Vận hành của tâm trí – lời, ngôn ngữ

Thiền là gì?

 

Thiền không phải là phương pháp Ấn Độ; nó không đơn giản là kĩ thuật. Bạn không thể học được nó. Nó là việc trưởng thành: trưởng thành của việc sống toàn bộ của bạn, từ việc sống toàn bộ của bạn. Thiền không phải là cái gì đó mà có thể được thêm vào cho bạn như bạn đang vậy. Nó có thể tới với bạn chỉ qua biến đổi cơ bản, việc chuyển hoá. Nó là việc nở hoa, sự trưởng thành. Trưởng thành bao giờ cũng là từ cái toàn bộ; nó không là việc thêm vào. Bạn phải trưởng thành hướng tới thiền.

Việc nở hoa toàn bộ này của nhân cách phải được hiểu đúng. Bằng không người ta có thể chơi trò chơi với bản thân mình, người ta có thể làm cho bản thân mình bận bịu với những thủ đoạn tâm trí. Và có nhiều thủ đoạn thế! Không chỉ bạn có thể bị chúng lừa, không chỉ bạn sẽ không thu được bất kì cái gì, nhưng theo một nghĩa thực bạn sẽ bị làm hại. Chính thái độ rằng có thủ đoạn nào đó cho thiền – quan niệm về thiền dưới dạng phương pháp – về căn bản là sai. Và khi người ta bắt đầu chơi với các thủ đoạn tâm trí, chính phẩm chất của tâm trí bắt đầu bị huỷ hoại.

Như tâm trí tồn tại, nó không có tính thiền. Tâm trí toàn bộ phải thay đổi trước khi thiền có thể xảy ra. Thế thì tâm trí là gì như nó đang tồn tại bây giờ? Nó vận hành thế nào?

Tâm trí bao giờ cũng diễn đạt thành lời. Bạn có thể biết lời, bạn có thể biết ngôn ngữ, bạn có thể biết cấu trúc quan niệm của suy nghĩ, nhưng điều đó không phải là suy nghĩ. Ngược lại, nó là việc trốn khỏi suy nghĩ. Bạn nhìn thấy đoá hoa và bạn diễn đạt nó thành lời; bạn nhìn thấy một người đi qua phố và bạn diễn đạt điều đó thành lời. Tâm trí có thể biến đổi mọi thứ đang tồn tại thành lời. Thế thì lời trở thành rào chắn, việc cầm tù. Thường xuyên biến mọi thứ thành lời, biến sự tồn tại thành lời, là chướng ngại cho tâm trí có tính thiền.

Cho nên yêu cầu đầu tiên hướng tới tâm trí có tính thiền là nhận biết về việc diễn đạt thành lời thường xuyên của bạn và có khả năng dừng nó lại. Chỉ nhìn mọi thứ; không nói thành lời. Nhận biết về sự hiện diện của chúng, nhưng không đổi chúng thành lời. Để mọi thứ hiện hữu, không có ngôn ngữ; để người hiện hữu, không có ngôn ngữ; để tình huống hiện hữu, không có ngôn ngữ. Điều đó không phải là không thể được; nó là tự nhiên. Chính tình huống như nó tồn tại bây giờ là ở chỗ nó là nhân tạo, nhưng chúng ta đã trở nên quen thuộc với nó, nó đã trở thành máy móc tới mức chúng ta thậm chí không nhận biết rằng chúng ta thường xuyên biến đổi kinh nghiệm thành lời.

Mặt trời mọc có đó. Bạn không bao giờ nhận biết về kẽ hở giữa việc thấy nó và việc nói thành lời. Bạn nhìn thấy mặt trời, bạn cảm thấy nó, và lập tức bạn nói nó thành lời. Kẽ hở giữa việc thấy và việc nói ra lời bị mất. Người ta phải trở nên nhận biết về sự kiện rằng mặt trời không phải là lời. Nó là sự kiện, sự hiện diện. Tâm trí tự động đổi kinh nghiệm thành lời. Thế thì những lời này chen vào giữa bạn và kinh nghiệm này.

Thiền ngụ ý sống không lời, sống vô ngôn ngữ. Đôi khi điều đó xảy ra một cách tự phát. Khi bạn đang trong yêu, sự hiện diện được cảm thấy, không phải ngôn ngữ. Bất kì khi nào hai người yêu là thân thiết với nhau, họ trở nên im lặng. Không phải là không có gì để diễn đạt. Ngược lại, có khối lượng tràn ngập được diễn đạt. Nhưng lời không bao giờ có đó; chúng không thể có được. Chúng chỉ tới khi yêu đã qua đi.

