Một sư hỏi Triệu Châu, “Phật là gì?”
“Người trong Điện.”
Sư nói, “Người trong Điện là tượng, cục bùn!”
Triệu Châu nói. “Cái đó là vậy.”
“Thế Phật là gì?” sư lại hỏi.
“Người trong Điện.”
Bây giờ điều này là kì lạ. Ông ấy đồng ý với anh ta rằng đó chỉ là tượng, cục bùn; ông ấy nói, “Điều đó là đúng.” Và khi người này lại hỏi, “Thế thì Phật là gì?” ông ấy nói, “Người trong Điện.”
Triệu Châu ngụ ý cái gì bởi điều này? Ông ấy ngụ ý rằng chừng nào bạn chưa bỏ việc hỏi “Phật là gì?” bạn đang đi tìm tượng. Chừng nào bạn còn liên tục hỏi “Phật là gì?” bạn đang hỏi cái gì đó có tính đối thể. Đó là lí do tại sao ông ấy nói, “Cái đó ở trong điện, cái đó là Phật.” Nếu bạn liên tục hỏi “Phật là gì?” bạn muốn câu trả lời có tính đối thể — và Phật là tính chủ thể của bạn.
Cho nên ông ấy đồng ý với người này, “Vâng, ông đúng. Thứ ở bên trong đền không phải là Phật thực. Nó là tượng bùn.” Một cách tự nhiên người này phải đã cảm thấy hi vọng — “Bây giờ câu trả lời khác nào đó sẽ tới.” Anh ta hỏi, “Thế thì nói cho tôi Phật là gì?” Bây giờ anh ta đã không trông đợi rằng ông ấy sẽ nói lại cùng điều đó. Và ông ấy đã đồng ý rằng đó chỉ là tượng, tượng bùn. Ông ấy lại nói, “Người trong điện.” Tại sao? Vì nếu bạn liên tục hỏi về đối thể, bạn đang hỏi về cái gì đó chết.
Thực tại là tính chủ thể. Thượng đế là tính chủ thể. Nó là cốt lõi bên trong nhất của bạn, nó là lãnh thổ của bạn. Bạn không thể hỏi câu hỏi như điều đó. Bạn phải đi vào bên trong để biết “Phật là gì?” Và khi bạn bắt đầu đi vào bên trong bạn đang đi trên Đạo. Và khi bạn bắt đầu đi trên Đạo, bạn bắt đầu dùng dhyan, thiền, Zen. Thiền là phương pháp để đi vào trong; Đạo là con đường dẫn bạn tới cốt lõi bên trong nhất; và cốt lõi bên trong nhất là Phật. Bạn là Phật.
Cho nên điều đầu tiên là chấp nhận sự sống như nó vậy. Chấp nhận nó, ham muốn biến mất; chấp nhận nó như nó vậy, căng thẳng biến mất, bất mãn biến mất; chấp nhận nó như nó vậy, người ta bắt đầu cảm thấy rất vui mừng và chẳng vì lí do nào chút nào. Khi niềm vui có lí do, nó sẽ không kéo dài lâu. Khi niềm vui không có lí do nào, nó sẽ có đó mãi mãi.
Có hai cách con người có thể hiện hữu. Con người có thể hoặc đi tới việc có nhiều đồ vật hơn — thế thì người đó đi ngược lại Phật, ngược lại Đạo, ngược lại Thiền. Người quá quan tâm tới việc có nhiều hơn là người trần tục. Và người nói bất kì cái gì hiện hữu, đều là tốt; là người thảnh thơi; người không lo nghĩ về việc có nhiều tiền, nhiều quyền, nhiều danh, nhiều kính trọng; người thảnh thơi trong tathata, như vậy, đây này — người đó trở thành người tôn giáo. Người đó bắt đầu đi vào trong.
Nếu bạn đang nghĩ có nhiều hơn, bạn sẽ đi ra ngoài. Khi bạn quan tâm tới việc có, bạn sẽ đi ra ngoài; khi bạn không còn quan tâm tới việc có, bạn sẽ đi vào trong hiện hữu. Và hiện hữu là Phật.
Chuyện xảy ra về một nữ Thiền sư rất nổi tiếng, tên bà ấy là Rengetsu…. Rất ít đàn bà đã đạt tới tối thượng Thiền. Người này là một trong những người đàn bà hiếm hoi đó.
Bà ấy đang trên đường hành hương, và bà ấy đi tới một làng vào lúc mặt trời lặn và xin chỗ ở qua đêm, nhưng dân làng đóng sầm cửa lại. Họ rất chống lại Thiền. Thiền là cách mạng, nổi dậy hoàn toàn tới mức rất khó chấp nhận nó. Bằng việc chấp nhận nó bạn sẽ được biến đổi; bằng việc chấp nhận nó bạn sẽ trải qua lửa, bạn sẽ không bao giờ còn là cùng người cũ nữa.
