xuyên thấu vào trong tương lai của người khác.

Với thể thứ tư, quá khứ nhiều phần là hiện tại như tương lai là hiện tại. Quá khứ, tương lai và hiện tại trở thành một. Mọi thứ trở thành cái bây giờ: bây giờ xuyên về sau, bây giờ xuyên lên trước. Không có quá khứ và không có tương lai, nhưng vẫn có thời gian. Thời gian, cho dù như “hiện tại,” vẫn là dòng chảy thời gian. Bạn sẽ vẫn phải hội tụ tâm trí bạn. Bạn có thể nhìn về quá khứ, nhưng bạn sẽ phải hội tụ tâm trí bạn theo hướng đó. Thế thì tương lai và hiện tại sẽ bị khuyết. Khi bạn hội tụ hướng tới tương lai, hai phần kia – quá khứ và hiện tại – sẽ vắng bóng. Bạn sẽ có khả năng thấy quá khứ, hiện tại và tương lai, nhưng không như một. Và bạn sẽ có khả năng chỉ thấy các giấc mơ cá nhân của riêng bạn, những giấc mơ thuộc vào bạn như một cá nhân.

 

Thể thứ năm, thể tâm linh, cắt qua giữa miền của cá nhân và miền của thời gian. Bây giờ bạn ở trong vĩnh hằng. Việc mơ không liên quan tới bạn như bạn vậy, nhưng liên quan tới tâm thức của cái toàn thể. Bây giờ bạn biết toàn bộ quá khứ của toàn thể sự tồn tại, nhưng không biết tương lai.

Qua thể thứ năm này, mọi chuyện thần thoại về sáng tạo đã được phát triển. Tất cả chúng là như nhau. Các biểu tượng khác nhau, các câu chuyện khác đi một chút, nhưng dù chúng là của  người Ki tô giáo hay người Hindu hay người Do Thái hay người Ai Cập, các chuyện thần thoại về sáng tạo – cách thế giới đã được tạo ra, cách nó đi vào sự tồn tại – tất cả là tương tự. Chẳng hạn, những chuyện tương tự về đại hồng thủy tồn tại khắp thế giới. Không có tài liệu lịch sử nào ghi lại chúng nhưng, dầu vậy, vẫn có một bản ghi. Bản ghi đó thuộc về tâm trí thứ năm, thể tâm linh. Tâm trí thứ năm có thể mơ về chúng.

Bạn càng xuyên vào bên trong, mơ càng tới gần với thực tại hơn. Việc mơ ở thể sinh lí không thực thế. Nó có thực tại riêng của nó, nhưng nó không thực thế. Thể ể te thực hơn nhiều, thể vi diệu thậm chí còn thực hơn nữa, thể tâm trí thì xấp xỉ với cái thực và chung cuộc, trong thể thứ năm, bạn trở thành hiện thực đích thực trong việc mơ của bạn. Đây là cách để biết thực tại. Gọi nó là việc mơ là không thích đáng. Nhưng theo cách nào đó nó là việc mơ, vì cái thực không là sự hiện diện đối thể. Nó có tính đối thể riêng của nó, nhưng nó tới như kinh nghiệm chủ thể.

Hai người đã nhận ra thể thứ năm có thể mơ đồng thời, điều là không thể được trước việc nhận ra này. Bình thường không có cách nào để mơ giấc mơ chung, nhưng từ thể thứ năm trở đi, một giấc mơ có thể được mơ bởi nhiều người đồng thời. Đó là lí do tại sao các giấc mơ có tính đối thể theo cách nào đó. Chúng ta có thể so sánh các ghi chép. Đó là cách nhiều người thế, đang mơ trong thể thứ năm, đã đi tới biết cùng điều thần thoại. Những thần thoại này đã không được tạo ra bởi riêng các cá nhân. Chúng đã được tạo ra bởi các trường phái đặc biệt, những tín ngưỡng đặc biệt làm việc cùng nhau.

