Có bẩy đặc trưng của samadhi. Thứ nhất là: tính một, cái một. Nhị nguyên biến mất. Phân chia giữa cái biết và người biết biến mất. Trộn lẫn nảy sinh, mơ hồ nảy sinh. Không còn có hai. Nhưng nhớ: khoảnh khắc Phật nói không còn có hai, ông ấy không nói có một. Ông ấy giữ im lặng hoàn toàn về cái một. Ông ấy nói chỉ nói không có hai – vì khoảnh khắc bạn nói một, bạn lại mang hai vào. Một là vô nghĩa nếu không có hai. Không hai – có vậy thôi.
Người chạy và việc chạy không có đó. Bạn và tôi không có đó. Người nói và người nghe không có đó.
Sự tồn tại là một thể thống nhất hữu cơ. Không có nhị nguyên trong nó. Nó toàn là tính một, nhưng Phật không bao giờ gọi nó là một. Ông ấy rất cẩn thận. Ông ấy tránh mọi loại cạm bẫy logic. Ông ấy rất, rất tỉnh táo không rơi vào trong bất kì nguỵ biện logic nào. Ông ấy sẽ không nói sự tồn tại là một, vì bạn sẽ ngụ ý gì bởi một nếu không có hai? Số một là có nghĩa chỉ cùng với số hai. Không có số hai, một sẽ không ngụ ý bất kì cái gì chút nào.
Nếu chúng ta nói Thượng đế là sáng, điều đó chỉ có thể có nghĩa nếu tối tồn tại. Thế thì Quỉ trở thành tối. Không có hoàn cảnh của Quỉ và tối, điều này sẽ ngụ ý gì – “Thượng đế là sáng”? Nó sẽ không ngụ ý bất kì cái gì. Phật đơn giản nói Thượng đế không sáng không tối. Thượng đế không là hai. Chân lí không là hai.
Đó là kinh nghiệm đầu tiên về samadhi, rằng dần dần tính hai của sự sống biến mất.
Tại sao tính hai được tạo ra? Nó được tạo ra bởi ba bản ngã này. Khi tôi thấy thân thể này là thân thể của tôi, thế thì thân thể của bạn trở thành thân thể của bạn. Khi tôi trở nên bị gắn bó với hình tướng của tôi, hình tướng của bạn trở thành xa lạ – người khác. Khoảnh khắc tôi nhìn thân thể của tôi không là thân thể của tôi, khoảnh khắc tôi nhìn bản thân tôi là vô tướng, thế thì người khác cũng biến mất. Cùng với cái ngã người khác biến mất. Không có cái ‘tôi’, cái ‘người’ không thể tồn tại. Chúng tồn tại cùng nhau theo cặp.
Cho nên đặc trưng thứ nhất của samadhi là: tính hai trong cuộc sống biến mất. Hài hoà lớn nảy sinh. Nó toàn là một – đó là nghĩa của trộn lẫn. Mơ hồ nảy sinh vì cái hai. Thế thì có va chạm, va chạm liên tục.
Đặc trưng thứ hai của samadhi là: ‘tính cực thích’ – phúc lạc, cái đẹp. Chừng nào bạn chưa đi tới việc triệt tiêu tối thượng này của mọi bản ngã, bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc, bạn sẽ không bao giờ là phúc lạc. Khổ là sản phẩm phụ của bản ngã. Và bởi vì có ba bản ngã, có ba loại khổ: khổ thể chất, khổ tâm lí, và khổ tâm linh.
Bạn có thể đã không nghe nói về loại thứ ba – khổ tâm linh. Bạn có thể thậm chí đã không nghĩ về nó như khổ. Nhưng nhìn đi: một người là nghèo và người đó muốn là giầu. Người đó khổ. Mọi người đều biết người đó khổ. Và nếu bạn đi tới tu sĩ tôn giáo, ông ta sẽ nói, “Đừng tham. Tiền chỉ là đồ bẩn thỉu, đừng bận tâm về nó. Được phúc lành là người nghèo. Ông được mãn nguyện với bất kì cái gì ông có đi.” Nhưng thế thì người này bắt đầu cố trở thành nhạc sĩ giỏi hơn, hay nhà thơ hay hơn, hay hoạ sĩ giỏi hơn. Bạn sẽ không chống lại anh ta nhiều thế như bạn vậy khi anh ta đã rất tham tiền. Nếu anh ta rất tham chính trị và quyền lực và thế này thế nọ, mọi người chắc đã kết án anh ta. Nhưng bây giờ nếu anh ta muốn cố tạo ra bức tranh đẹp hơn, nghệ thuật đẹp hơn, viết ra thơ hay hơn, không ai sẽ chống lại anh ta nhiều thế. Nhưng anh ta sẽ lại ở trong khổ lần nữa. Bây giờ khổ sẽ nhiều tính tâm lí hơn. Anh ta muốn trở thành một Shakespeare.