Cho nên người truyền thống bao giờ cũng chống lại mọi điều là thực trong tôn giáo. Truyền thống là mọi điều mà là không thực trong tôn giáo. Cho nên những người đó phải đã là những Phật tử truyền thống trong thị trấn, và họ đã không cho phép người đàn bà này ở lại trong thị trấn; họ tống bà ấy ra ngoài. Lúc đó là đêm lạnh, và người đàn bà già không có chỗ trú ngụ… và đói. Bà ấy phải lấy cây anh đào trên cánh đồng thành chỗ trú ngụ. Trời thực sự lạnh, và bà ấy không thể ngủ ngon được. Và nó còn nguy hiểm nữa — thú hoang và mọi điều.
Vào nửa đêm bà ấy thức dậy — vì trời quá lạnh — và thấy, dường như nó là vậy, trong bầu trời đêm mùa xuân, hoa anh đào nở bung cười với trăng mờ. Chiến thắng với cái đẹp này, bà ấy đứng dậy và bầy tỏ sự kính trọng theo hướng của làng này….
Đây là điều tathata là gì.
Chiến thắng với cái đẹp này, bà ấy đứng dậy và bầy tỏ sự kính trọng theo hướng của làng này:
Qua lòng tốt của họ trong việc từ chối cho tôi chỗ trú ngụ tôi đã tìm thấy bản thân mình ở dưới việc nở hoa ban đêm của trăng mờ này.
Bà ấy cảm thấy biết ơn. Với lòng biết ơn lớn lao bà ấy cám ơn những người đã từ chối cho bà ấy trú ngụ, bằng không bà ấy chắc đã ngủ dưới mái nhà bình thường, và bà ấy chắc đã bỏ lỡ phúc lành này — những hoa anh đào này nở bung, và việc thì thào này cùng trăng mờ, và im lặng này của đêm, im lặng hoàn toàn này của đêm. Bà ấy không giận, bà ấy chấp nhận điều đó. Không chỉ chấp nhận điều đó, đón chào điều đó — bà ấy cảm thấy biết ơn.
Một người trở thành Phật vào khoảnh khắc người đó chấp nhận mọi điều sự sống mang tới với lòng biết ơn. Người đó đang trên Đường, người đó đang trên Đạo; và người đó đang trở nên có tính thiền.
Tâm trí là kĩ thuật để đi ra. Đó là lí do tại sao bạn được huấn luyện trong các đại học và cao đẳng và trường học về tâm trí. Tâm trí là kĩ thuật để đi ra, để có nhiều thứ hơn — để có nhà to hơn, có nhiều của cải hơn, có quyền lực chính trị, có tiền. Tâm trí là con đường đi ra và chinh phục thế giới.
Thiền chính là quá trình đảo ngược. Nó không là gì ngoài vô trí. Đó là điều Thiền là gì. Bạn đi vào, bạn dừng suy nghĩ, vì vấn đề là gì? Không có nhu cầu suy nghĩ. Để chinh phục cái bên trong, việc suy nghĩ là không được cần tới. Để chinh phục cái bên ngoài, việc suy nghĩ được cần. Suy nghĩ là công cụ cho cái bên ngoài.
Cho nên Thiền, hay dhyan, hay zen, không là gì ngoài tâm thức vô suy nghĩ. Không có nhu cầu! Nếu không có ham muốn, ai bận tâm nghĩ? Nghĩ để làm gì? Bạn quan sát. Bất kì khi nào bạn quá đầy ham muốn bạn nghĩ quá nhiều. Khi không có mấy ham muốn, suy nghĩ biến mất theo cách riêng của nó. Mọi người hỏi tôi làm sao không nghĩ? Điều đó không phải là vấn đề. Làm sao không ham muốn mới là vấn đề.
Ham muốn tạo ra suy nghĩ, ham muốn mang tới ý tưởng, mơ mộng, và thế thì bạn phải xoay xở, và bạn phải lập kế hoạch, và bạn phải làm việc thực hiện chúng, và bạn phải đi một cách có phương pháp — thế thì suy nghĩ tới.
Chỉ tạo ra một ham muốn. Một chiếc xe đi qua, và để có ham muốn trong bạn rằng “Mình muốn có chiếc xe này.” Và thế thì bạn sẽ thấy nhiều ý nghĩ tới: “Làm sao sở hữu nó? Làm sao xoay được tiền? Phải làm gì? — làm kinh doanh sao? hay ăn cắp, hay cái gì? Hay đi con đường Mĩ: cứ lấy nó rồi trả góp?” Thế thì người ta cần các ý nghĩ, vì không suy nghĩ bạn sẽ không bao giờ có chiếc xe này.
