Vâng, chân lí không thể được thốt ra trong lời, nhưng nó không thể được thốt ra qua im lặng nữa. Thế thì người ta được cho là cần làm gì?
Thiền có cách tiếp cận rất, rất đặc biệt về điều đó. Nó dùng lời theo cách vô nghĩa — nó dùng các lời mà không có bất kì nghĩa nào. Nó dùng lời không như chúng phải được dùng. Nó dùng lời theo cách ngớ ngẩn.
Ai đó hỏi: “Phật là gì?”
Và Đầu Tử nói: “Phật.”
Bây giờ đây là lặp thừa; bạn không nói bất kì cái gì. Người này đang hỏi “Phật là gì?” Và bạn nói, “Phật là Phật.” Bạn đã không thêm vào bất kì cái gì, bạn đã đơn giản lặp lại.
Ngôn ngữ là để thêm vào cái gì đó, định nghĩa cái gì đó, đề xuất cái gì đó, làm cái gì đó rõ ràng hơn, giúp đỡ theo cách nào đó. Bạn đã không giúp đỡ! Bạn đã ném người hỏi về bản thân người đó.
Người đó hỏi, “Phật là gì?” và bạn nói, “Phật.” Bạn đang làm gì? Bạn đã gây sốc cho toàn thể quá trình tâm trí. Trong một khoảnh khắc người hỏi sẽ đâm ra lúng túng — phải làm gì? Nếu bạn đã nói cái gì đó có nghĩa… thế thì suy nghĩ bắt đầu. Thế thì người đó có thể nghĩ về nó. Khẳng định có nghĩa dẫn tới nhiều suy nghĩ. Người đó có thể nghĩ về điều bạn đã nói. Nếu bạn đã giữ im lặng… người đó có thể đoán. Suy nghĩ lại bắt đầu. Người đó sẽ đoán, “Ông ngụ ý gì bởi im lặng của ông?” Thực ra, có nhiều khả năng cho việc phỏng đoán khi bạn im lặng hơn là khi bạn nói cái gì đó. Khi bạn nói cái gì đó, ít nhất bạn cho người đó một chiều hướng. Khi bạn không nói bất kì cái gì, mọi chiều hướng được giữ mở. Người đó có thể chạy quanh mọi chỗ và nghĩ bất kì cái gì người đó muốn nghĩ — bạn cho người đó tự do. Theo cách này, bạn giúp người đó nghĩ; theo cách khác, tâm trí người đó bắt đầu thêu dệt chăng tơ.
Đầu Tử ngụ ý gì khi ông ấy nói, “Phật”? Ông ấy đơn giản gây choáng cho bạn. Đó là dấu chấm hết. Ông ấy không giúp bạn nghĩ bất kì cái gì thêm nữa, theo bất kì cách nào. Ông ấy không cho bạn bất kì cơ hội nào để đi vào suy nghĩ. Chính cú choáng này… trong một khoảnh khắc mọi thứ dừng lại. Trong việc dừng lại đó, cái nhìn là có thể. Và việc dừng đó là có ý nghĩa lớn.
Nếu bạn hỏi các triết gia họ sẽ nói, “Đây là việc lặp thừa, đây không phải là câu trả lời.” Nó không phải vậy. Nó là việc lặp thừa, nhưng nó không thể được giúp đỡ.
Nhưng kĩ thuật này phải được hiểu. Đầu Tử đang làm gì? Đầu Tử đang tạo ra một kĩ thuật lớn. Và sau Đầu Tử, các Thiền sư đã dùng nó cực kì nhiều; họ thậm chí làm nhiều cải tiến trên nó.
Một Thầy khác được hỏi: “Phật là gì?”
Và ông ấy nói, “Trông kìa! Cây bách ngoài sân.”
Bây giờ điều đó thậm chí còn tốt hơn nhiều. Khi bạn nói, ” Phật là Phật,” có khả năng rằng người này có thể liên tục nghĩ theo cùng cách như người đó đã nghĩ trước đây. Hay người đó có thể nghĩ bạn không biết; hay người đó có thể nghĩ, “Vâng, Phật là Phật.” Người đó có thể không bị choáng.