Cho nên kiểu mơ thứ năm trở thành thực hơn nhiều. Bốn kiểu đứng trước là không thực theo nghĩa nào đó vì chúng mang tính cá nhân. Không có khả năng nào cho người khác có chung kinh nghiệm này; không có cách nào phán xét căn cứ vững chắc của nó – liệu nó là mơ tưởng hay không. Mơ tưởng là cái gì đó bạn đã phóng chiếu; giấc mơ là cái gì đó mà không tồn tại như vậy, nhưng là cái bạn đã đi tới biết. Khi bạn đi vào bên trong, việc mơ trở nên ít mơ tưởng, ít tưởng tượng hơn – nhiều tính đối thể hơn, thực hơn, đích thực hơn.

Mọi khái niệm thượng đế học đều được tạo ra bởi thể thứ năm. Chúng khác nhau trong ngôn ngữ, thuật ngữ, cách quan niệm hóa, nhưng chúng về cơ bản là như nhau. Chúng là mơ của thể thứ năm.

 

Trong thể thứ sáu, thể càn khôn, bạn đi cắt qua ngưỡng của ý thức/vô thức, vật chất/tâm trí. Bạn mất mọi phân biệt. Thể thứ sáu mơ về càn khôn. Bạn đi cắt qua ngưỡng của thế giới ý thức và thế giới vô ý thức cũng trở thành ý thức. Bây giờ mọi thứ là sống động và có ý thức. Ngay cả điều chúng ta gọi là vật chất thì giờ là một phần của ý thức.

Trong thể thứ sáu, mơ về thần thoại càn khôn đã được nhận ra. Bạn đã siêu việt trên cá nhân, bạn đã siêu việt trên ý thức, bạn đã siêu việt trên thời gian và không gian, nhưng ngôn ngữ vẫn là có thể. Nó chỉ tới cái gì đó; nó chỉ dẫn cái gì đó. Các lí thuyết về Brahma, maya, các lí thuyết về tính một, về cái vô hạn, tất cả đã được nhận ra trong kiểu mơ thứ sáu. Những người đã mơ trong chiều càn khôn đã là những người sáng tạo ra những hệ thống lớn, những tôn giáo lớn.

Qua kiểu tâm trí thứ sáu, mơ ở dưới dạng hiện hữu, không ở dưới dạng vô hiện hữu; dưới dạng sự tồn tại khẳng định, không dưới dạng vô tồn tại. Vẫn có việc bám vào sự tồn tại và nỗi sợ vô tồn tại. Vật chất và tâm trí đã trở thành một, nhưng không có tồn tại và vô tồn tại, không có hiện hữu và vô hiện hữu. Chúng vẫn còn tách rời. Đây là rào chắn cuối cùng.

Thân thứ bẩy, thân niết bàn, đi cắt qua biên giới của cái khẳng định và nhảy và hư không. Nó có mơ riêng của nó: mơ về vô tồn tại, mơ về hư không, mơ về trống rỗng. Cái có đã bị bỏ lại sau, và ngay cả cái không cũng không là không bây giờ; tính không không phải là không cái gì. Thay vì thế, hư không thậm chí còn vô hạn nhiều hơn. Cái khẳng định phải có biên giới; nó không thể là vô hạn. Duy nhất cái phủ định không có biên giới.

Cho nên thể thứ bẩy có mơ riêng của nó. Bây giờ không có biểu tượng, không hình tướng. Duy nhất có cái vô hình tướng. Bây giờ không có âm thanh nhưng có vô âm; có im lặng tuyệt đối. Những mơ này về im lặng là toàn bộ, vô tận.

 

Đây là bẩy thể. Từng thể trong chúng có mơ riêng của nó. Nhưng bẩy chiều này của mơ có thể trở thành cản trở trong việc biết về bẩy kiểu thực tại.

Thể sinh lí của bạn có cách để biết cái thực và cách mơ về nó. Khi bạn ăn thức ăn, đây là thực tại, nhưng khi bạn mơ rằng bạn đang ăn thức ăn, nó không phải là thực tại. Mơ là cái thay thế cho thức ăn thực. Cho nên thể sinh lí có thực tại riêng của nó và cách mơ riêng của nó. Đây là hai cách khác nhau trong đó thể sinh lí vận hành, và chúng là rất xa lẫn nhau.