Quan sát, bất kì khi nào ham muốn nảy sinh, nó mang trong nó việc đánh thức nhiều ý nghĩ. Khi không có ham muốn, đột nhiên, phỏng có ích gì mà nghĩ? Không có nhu cầu. Việc vẩn vơ biến mất, tâm trí khuấy động không còn bị khuấy động.
Thế rồi, tâm trí có loại chức năng khác; thế thì nó trở thành việc lặp lại đơn giản. Con chim bắt đầu hót — bạn nghe thấy, nhưng bạn thậm chí không nói rằng điều này là đẹp. Không có vấn đề gì trong việc nói nó. Nó là đẹp! Phỏng có ích gì mà nó nói? Thế rồi chiếc máy bay bay qua và tiếng động, và bạn biết điều đó, và bạn nghe thấy nó — và bạn nghe nó nhiều hơn bất kì người nào khác, vì người khác bị mê mải nhiều thế trong ý nghĩ của họ. Máy bay bay qua, họ không thể nghe thấy. Tai họ bị nút lại bởi ý nghĩ của họ; tâm trí của họ bị nút lại bằng ý nghĩ của họ. Mạch ý nghĩ là quá nhiều, nó làm cho họ không nhạy cảm.
Nhưng khi một người không có ý nghĩ, người đó hoàn toàn nhạy cảm. Người đó thấy cái đẹp, người đó nhìn quanh, người đó nghe nhiều hơn, người đó ngửi nhiều hơn, người đó chạm nhiều hơn, người đó yêu nhiều hơn. Mọi thứ là nhiều hơn! Nhìn vào nghịch lí này: khi bạn muốn nhiều hơn, mọi thứ bao giờ cũng ít hơn, bao giờ cũng ít hơn bạn muốn. Khi bạn không muốn bất kì cái gì, mọi thứ là quá nhiều! Quá nhiều không thể chịu nổi! Một thứ nhỏ bé trở thành nhiều thế. Và bạn tận hưởng những thứ bình thường thế — chẻ củi mang nước từ giếng, cầm tay người bạn, hay chỉ ngắm cây anh đào nở hoa, tiếng thì thầm từ trăng mờ.
Sự sống là mênh mông, và từng khoảnh khắc nó tới với cả nghìn lẻ một món quà cho bạn. Nhưng bạn bị mê mải bận rộn nhiều thế với tâm trí ham muốn của bạn. Bạn đầy các ý nghĩ, bạn từ chối tất cả những món quà đó. Thượng đế tới: bạn liên tục từ chối.
Đi vào trong ngụ ý hiểu các cách thức của ham muốn. Khi bạn đã hiểu rằng ham muốn tạo ra rối loạn, bạn dừng việc ham muốn. Khi ham muốn không có đó, suy nghĩ biến mất. Đây là Thiền.
Khi bạn ở trong Thiền bạn đã bắt đầu đi trên đường — Con đường, Đạo. Và khi bạn ở trên đường, Phật tính không còn xa xôi. Đôi khi nó có thể xảy ra trong một khoảnh khắc, vì điều đó tuỳ vào sự mãnh liệt của bạn. Vấn đề của nó không phải là mười dặm, hay hai mươi dặm, hay hai mươi nghìn dặm. Điều đó tuỳ vào sự mãnh liệt của bạn.
Những người có việc hiểu mãnh liệt có thể đạt tới Phật tính trong mỗi một bước. Chỉ nháy mắt. Điều đó là tuỳ sự mãnh liệt của bạn toàn bộ thế nào, bạn khao khát thế nào, bạn sẵn sàng mạo hiểm tất cả thế nào. Nếu bạn có thể mạo hiểm tất cả, thế thì trong một khoảnh khắc… động thái thay đổi. Bạn không còn là người thường, bạn là Phật.
Nhưng nếu sự mãnh liệt không là toàn bộ — chỉ bộ phận, chỉ hờ hững — thế thì bạn có thể mất nhiều thời đại. Hàng nghìn kiếp sống bạn có thể đi mãi và đi mãi và Phật tính vẫn còn xa xôi. Cho nên nhớ điều đó: nó tuỳ vào sự mãnh liệt mà con đường sẽ dài bao lâu.
Zen là thiền, Đạo là Đường, và Phật tính là bản tính tối thượng của bạn. Nếu bạn có thể đi một cách toàn bộ vào trong thiền, thế thì chính khoảnh khắc này — biến đổi.
Từ “Thiền: con đường của nghịch lí”, t.3, ch.5