Nếu hai người yêu không bao giờ im lặng, đó là chỉ báo rằng yêu đã chết. Bây giờ họ đang lấp kẽ hở bằng lời. Khi yêu là sống động, lời không có đó vì chính  sự tồn tại của yêu là tràn ngập, xuyên thấu tới mức rào chắn ngôn ngữ và lời bị vượt qua. Và thông thường, nó chỉ bị vượt qua trong yêu.

Thiền là cao trào của yêu: yêu không vì riêng một người, mà vì toàn bộ sự tồn tại. Với tôi, thiền là quan hệ sống với toàn bộ sự tồn tại đang bao quanh bạn. Nếu bạn có thể ở trong yêu với bất kì tình huống nào, thế thì bạn đang trong thiền.

Và đây không phải là thủ đoạn tâm trí. Nó không phải là phương pháp làm tĩnh lặng tâm trí. Thay vì thế, nó yêu cầu việc hiểu sâu sắc về cơ chế của tâm trí. Khoảnh khắc bạn hiểu thói quen máy móc của việc diễn đạt thành lời, của việc thay đổi sự tồn tại thành lời, kẽ hở được tạo ra. Nó tới một cách tự phát. Nó đi theo việc hiểu như cái bóng. Vấn đề thực không phải là làm sao ở trong thiền, mà là biết tại sao bạn không trong thiền. Chính quá trình thiền mang tính phủ định. Nó không thêm cái gì đó cho bạn; nó phủ định cái gì đó mà đã được thêm vào.

Xã hội không thể tồn tại mà không có ngôn ngữ; nó cần ngôn ngữ. Nhưng sự tồn tại không cần nó. Tôi không nói rằng bạn phải tồn tại mà không có ngôn ngữ. Bạn sẽ phải dùng nó. Nhưng bạn phải có khả năng bật và tắt cơ chế diễn đạt thành lời. Khi bạn đang tồn tại như một con người xã hội, cơ chế ngôn ngữ được cần tới; nhưng khi bạn một mình với sự tồn tại, bạn phải có khả năng tắt nó đi. Nếu bạn không thể tắt được nó – nếu nó cứ tiếp diễn mãi, và bạn không có khả năng dừng nó lại – thế thì bạn đã trở thành nô lệ của nó. Tâm trí phải là công cụ, không là người chủ.

Khi tâm trí là người chủ, trạng thái phi thiền tồn tại. Khi bạn là người chủ, ý thức của bạn là người chủ, trạng thái thiền tồn tại. Cho nên thiền ngụ ý trở thành người chủ của cơ chế tâm trí.

Tâm trí, và việc vận hành ngôn ngữ của tâm trí, không phải là điều tối thượng. Bạn ở ngoài nó; sự tồn tại ở ngoài nó. Tâm thức ở bên ngoài ngôn ngữ; sự tồn tại ở bên ngoài ngôn ngữ. Khi tâm thức và sự tồn tại là một, chúng ở trong giao cảm. Giao cảm này là thiền.

Ngôn ngữ phải bị bỏ đi. Tôi không ngụ ý rằng bạn phải kìm nén nó hay loại bỏ nó. Tôi chỉ ngụ ý rằng nó không phải là thói quen hai mươi bốn giờ một ngày cho bạn. Khi bạn bước đi, bạn cần đưa chân. Nhưng nếu chúng liên tục đung đưa khi bạn đang ngồi, thế thì bạn điên. Bạn phải có khả năng tắt chúng đi. Theo cùng cách, khi bạn không nói với bất kì người nào, ngôn ngữ phải không có đó. Nó là kĩ thuật để trao đổi, liên lạc. Khi bạn không trao đổi với bất kì người nào nó phải không có đó.

Nếu bạn có khả năng làm điều này, bạn có thể trưởng thành trong thiền. Thiền là quá trình trưởng thành, không phải là kĩ thuật. Kĩ thuật bao giờ cũng chết, cho nên nó có thể được thêm vào cho bạn, nhưng quá trình bao giờ cũng sống động. Nó trưởng thành, nó mở rộng.