Nhưng khi thầy hét lên: “Trông đấy! Cây bách ngoài sân!” bây giờ nó hoàn toàn không liên quan. Ông ấy cho bạn sự gián đoạn hoàn toàn với tâm trí của bạn. Ông ấy gây choáng cho bạn ra khỏi giấc ngủ, cho dù một khoảnh khắc, nhưng đi ra khỏi giấc ngủ của bạn cho dù một khoảnh khắc là đạt tới cái nhìn lớn. Và trong cái nhìn đó cái gì đó xảy ra — bình diện của bạn được thay đổi. Bạn không đi trên cùng bình diện, bạn nhảy vào bình diện khác. Độ cao là khác.
Các Thiền sư đã cải tiến nhiều, dần dần. Đầu Tử là người sáng lập của kĩ thuật tinh tế về gây choáng cho mọi người; không dùng ngôn ngữ theo cách thông thường, bình thường; chơi với ngôn ngữ theo cách mà ngôn ngữ không cho bất kì thúc đẩy nào cho suy nghĩ. Và không dùng im lặng, vì im lặng cho thúc đẩy để đoán. Dùng lời, nhưng theo cách vô nghĩa tới mức chúng không mang bất kì nghĩa nào — một điều.
Các Thiền sư liên tục cải tiến về sau. Bạn hỏi một Thiền sư, “Phật là gì?” Ông ấy có thể đánh bạn! Điều đó là tốt hơn nhiều ngay cả với ‘cây bách ngoài sân’. Ông ấy có thể nhảy lên bạn, ông ấy có thể đem bạn vào vô nhận biết. Bạn đã không chờ đợi điều đó. Ông ấy có thể tát bạn.
Những kĩ thuật này là gì? Ý nghĩa của những điều này là gì? Họ có vẻ vũ phu, bạo hành, vô văn minh, nguyên thuỷ thế. Họ không vậy đâu. Toàn thể nỗ lực là để cho bạn kẽ hở khỏi tính cực — không cho phép bạn thoát vào bất kì cực nào của tâm trí bình thường của bạn, đẩy bạn vào chỗ nào đó bên ngoài nó.
Khi Lâm Tế được hỏi điều tinh tuý của giáo huấn Phật giáo là gì, ông ấy bước ngay xuống khỏi chỗ ngồi và, tóm lấy cổ áo người hỏi, tát vào mặt anh ta, và để anh ta đi. Anh ta đứng đó, ngớ người ra.
Người đứng cạnh bình luận, “Sao ông không cúi lạy?” Điều này đánh thức anh ta ra khỏi ngơ ngẩn; và khi anh ta cúi lạy Thầy, anh ta có tỏ ngộ đầu tiên.
Cái gì đã xảy ra? Sự trao đổi rất kì lạ. Anh ta đã hỏi thầy một câu hỏi: “Tinh tuý của giáo huấn Phật giáo là gì?” và and ta nhận cái tát trước đám đông — chắc đó là các đệ tử của Lâm Tế. Anh ta đã không chờ đợi điều đó. Nó đã là bất ngờ thế; đó là cái đẹp của nó. Khi cái gì đó được trông đợi xảy ra, tâm trí bạn có thể tiếp tục theo cách thường lệ.
Bây giờ nếu người này lại đi tới Lâm Tế và hỏi cùng câu hỏi này lần nữa và bị tát, sẽ chẳng có gì trong việc đó. Anh ta sẽ mong đợi điều đó. Thầy với phẩm chất của Lâm Tế hay Đầu Tử sẽ không tát bạn lần nữa đâu; thầy sẽ tìm cách khác. Thầy có thể cúi lạy và chạm chân bạn.