Nó là cùng một trò chơi được chơi trên bình diện khác. Đầu tiên anh ta muốn trở thành một Rockefeller, bây giờ anh ta muốn trở thành một Shakespeare – nhưng việc trở thành có đó. Nếu bạn đi tới người cảm nhận, người đó sẽ nói đây là cùng tham đang khẳng định bản thân nó trên bình diện khác, trên bình diện sâu hơn. Bỏ nó đi. Điều này là vô nghĩa. Cho dù bạn trở thành một Shakespeare, không cái gì được đạt tới. Shakespeare khổ như bạn vậy. Cho dù bạn tạo ra những tác phẩm nghệ thuật lớn, bạn sẽ không phúc lạc. Bạn có thể đi và xem các hoạ sĩ và nhạc sĩ lớn, họ không phúc lạc.
Cho nên, bạn trở thành Christ hay Phật – điều đó sẽ giúp đỡ. Bạn trở thành một Krishna. Cái có đó là phúc lạc tồn tại! Và thế thì người ta bắt đầu cố trở thành một Christ, hay một Phật…. Điều này tạo ra khổ tâm linh. Nó là cùng cái khổ đó. Bây giờ nó đã xuyên thấu thậm chí sâu hơn, bây giờ nó đã đi tới mức bản ngã thứ ba – tâm linh. Bây giờ không ai sẽ kết án bạn – chừng nào bạn chưa bắt gặp vị Phật, không ai sẽ kết án bạn! Họ sẽ nói bạn là người tâm linh. Nếu bạn kêu và khóc và khổ vì bạn muốn đạt tới Thượng đế, và bạn muốn đạt tới samadhi và moksha và niết bàn, ai sẽ kết án bạn? Mọi người sẽ tôn thờ bạn. Họ sẽ nói, “Trông đấy, người tâm linh vĩ đại làm sao đang ở đây! Người đó không khao khát tiền, người đó không bận tâm về danh. Người đó đơn giản kêu và khóc vì Thượng đế. Đây là người tâm linh.”
Đây là cái gọi là thánh nhân của bạn. Nhưng nếu bạn nhìn sâu bạn sẽ thấy họ khổ về tâm linh. Bây giờ, vấn đề là như nhau. Đầu tiên bạn muốn trở thành một Rockefeller, thế rồi bạn muốn trở thành một Shakespeare, bây giờ bạn muốn trở thành Phật. Nhưng bạn muốn trở thành! Việc trở thành vẫn còn dai dẳng. Tanha – việc trở thành – vẫn còn dai dẳng. Ham muốn là ai đó khác vẫn tiếp tục. Bây giờ bạn muốn trở thành Thượng đế! Không cái gì đã thay đổi.
Có ba loại khổ vì có ba loại bản ngã. Khi mọi bản ngã đã bị bỏ đi, khi không còn vấn đề gì còn lại, khi mọi ham muốn của bạn đã thất bại…. Để tôi nhắc lại điều đó. Trong tâm linh, trong tôn giáo, duy nhất người đã thất bại hoàn toàn mới thành công.
Điều đó sẽ có vẻ giống như nghịch lí. Thất bại hoàn toàn với ham muốn là đi vào trong thế giới thực. Chừng nào bạn còn hi vọng thành công nào đó ở đâu đó, bạn sẽ không bao giờ đi vào thực tại. Thế thì hi vọng của bạn sẽ liên tục lôi bạn đi xa và đi xa. Người không lo nghĩ về trở thành bất kì cái gì – thậm chí không cả về Phật….
Mới hôm nọ tôi đã đọc về một người đã từng thiền trong nhiều năm – gần năm mươi năm. Và ông ấy đã trở nên rất, rất già.
Ông ấy đi tới Thầy và nói với Thầy, “Năm mươi năm rồi! Thầy nghĩ điều đó chẳng đủ sao? Tôi đã từng thiền và thiền. Tại sao tôi vẫn chưa trở thành Phật?”