Ngôn ngữ được cần, nhưng bạn phải không bao giờ còn lại trong nó. Phải có những khoảnh khắc mà không có việc diễn đạt bằng lời, khi bạn chỉ tồn tại. Không phải là bạn chỉ sống thực vật. Ý thức có đó. Và nó sắc bén hơn, sống động hơn, vì ngôn ngữ làm đờ đẫn nó. Ngôn ngữ nhất định có tính lặp lại cho nên nó tạo ra chán. Ngôn ngữ càng quan trọng cho bạn, bạn sẽ càng bị chán nhiều hơn.

Sự tồn tại không bao giờ có tính lặp lại. Mọi hoa hồng đều là hoa hồng mới, mới toàn bộ. Nó chưa bao giờ có và nó sẽ không bao giờ có lần nữa. Nhưng khi chúng ta gọi nó là hoa hồng, lời ‘hoa hồng’ là việc lặp lại. Nó bao giờ cũng đã có đó; nó sẽ bao giờ cũng vẫn có đó. Bạn đã giết cái mới bằng một lời cũ.

Sự tồn tại bao giờ cũng trẻ, và ngôn ngữ bao giờ cũng già. Qua ngôn ngữ, bạn thoát li sự tồn tại, bạn trốn tránh sự sống, vì ngôn ngữ là chết. Bạn càng dính líu nhiều với ngôn ngữ, bạn sẽ càng bị nó làm u mê. Bác học là hoàn toàn chết vì ông ấy không có gì ngoài ngôn ngữ, lời.

Sartre đã gọi tự tiểu sử của ông ấy là ‘Lời’. Chúng ta sống trong lời. Tức là, chúng ta không sống. Đến cuối chỉ có một chuỗi những lời được tích luỹ và không gì khác. Lời giống như ảnh chụp. Bạn thấy cái gì đó đang sống động và bạn chụp ảnh nó. Bức ảnh là chết. Thế rồi bạn làm ra cuốn album những ảnh chết. Người đã không sống trong thiền là giống như album chết. Chỉ những bức ảnh bằng lời có đó, chỉ kí ức. Không cái gì đã được sống; mọi thứ đã chỉ là được diễn đạt bằng lời.

Thiền ngụ ý sống một cách toàn bộ, nhưng bạn chỉ có thể sống một cách toàn bộ khi bạn im lặng. Bằng việc là im lặng tôi không ngụ ý vô thức. Bạn có thể im lặng và vô thức nhưng nó không là im lặng sống. Lần nữa, bạn đã bỏ lỡ.

Qua các mật chú bạn có thể tự thôi miên bản thân bạn. Bằng đơn giản lặp lại một lời bạn có thể tạo ra nhiều chán trong tâm trí tới mức tâm trí sẽ đi ngủ. Bạn rơi vào trong giấc ngủ, rơi vào trong vô thức. Nếu bạn liên tục tụng “Ram Ram Ram” tâm trí sẽ rơi vào giấc ngủ. Thế thì rào chắn ngôn ngữ không có đó, nhưng bạn là vô thức.

Thiền ngụ ý rằng ngôn ngữ phải không có đó, nhưng bạn phải ý thức. Bằng không thì không có giao cảm với sự tồn tại, với mọi thứ đang có đó. Không mật chú nào có thể giúp, không việc tụng nào có thể giúp. Tự thôi miên không phải là thiền. Ngược lại, ở trong trạng thái tự thôi miên là thoái lui. Nó sẽ không đi ra ngoài ngôn ngữ; nó rơi xuống dưới ngôn ngữ.

Cho nên bỏ mọi mật chú đi, bỏ mọi kĩ thuật này đi. Cho phép những khoảnh khắc tồn tại nơi lời không có đó. Bạn không thể gạt bỏ được lời bằng mật chú vì chính quá trình này dùng lời. Bạn không thể loại bỏ ngôn ngữ bằng lời; điều đó là không thể được.

Cho nên cái gì cần được làm? Thực ra, bạn không thể làm được bất kì cái gì chút nào ngoại trừ việc hiểu. Bất kì cái gì bạn có khả năng làm chỉ có thể tới từ nơi bạn đang hiện hữu. Bạn bị mơ hồ, bạn không trong thiền, tâm trí bạn không im lặng, cho nên bất kì cái gì bắt nguồn từ bạn sẽ chỉ tạo ra nhiều mơ hồ hơn. Mọi điều có thể được làm ngay bây giờ là bắt đầu nhận biết về cách tâm trí vận hành. Có vậy thôi – chỉ nhận biết. Nhận biết chẳng liên quan gì tới lời. Nó là hành động có tính tồn tại, không phải là hành động tâm trí.