Thiền sư phải vẫn còn là bất ngờ. Một khi bạn biết câu trả lời của thầy, chúng không còn là câu trả lời nữa; một khi bạn biết trước cái gì đó, tâm trí bắt đầu thêu dệt các hình mẫu quanh điều đó — nó đã biết rồi. Tâm trí chỉ có thể bị choáng và bị lôi ra khỏi mơ màng của nó bởi cái gì đó tuyệt đối bất ngờ. Đây là kĩ thuật đó: cái bất ngờ. Và cái bất ngờ giúp đỡ. Cái bất ngờ giữ cho bạn ở chỗ bạn đang vậy; cái bất ngờ gây xóc cho bạn ra khỏi mơ màng của bạn.
Nhưng ngay cả việc tát đã không giúp đỡ. Lâm Tế đã tát người này, anh ta đã bị ngớ người ra; anh ta phải đã trở nên sợ, anh ta phải đã bị rất choáng. Nhưng anh ta vẫn không ra khỏi điều đó, anh ta vẫn bám lấy cùng bình diện này. Anh ta có thể đã nổi giận, hay anh ta có thể đã nghĩ đánh trả. Và thế rồi ai đó từ đám đông — phải là một người có hiểu biết lớn — ai đó trong đám đông đã nói, “Sao ông không cúi lạy?” Bây giờ điều này thậm chí còn bất ngờ hơn. Ai đó đánh bạn, tát bạn, và bạn phải cúi lạy người đó!
Nhưng người đã nói, “Sao ông không lạy?” đang biểu lộ sáng suốt lớn. Người đó đang nói, “Thầy đã từ bi thế với ông. Không có lí do gì cho thầy làm nhiều thế — bước xuống, nắm lấy cổ áo ông và tát ông. Không có nhu cầu! Từ từ bi mà thầy đã làm nhiều thế cho ông, và ông đang làm gì đứng đó như thằng ngu? Ít nhất ông có thể cúi lạy, ít nhất ông phải cám ơn chứ!”
Điều này thậm chí còn bất ngờ hơn — rằng ai đó đánh bạn và bạn phải cám ơn. Nhưng người này đã hiểu. Anh ta phải đã nhìn vào Lâm Tế ở khoảnh khắc đó — con người từ bi đó, đôi mắt từ bi đó, tình yêu đó — trong một khoảnh khắc đó anh ta phải đã thấy Phật đang đứng trước anh ta, chính hiện thân của chứng ngộ. Anh ta phải đã có thoáng nhìn, cửa sổ phải đã được mở ra, cái gì đó phải đã nhoáng lên. Vâng, anh ta đã hiểu: “Người này đã không đánh mình vì giận, vì hung hăng. Thầy không phải là kẻ thù của mình, thầy là bạn của mình. Chính là từ từ bi mà thầy đã đánh mình.” Một khi thoáng nhìn này bừng lên anh ta, anh ta cúi lạy. Trong chính việc cúi lạy đó, anh ta đã có tỏ ngộ đầu tiên.
Thiền đã mang vào trong thế giới những kĩ thuật chứng ngộ bất thần. Và cơ sở của tất cả chúng là: giữ người kia trong khoảnh khắc bất ngờ; làm bất kì cái gì, nhưng mang khoảnh khắc bất ngờ tới, trong đó người có liên quan không có câu trả lời trong quá khứ, không việc đoán nào là có thể, với điều đó quá khứ là tuyệt đối vô nghĩa. Quá khứ không thể cung cấp được bất kì câu trả lời nào, kí ức là bất lực — đó là nghĩa khi tôi nói ‘điều bất ngờ’ — khi bạn không thể tìm ra trong kí ức của bạn cái gì đó mà có thể trở thành câu trả lời cho ‘tại sao?’
Tại sao Đầu Tử nói điều này? Bạn đã hỏi: “Phật là gì?” Câu hỏi có ý nghĩa thế, một trong những câu hỏi có ý nghĩa nhất. Anh ta đã hỏi tất cả ba câu hỏi có ý nghĩa mà có thể được hỏi. Thứ nhất:
“Phật là gì?”
Đó là mục đích, chính mục đích của cuộc sống: trở nên chứng ngộ, đi tới điểm tự do hoàn toàn, biết hoàn toàn, sáng suốt, ý thức, bất tử. Anh ta đã hỏi mục đích:
“Phật là gì?”