Thầy cười và Thầy nói, “Bây giờ điều đó giải thích tại sao ông vẫn chưa trở thành Phật – vì ông muốn trở thành. Do đó ông liên tục bỏ lỡ. Bây giờ điều đó giải thích mọi thứ!”
Nếu bạn muốn trở thành Phật bạn sẽ không bao giờ trở thành, vì Phật là người đã bỏ mọi loại trở thành, người hoàn toàn hạnh phúc trong khoảnh khắc này – không vì lí do chút nào. Ông ấy không có đâu mà đi, không mục đích để đạt tới, không mục tiêu. Ông ấy đã bỏ toàn thể tâm trí ham muốn với mọi tầng của nó – hết tầng nọ tới tầng kia.
Tâm trí giống như củ hành: một tầng, thể chất; tầng khác, tâm lí; tầng khác, tâm linh. Người đã ném đi tất cả những tầng đó, người đã bóc củ hành của mình hoàn toàn, và đã đi tới cốt lõi bên trong nhất…. Và bạn có biết cốt lõi bên trong nhất là gì không? Nó là trống rỗng. Nếu bạn liên tục bóc hành, chung cuộc bạn đi tới hư không. Chỉ hư không còn lại trong tay bạn. Trong hư không có cực thích, có phúc lạc.
Với việc trở thành có khổ. Nếu bạn muốn trở thành cái gì đó bạn sẽ trong đau đớn, khổ sở, phiền não, lo âu. Nếu bạn hiểu rằng không có gì để trở thành… bạn đã là cái đó. Dù bạn là bất kì cái gì, bạn có đó! Không có cách nào cải tiến nó. Không có nhu cầu cải tiến nó. Vì bạn là được hoàn hảo. Chính cái bình thường của bạn là hoàn toàn phi thường. Nhận ra điều này là đi tới phúc lành. Thế thì toàn thể sự tồn tại bắt đầu trút phúc lành lên bạn. Nó bao giờ cũng trút xuống, nhưng vì bạn quá bận tâm tới ham muốn và trở thành riêng của bạn, bạn đã không sẵn có cho nó, bạn đã không mở cho nó.
Đặc trưng thứ ba của samadhi là: chói sáng – trong suốt, ánh sáng và sáng tỏ bên trong vô cùng.
Khi mọi bản ngã này biến mất, mọi tấm rèm biến mất khỏi mắt bạn, cái nhìn trở thành thuần khiết, hồn nhiên, trong suốt được đạt tới. Thế thì bạn đơn giản thấy! Và chân lí là hiển nhiên thế. Nó không bị giấu kín. Nó không ẩn nấp ở đâu đó, nó không né tránh bạn. Nó không ở trên hành tinh khác nào đó – nó ở ngay trước mũi bạn. Nhưng mắt bạn bị nhắm. Khi mắt bạn mở ra và bạn có sự trong suốt và sáng tỏ để nhìn… điều hiển nhiên! Chân lí là điều hiển nhiên.
Và đặc trưng thứ tư của samadhi là: nghỉ ngơi, thảnh thơi.
Làm sao bạn có thể nghỉ ngơi được với khao khát thường xuyên này để trở thành cái gì đó! Làm sao việc nghỉ ngơi là có thể được? Bạn sẽ vẫn còn căng thẳng. Nghỉ ngơi là có thể chỉ khi mọi việc hướng theo mục đích đã bị bỏ đi; khi tâm trí đạt tới không còn vận hành nữa trong bạn, có nghỉ ngơi, có thảnh thơi.
Ý nghĩ là tâm trí trong chuyển động. Vô ý nghĩ là tâm trí đang nghỉ ngơi. Samadhi là việc chứng kiến cả hai – siêu việt. Bạn đã từng chạy theo mọi thứ – bạn đã thấy điều đó và khổ của nó. Thế thì bạn dừng lại, và bạn đã thấy cái đẹp của nó, nghỉ ngơi, thảnh thơi. Bạn đã thấy cả hai, và người đã thấy cả hai đột nhiên siêu việt trên cả hai.
Có thảnh thơi mà không là thảnh thơi bình thường. Bạn biết loại thảnh thơi nào đó: khi bạn cảm thấy kiệt sức, bạn thảnh thơi. Nhưng thảnh thơi đó là rất không nghỉ ngơi. Nó không phải là dừng của việc trở thành; nó chỉ là mệt mỏi. Bạn đã từng làm việc, suốt cả ngày; đến đêm bạn phải rơi vào giấc ngủ – nhưng giấc ngủ của bạn sẽ vẫn còn là không nghỉ ngơi. Bạn sẽ có nhiều mơ và ác mộng. Và trong ngủ nữa bạn sẽ liên tục di chuyển; tâm trí bạn sẽ vẫn liên tục thêu dệt cả nghìn lẻ một giấc mơ.