Cho nên điều đầu tiên là nhận biết. Nhận biết về các quá trình tâm trí của bạn, cách tâm trí của bạn làm việc. Khoảnh khắc bạn trở nên nhận biết về việc vận hành của tâm trí bạn, bạn không là tâm trí. Chính nhận biết này ngụ ý rằng bạn ở bên ngoài: xa cách, nhân chứng. Và bạn càng trở nên nhận biết, bạn sẽ càng có khả năng thấy kẽ hở giữa kinh nghiệm và lời. Kẽ hở có đó, nhưng bạn vô nhận biết tới mức chúng không bao giờ được thấy.

Giữa hai lời bao giờ cũng có kẽ hở, dù không thể nhận thấy thế nào, dù nhỏ thế nào. Bằng không hai lời không thể vẫn còn là hai; chúng sẽ trở thành một. Giữa hai nốt nhạc bao giờ cũng có kẽ hở, im lặng. Hai lời hay hai nốt nhạc không thể là hai chừng nào không có khoảng hở giữa chúng. Im lặng bao giờ cũng có đó nhưng người ta phải thực sự nhận biết, thực sự chăm chú, để cảm nó.

Bạn càng trở nên nhận biết, tâm trí càng trở nên chậm hơn. Điều đó bao giờ cũng có quan hệ. Bạn càng ít nhận biết, tâm trí càng nhanh; bạn càng nhiều nhận biết, quá trình tâm trí càng chậm hơn. Khi bạn có nhiều nhận biết về tâm trí, tâm trí chậm dần và kẽ hở giữa các ý nghĩ mở rộng ra. Thế thì bạn có thể thấy được chúng.

Nó cũng giống như bộ phim. Khi máy chiếu chạy với chuyển động chậm, bạn thấy các kẽ hở. Nếu tôi giơ tay lên, điều này phải được chụp trong hàng nghìn phần. Từng phần sẽ là một ảnh chụp. Nếu hàng nghìn ảnh chụp này chạy qua trước mắt bạn nhanh tới mức bạn không thể thấy được các kẽ hở, thế thì bạn thấy tay tôi giơ lên như một quá trình. Nhưng trong chuyển động chậm, kẽ hở có thể được thấy.

Tâm trí giống như bộ phim. Kẽ hở có đó. Bạn càng chăm chú tới tâm trí của bạn, bạn sẽ càng thấy chúng hơn. Nó cũng giống như bức ảnh động thái: bức ảnh chứa hai ảnh phân biệt đồng thời. Ảnh này có thể được thấy hay ảnh kia có thể được thấy, nhưng bạn không thể thấy cả hai ảnh đồng thời. Nó có thể là bức ảnh của một bà già, và đồng thời là bức ảnh của một cô trẻ. Nhưng nếu bạn được hội tụ vào ảnh này, bạn sẽ không nhìn thấy ảnh kia; và khi bạn được hội tụ vào ảnh kia, ảnh đầu bị mất. Cho dù bạn biết hoàn toàn rõ rằng bạn đã thấy cả hai ảnh, bạn không thể thấy chúng đồng thời.

Cùng điều này xảy ra với tâm trí. Nếu bạn nhìn lời, bạn không thể thấy được kẽ hở, và nếu bạn nhìn kẽ hở bạn không thể thấy lời. Mọi lời được đi theo sau bởi kẽ hở và mọi kẽ hở được đi theo sau bởi lời, nhưng bạn không thể thấy cả hai đồng thời. Nếu bạn được hội tụ vào kẽ hở, lời sẽ bị mất và bạn sẽ được ném vào trong thiền.

Ý thức được hội tụ chỉ vào lời là không có tính thiền và ý thức được hội tụ chỉ vào kẽ hở là có tính thiền. Bất kì khi nào bạn trở nên nhận biết về kẽ hở, lời sẽ bị mất. Nếu bạn quan sát cẩn thận, bạn sẽ không thấy lời; bạn sẽ chỉ thấy kẽ hở.

Bạn có thể cảm thấy sự khác biệt giữa hai lời, nhưng bạn không thể cảm thấy sự khác biệt giữa hai kẽ hở. Lời bao giờ cũng nhiều và kẽ hở bao giờ cũng duy nhất: “một” kẽ hở. Chúng hội nhập và trở thành một. Thiền là việc hội tụ vào kẽ hở. Thế thì toàn thể động thái thay đổi.

 

Từ “Tâm lí của bí truyền”, ch.2