Thứ hai, anh ta đã hỏi:
“Đạo là gì?”
Đạo ngụ ý con đường. Thứ nhất, mục đích; thế rồi con đường tới mục đích. Và thế rồi thứ ba, anh ta hỏi:
“Thiền là gì?”
Thiền ngụ ý phương pháp. Phương pháp, con đường, mục đích — có vậy thôi. Ba câu hỏi này là những câu hỏi liên quan duy nhất để được hỏi bởi người thông minh. Toàn thể tôn giáo không là gì ngoài câu trả lời cho ba câu hỏi này: mục đích, con đường, phương pháp.
Phương pháp mang bạn tới con đường, con đường mang bạn tới mục đích. Phương pháp giúp giữ bạn đi trên con đường, và con đường dẫn bạn tới mục đích. Đây là toàn thể khoa học của tôn giáo.
Tôn giáo có thể được định nghĩa trong ba phân loại: phương pháp luận, con đường và mục đích. Người hỏi này đã hỏi những câu hỏi liên quan nhất mà có thể được hỏi, và ở đây các câu trả lời tới mà tuyệt đối không liên quan.
“Phật là gì?”
Và Đầu Tử nói: “Phật!”
Ông ấy không trả lời câu hỏi của bạn, ông ấy ném bạn trở lại bản thân bạn. Ông ấy nói rằng định nghĩa một từ này bằng từ khác là rơi vào trong quay lui vô hạn. Cố hiểu điều này đi.
Bạn không thể định nghĩa cái không biết này bằng cái không biết khác… hay bạn có thể? Cái kia là không biết chừng nấy…. Chẳng hạn, nếu ông ấy nói, “Phật là chứng ngộ,” nó chẳng giải quyết được bất kì cái gì. Người này sẽ hỏi, “Chứng ngộ là gì?” Và ông ấy có thể định nghĩa nó bằng từ khác nào đó, nhưng không cái gì được giải quyết. Người này sẽ hỏi, “Cái đó là gì?” Bạn có thể tiếp tục từ A tới XYZ, chẳng cái gì được định nghĩa. Từng từ dẫn tới từ khác mà cũng không được định nghĩa nhiều như từ thứ nhất. Đây là quay lui vô hạn.
Đó là chỗ chúng ta bị mắc — trong quay lui vô hạn. Vì chúng ta không thể đi tới chính tận cùng của việc hỏi, đó là lí do tại sao chúng ta không nhận biết về nó. Ai đó hỏi, “Yêu là gì?” và bạn trả lời — không biết sự kiện rằng các thuật ngữ mà bạn dùng để định nghĩa yêu bản thân chúng là không thể định nghĩa được. Cho nên vấn đề là gì? Tôi hỏi bạn, “A sống ở đâu?” Bạn nói, “Ngay bên cạnh B,” và tôi bị phân vân như trước, vì tôi không biết B sống ở đâu. Cho nên tôi hỏi bạn, “B sống ở đâu?” và bạn nói, “Ngay bên cạnh C — anh ta là hàng xóm của C.” Bạn đang trả lời tôi, nhưng tôi không biết C này sống ở đâu! Cho nên bạn tiếp tục, nó là cái vòng luẩn quẩn. Bạn trả lời câu hỏi của tôi bằng câu đố khác. Nó sẽ không giúp gì. Làm sao nó có thể giúp được? Tôi không biết A, tôi không biết B, tôi không biết C. Thay vì giúp tôi bạn đang để tôi vào trong đống lộn xộn.
Lúc ban đầu chỉ có một câu hỏi: “A sống ở đâu?” Bây giờ có ba nghìn câu hỏi: “B sống ở đâu? C sống ở đâu…?” Bạn đang làm tôi lẫn lộn, bạn đã không giúp đỡ. Và khi Đầu Tử nói, “Phật là Phật.” Ông ấy đang cố không làm lẫn lộn bạn thêm nữa. Bạn đã bị lẫn lộn rồi. Ông ấy nói, “A là A.” Ông ấy ngụ ý cái gì? Chỉ dẫn của ông ấy là gì?