Bình thường, điều chúng ta biết về nghỉ ngơi chỉ là mặt bên kia của không nghỉ ngơi – mệt mỏi, kiệt sức.
Có một loại thảnh thơi mới. Khi bạn đã thấy mệt mỏi của ham muốn và bạn đã thấy nghỉ ngơi của vô ham muốn, một loại thảnh thơi mới toàn bộ nảy sinh. Thế thì bạn được thảnh thơi vì bạn không có. Bạn được thảnh thơi vì không có người nào bị căng thẳng! Chính cái phức tạp này đã biến mất. Làm sao bạn có thể bị căng thẳng được? Không có người nào cả. Bạn không thể tạo ra một loại thắt nút bên trong bạn vì bạn không có! Bạn đã đơn giản biến mất. Đó là trống rỗng bên trong bạn. Bạn không thể tạo ra thắt nút trong trống rỗng.
Đặc trưng thứ năm của samadhi là: nhận biết – ý thức, nhìn, chứng kiến; giai đoạn thứ tư người Hindus gọi là turiya. Đây là điều Nhất Hưu ngụ ý khi ông ấy nói, “Nhìn, Nhìn, Nhìn.” Và khi ông ấy được hỏi, “Thầy ngụ ý gì bởi ‘Nhìn’?” Ông ấy nói, “Nhìn ngụ ý Nhìn.”
Để mắt mở đi. Tỉnh táo, lưu tâm. Nhìn mọi thứ như chúng vậy. Không tạo ra hư cấu, không phóng chiếu.
Bạn đi xem phim…. Đôi khi thử một thực nghiệm. Đôi khi thử một thực nghiệm với máy chiếu trong nhà bạn. Bạn phải để màn ảnh ở khoảng cách nào đó với máy chiếu, thế thì phim được chiếu là rõ nét. Thế rồi bắt đầu mang màn ảnh lại gần máy chiếu hơn. Chúng sớm bắt đầu trở nên mờ, chúng không còn nét nữa. Bạn không thể làm bất kì phân biệt nào xem cái gì là cái gì, cái nào là cái nào. Vẫn mang nó lại gần hơn nữa. Bây giờ không thể nào thấy ra bất kì nghĩa nào từ cái mà là cây và cái mà là người và cái mà là chó và cái mà là xe hơi. Tất cả bị khuếch tán. Đem nó lại gần hơn nữa… bạn càng mang nó lại gần hơn, sự phân biệt càng bị mất hơn. Thế rồi tới một điểm mà màn ảnh đã tới rất gần máy chiếu: chỉ có ánh sáng trắng còn lại. Hình bóng đen đã biến mất… ánh sáng trắng thuần khiết. Khi tia sáng rời khỏi máy chiếu, nó là ánh sáng trắng thuần khiết. Nó càng ra xa, thế thì nó phân chia thành đen và trắng. Khoảng cách nào đó được cần để thấy hình ảnh rõ nét.
Trong nhận biết, đích xác điều này xảy ra. Khi bạn trở nên rất rấy tỉnh táo, bạn bắt đầu nhìn rất gần vào thực tại, và phân biệt bắt đầu biến mất. Cây không còn là cây và sông không còn là sông và núi không còn là núi. Tất cả bắt đầu tan chảy thành một. Thế thì bạn trở nên thậm chí nhận biết hơn. Và bạn nhìn vào mọi vật càng nét hơn… màn ảnh thậm chí tới gần hơn. Thế thì chỉ có ánh sáng trắng thuần khiết – mọi phân chia đã biến mất. Đó là điều được gọi là nhận biết. Thế thì mọi ảo vọng về sống không còn có giá trị, chỉ có ánh sáng thuần khiết – ánh sáng của nhận biết.
Đặc trưng thứ sáu của samadhi là: bất tử, vô thời gian, vĩnh hằng. Khi bạn không có, làm sao bạn có thể chết được? Khi không có bản ngã trong bạn, làm sao bạn có thể chết?