Bạn càng đi nhiều tới trung tâm – bạn càng ở trong thể cao hơn – mơ và thực tại càng gần nhau hơn. Cũng giống như các đường được vẽ từ ngoại vi hướng tới trung tâm vòng tròn tới gần nhau hơn khi chúng tiến tới trung tâm, và càng rời xa nhau hơn khi chúng đi tới chu vi, cho nên mơ và thực tại nữa cũng tới mỗi lúc gần hơn khi bạn đi tới trung tâm của bạn và chúng trở nên mỗi lúc một tách xa hơn khi bạn đi tới ngoại vi. Cho nên khi có liên quan tới thể sinh lí, việc mơ và thực tại là tách xa nhau. Khoảng cách giữa chúng là lớn. Mơ chỉ là mơ tưởng.

Phân tách này sẽ không lớn thế trong thể ê te. Cái thực và mơ sẽ tới gần hơn, cho nên biết cái gì là thực và cái gì là mơ sẽ khó hơn là trong thể sinh lí. Nhưng dầu vậy, khác biệt này có thể được biết. Nếu việc du hành thể ê te của bạn đã là du hành thực, nó sẽ xảy ra khi bạn thức. Nếu nó đã là mơ nó sẽ xảy ra khi bạn ngủ. Để biết khác biệt này, bạn sẽ phải được thức tỉnh trong thể ê te.

Có những phương pháp để nhận biết trong thể ê te của bạn. Mọi phương pháp làm việc bên trong như japa – việc lặp lại mật chú – ngắt kết nối bạn khỏi thế giới bên ngoài. Nếu bạn rơi vào giấc ngủ, việc lặp lại thường xuyên có thể tạo ra giấc ngủ thôi miên. Thế thì bạn sẽ mơ. Nhưng nếu bạn có thể vẫn còn nhận biết về japa của bạn và nó không tạo ra hiệu ứng thôi miên trong bạn, thế thì bạn sẽ biết cái thực khi có liên quan tới thể ê te.

Trong thể thứ ba, thể vi diệu, điều thậm chí còn khó hơn là biết sự khác biệt này vì hai điều này đã tới thậm chí gần hơn. Nếu bạn đã biết thể vi diệu thực và không chỉ là việc mơ vi diệu, thế thì bạn sẽ đi ra ngoài sợ chết. Từ đây, người ta biết tính bất tử của người ta. Nhưng nếu thể vi diệu là mơ và không là thực, thế thì bạn sẽ bị tê liệt bởi sợ chết. Đây là điểm phân biệt, hòn đá thử: sợ chết.

Người tin rằng hồn là bất tử và liên tục lặp đi lặp lại nó, đang thuyết phục bản thân người đó, sẽ không có khả năng biết sự phân biệt giữa cái gì là thực trong thể vi diệu và cái gì là mơ vi diệu. Người ta phải không tin vào tính bất tử, người ta phải biết nó. Nhưng trước khi biết, người ta phải có hoài nghi về nó, không chắc chắn về nó. Chỉ thế thì bạn sẽ biết liệu bạn biết nó thực hay liệu bạn chỉ phóng chiếu nó. Nếu chính niềm tin của bạn rằng hồn là bất tử, niềm tin này có thể xuyên thấu vào tâm trí vi diệu của bạn. Thế thì bạn sẽ bắt đầu mơ, nhưng nó sẽ chỉ là mơ. Nhưng nếu bạn không có niềm tin, chỉ là khao khát để biết, để tìm – mà không có việc biết cái gì cần được tìm, không có việc biết cái gì sẽ được tìm thấy, không có bất kì ý tưởng trước hay định kiến – nếu bạn chỉ tìm trong chân không, thế thì bạn sẽ biết khác biệt này. Cho nên những người tin vào tính bất tử của hồn, trong các kiếp quá khứ, những người chấp nhận chúng theo đức tin, có thể chỉ đang mơ trên bình diện vi diệu và không biết cái thực.

 

Từ “Tâm lí của bí truyền”, ch.6