Ông ấy đang nói, “Phật có thể được biết nhưng không thể được giải thích.” Ông ấy đang nói, “Ta không thể nói bất kì cái gì về Phật, nhưng ta có thể chỉ cho ông cách là Phật. Phật là Phật. Khi ông đã trở thành Phật ông sẽ biết. Không có cách khác để biết. Nếu ông không là Phật, bất kì cái gì ông biết sẽ không phải là vấn đề — sẽ không bao giờ là vấn đề.”
Cho nên việc lặp thừa là cực kì có ý nghĩa. Nó có thể không có bất kì nghĩa nào, nhưng nó có ý nghĩa lớn lao. Ý nghĩa này phải được thấy. Đầu Tử nói, ” Phật là Phật.” Ông ấy không giúp bạn nghĩ thêm bất kì cái gì về Phật. Ông ấy đơn giản mang bạn tới dấu chấm hết. Ông ấy nói, “Dừng! Không đi vào lời vì lời này dẫn tới lời khác, và thế thì không có kết thúc cho nó.” Lời giống như người Ấn Độ — họ không tin vào kiểm soát sinh đẻ. Lời này liên tục cho sinh ra lời khác và lời khác và lời khác, nó tiếp diễn mãi. Và bạn sẽ sớm trong đống lộn xộn, trong đám đông những lời, tới mức bạn sẽ quên câu hỏi nguyên thuỷ của bạn là gì.
Bertrand Russell đã viết trong tự tiểu sử của ông ấy: “Khi tôi còn trẻ và tôi vào đại học để học triết học, tôi đã đi với ý tưởng rằng tôi sẽ nhận được ít nhất vài câu trả lời cho câu hỏi cơ bản về sự sống.” Ở tuổi chín mươi ông ấy nhớ rằng ông ấy đã ở trong đại học, không chỉ như sinh viên mà như giáo sư và như triết gia lớn — ông ấy đã là một trong những triết gia phổ biến nhất thế kỉ này — và chung cuộc ông ấy nói: “Duy nhất một điều tôi có thể nói về triết học và đó là: nó không bao giờ trả lời một câu hỏi. Nó đơn giản tạo ra những câu hỏi mới thay vì câu hỏi cũ — phức tạp hơn nhiều, bí ẩn hơn nhiều.”
Khi một người đi tới triết học, người đó tới với những câu hỏi rất hồn nhiên. Triết học không trả lời. Triết học đơn giản làm cho người đó tinh ranh hơn trong việc trả lời các câu hỏi. Người đó trở nên nói giỏi hơn. Người đó hỏi theo cách logic hơn, có vậy thôi.
Triết học đã không giải một câu hỏi riêng nào suốt nhiều thời đại. Đó là điều Đầu Tử ngụ ý khi ông ấy nói: “Phật là Phật. Đừng đi vào trong triết lí!” — đó là điều ông ấy đang nói. “Nếu ta trả lời ông rằng Phật là cái này hay cái kia, cuộc hành trình bắt đầu — cuộc hành trình không đi tới kết thúc. Ông sẽ trở thành triết gia lớn. Cho nên tốt hơn cả ông dừng ở bước thứ nhất! Đừng đi vào trong nó! Cái này dẫn tới cái khác, và thế thì không có cách nào dừng lại. Và thế thì quay về nhà là lại là cuộc hành trình dài. Tốt hơn cả là không đi vào cuộc hành trình này. Dừng lại ở đây bây giờ!” Đó là điều Đầu Tử ngụ ý khi ông ấy nói, “Phật là Phật, Đạo là Đạo, Thiền là Thiền.” Ông ấy đang nói, “Dừng việc nói ra lời đi! Bỏ trò chơi ngôn ngữ này đi!” Nhưng ông ấy không im lặng.