Nhiều người thường hỏi Phật trong thời của ông ấy, cả nghìn lần câu hỏi này đã được hỏi: “Cái gì sẽ xảy ra cho thầy, thưa Thầy, khi thầy chết?” Và Phật bao giờ cũng mỉm cười và ông ấy nói, “Không có người nào chết.” Nhưng ông ấy làm cho rõ ràng rằng “Ta không nói rằng ta là bất tử. Không có người nào là bất tử nữa.”
Bây giờ ngu xuẩn của chúng ta là tới mức đầu tiên chúng ta nghĩ chúng ta sẽ chết, vì bản ngã có đó và chúng ta sợ liệu chúng ta sẽ có khả năng giữ nó, phóng chiếu nó hay không. Thế rồi ai đó tới, người biết. Và người đó nói, “Không cái gì chết.” Thế thì chúng ta phóng chiếu cái giả khác: chúng ta bắt đầu nghĩ chúng ta là bất tử. Nhưng lỗi cơ bản vẫn còn là như cũ. Ban đầu chúng ta đã nghĩ “chúng ta sẽ chết” – chúng ta đã chết và chúng ta sẽ chết. Dầu vậy chúng ta hiện hữu – giờ chúng ta sẽ không chết.
Phật nói: “Ta sẽ không chết bởi vì ta không có. Không phải là ta là bất tử. Không có người nào để chết, và không có người nào để là bất tử. Không có cái ngã, cho nên làm sao chết là có thể được?”
Đây là quan điểm khác toàn bộ! Đây là khác biệt giữa Vedanta và Phật. Đây là khác biệt giữa Shankara và Phật. Và sáng suốt của Phật là xuyên thấu hơn nhiều so với sáng suốt của Shankara. Shankara liên tục nói, “Ông là bất tử vì hồn là bất tử. Nó không thể chết được – nó là bất tử.” Phật cũng nói rằng bạn sẽ không chết, nhưng ông ấy không bao giờ nói rằng bạn là bất tử. Ông ấy nói, “Ông sẽ không bao giờ chết vì ông không thể chết được – ngay chỗ đầu tiên ông không có.”
Thấy điều đó – rằng “Tôi không có” – là bỏ cả tử và bất tử. Thời gian biến mất. Bất tử của bạn là gì? Nó sẽ chỉ là việc kéo dài của thời gian, ngày càng lâu hơn. Nó sẽ là gì? Bẩy mươi năm bạn sẽ sống – bẩy trăm năm? Bẩy triệu năm? Nhưng nó sẽ chỉ là việc kéo dài ra. Vĩnh hằng của bạn là gì? Chẳng là gì ngoài ham muốn bám víu, ham muốn bao giờ cũng vẫn còn lại. Để làm gì? Chỉ ham muốn mù bám lấy sự tồn tại sao? Chỉ ham muốn mù, thèm khát mù về sống sao?
Phật nói: “Tại sao ông bận tâm với tử và bất tử?” Sâu bên dưới, những người nói họ sẽ chết và những người nói họ sẽ không bao giờ chết, cả hai là cùng như nhau, vì cả hai đều tin vào bản ngã.
Những người theo Charvakas, những người duy vật chất, nói, “Chúng ta sẽ chết”; và cái gọi là người tâm linh nói, “Chúng ta sẽ không chết.” Nhưng cả hai đều quan tâm tới bản ngã.
Phật mang làn gió mới vào trong tâm trí con người, trong ý thức của con người. Ông ấy nói: “Ông sẽ không chết – không phải vì ông là bất tử – nhưng vì ông không có!” Thấy ra vấn đề của nó đi! Thay đổi triệt để, cách mạng cơ bản của nó! Bất tử là một phần của hiện tượng samadhi.
Và đặc trưng thứ bẩy là: vô hạn. Không gian biến mất. Bạn ở không đâu cả và vậy mà ở mọi nơi. Bạn là không ai cả và vậy mà là mọi người.
Đây là bẩy đặc trưng của samadhi. Và đây là điều đã xảy ra cho cung thủ này người muốn trở thành cung thủ vĩ đại nhất thế giới. Câu chuyện này không nói ông ấy đã học cái gì trong chín năm đó khi ông ấy đã ở cùng ông già này trên núi. Đây là điều ông ấy đã học – samadhi ông ấy đã học. Đó là lí do tại sao tôi đã bắt đầu với samadhi, để cho bạn trở nên nhận biết về điều ông ấy đã học ở đó, vì đó là điểm thực trong câu chuyện này.
Từ “Thiền: con đường của nghịch lí”, t.3, ch.9