Ông ấy có thể đã im lặng và đơn giản chỉ dẫn: “Bỏ trò chơi ngôn ngữ này đi; giữ im lặng.” Điều đó chắc sẽ không là vấn đề nữa — vì bạn có thể giữ im lặng và tâm trí tiếp diễn bên trong, huyên thuyên. Thực ra, khi bạn ngồi im lặng nó huyên thuyên còn nhiều hơn bao giờ, vì khi bạn đang nói cho mọi người bạn ném năng lượng ra, bạn liên tục tẩy rửa. Nhưng khi bạn không nói cho bất kì ai, tâm trí liên tục tích luỹ năng lượng, và liên tục chuyển động bên trong điên hơn.
Chỉ bằng việc ngồi im lặng, không cái gì sẽ xảy ra. Cây là im lặng, đá là im lặng — chúng không biết chân lí là gì. Một loại im lặng khác được cần tới — im lặng nảy sinh từ việc hiểu cái vô tích sự của lời và phần phủ định của lời — im lặng. Khi ngôn ngữ và im lặng cả hai đều bị bỏ đi, nảy sinh một loại im lặng mới toàn bộ, an bình — nhưng sống động, rung động, đập rộn ràng cùng sự sống. Im lặng mà có điệu vũ trong nó, im lặng mà giống bài ca nhiều hơn im lặng của nghĩa địa. Im lặng có giai điệu, im lặng có âm nhạc thiên đường trong nó. Im lặng mà nói — không trong lời, nhưng nói tất cả cùng một điều. Im lặng mà có tính sáng tạo, cái không chỉ là thiếu vắng tiếng ồn. Cố hiểu điều đó đi.
Bạn có thể đi tới bác sĩ. Ông ấy có thể khám cho bạn, ông ấy có thể kiểm tra toàn diện — kiểm kĩ lưỡng, và ông ấy có thể nói bạn không ốm; nhưng điều đó không có nghĩa rằng bạn có mạnh khoẻ. Bạn có thể không ốm, nhưng có mạnh khoẻ là điều khác toàn bộ. Không bị ốm là có tính tiêu cực; nó đơn giản nói bạn không bị lao, bạn không bị ung thư, bạn không có cái này và cái nọ, huyết áp của bạn là được, tim bạn đang vận hành tốt — mọi thứ là được. Bạn không có bất kì bệnh nào. Nhưng không có bệnh nào không phải là có mạnh khoẻ! Mạnh khoẻ là điều khác toàn bộ. Mạnh khoẻ là hiện tượng tích cực, sự hiện diện của cái gì đó. Mạnh khoẻ là tích cực như bệnh.
Bệnh là sự hiện diện của lao phổi hay ung thư. Mạnh khoẻ cũng là sự hiện diện — của kinh nghiệm mới về hạnh phúc. Bạn đầy niềm vui tới mức bạn sẵn sàng bung ra, tới mức bạn sẵn sàng nở bung hoa. Mạnh khoẻ không chỉ là thiếu vắng bệnh; nó là cái gì đó tích cực theo quyền riêng của nó.
Im lặng thực cũng như vậy — nó không chỉ là việc thiếu vắng tiếng ồn. Đó là lí do tại sao Đầu Tử đã không thể là im lặng; ông ấy phải nói cái gì đó. Nhưng ông ấy đã phải nói nó theo cách mà việc nói trở thành việc trình diễn.
Để tôi lặp lại điều đó: Chân lí không thể được nói ra, nhưng có thể được trưng ra. Những lời này mà Đầu Tử dùng là vô nghĩa; những lời được Đầu Tử dùng không được dùng như lời mà như tiếng hét! Chỉ để đánh tâm trí người khác tới chỗ dừng. Chúng trình ra cái gì đó. Ông ấy đang nói, “Đừng hỏi câu hỏi. Để tôn giáo là việc truy tìm của ông, không phải là câu hỏi. Để tôn giáo là kinh nghiệm của ông, không là việc giải thích. Nếu ông thực sự muốn biết Phật là gì, ta ở đây! Trông đấy! Phật là Phật. Ta ở đây. Nhìn vào trong ta, và nhìn vào trong bản thân ông — ông cũng là Phật.”
Từ “Thiền: con đường của nghịch lí”, t.3, ch.5