Và điều này không chỉ là vật lí hiện đại mà điều này là toàn thể triết lí đằng sau khoa học thôi miên, suốt nhiều thời đại từ Mesmer tới Coue. Đây là toàn thể triết lí của việc thôi miên, thuật thôi miên: Tin nó, và nó sẽ là vậy. Coue thường dạy bệnh nhân của ông ấy, ‘Cứ tin rằng ông đang khá lên mọi ngày, rằng ông đang mạnh khỏe hơn mọi ngày. Tin vào nó đi.’ Và nếu bạn tin đúng, nếu bạn thực sự tin mà không có hoài nghi nào, nó xảy ra. Bệnh có thể biến mất — bạn có thể làm cho nó biến mất. Nếu bạn tin đúng, bệnh nhất định biến mất. Nếu bạn bắt đầu tin vào bệnh thế thì bệnh sẽ ở lại đó, và sẽ liên tục tăng lên.
Đó là lí do tại sao thôi miên cực kì có giá trị, vì mọi người sống trong tâm trí của họ. Vì mọi người sống trong tâm trí của họ, thôi miên có thể là giúp đỡ lớn. Nó có thể cho bạn niềm tin tốt hơn. Nó không thể cho bạn thực tại, nhớ lấy, nhưng nó có thể cho bạn niềm tin tốt hơn. Tin rằng bạn khỏe là tốt hơn tin rằng bạn yếu. Nếu bạn tin bạn ốm, bạn trở nên ốm.
Tôi đã là sinh viên trong đại học, và một trong các giáo sư của tôi đã rất chống lại thôi miên. Và tôi bao giờ cũng là người yêu nó — vì theo cả hai cách thôi miên là rất quan trọng. Thứ nhất, nó có thể giúp bạn sống trong hệ thống niềm tin tốt hơn. Thứ hai, nó có thể làm cho bạn nhận biết rằng nó toàn là hệ thống niềm tin thôi — ốm và khỏe, mạnh và yếu, hạnh phúc và bất hạnh, cõi trời và địa ngục, tất cả đều là các hệ thống niềm tin. Thôi miên sẽ chỉ cho bạn điều đó nữa.
Cho nên thôi miên có thể giúp bạn sống trong mơ tốt hơn, một điều. Và thôi miên có thể giúp bạn nhận biết rằng tất cả là việc mơ. Và thế thì bạn lấy bước khác vào trong thôi miên cao hơn — và thôi miên cao hơn này trở thành giải thôi miên. Thôi miên cao hơn này ngụ ý bỏ thôi miên. Viết rõ điều đó, rằng bạn có thể đổi niềm tin của bạn và bạn có thể đổi thực tại của bạn, một ngày nào đó bạn đi tới nhận ra ra rằng bây giờ bạn có thể bỏ mọi niềm tin — và mọi thực tại tương đối biến mất. Thôi miên đã không lấy bước tối thượng của giải thôi miên. Thật ra, các nhà thôi miên nghĩ rằng giải thôi miên là cái gì đó chống lại khoa học của họ. Nó không phải vậy. Nó là trưởng thành tối thượng của nó. Bắt đầu qua thôi miên, đạt tới giải thôi miên.
Thiền là giải thôi miên. Mọi tôn giáo khác đều là thôi miên, cho nên mọi tôn giáo khác chỉ là bắt đầu. Thiền là mục đích tối thượng. Không tôn giáo khác nào sẽ hoàn thành cho bạn; nó sẽ cho bạn hệ thống niềm tin tốt hơn, nó sẽ làm cho bạn hạnh phúc hơn. Và bạn có thể thấy điều đó — ở Mĩ bây giờ có mọi thứ, và mọi người không hạnh phúc. Họ có thôi miên sai.
Ở Ấn Độ, mọi người không có bất kì cái gì để hài lòng, và dầu vậy họ vẫn hài lòng. Họ có một loại thôi miên tốt hơn — khác biệt chỉ là về thôi miên. Mĩ có mọi thứ để hài lòng, móc nối bị thiếu phải là ở chỗ thôi miên tốt hơn không có đó — thật ra, một thái độ rất sai. Cho nên bạn có tất cả. Xã hội là sung túc, giầu có, khoa học đã cho bạn cả nghìn lẻ một vật dụng để sống. Nhưng dầu vậy vẫn khổ. Vì một thứ bị thiếu — chỉ khoa học sẽ không giúp được gì mấy, chừng nào bạn chưa thay đổi hệ thống niềm tin của bạn.
Ở Ấn Độ bạn có thể thấy người ăn xin, và hài lòng như hoàng đế. Người đó không có gì để hài lòng, nhưng một điều người đó có — người đó có niềm tin thôi miên. Người đó tin rằng đây là cách Thượng đế đã làm ra nó. ‘Đây là cách Thượng đế muốn tôi là vậy, và Thượng đế chăm nom. Đây là số phận của tôi.’ Người đó đã cam chịu với nó. Người đó nghĩ, ‘Mình đã làm nghiệp xấu trong quá khứ, đó là lí do tại sao mình là người ăn xin. Không thêm nghiệp xấu nữa, kiếp sau mình sẽ là hoàng đế.’ Được kết thúc. Đơn giản. Điều duy nhất là, bây giờ người đó sẽ không làm bất kì nghiệp xấu nào. Và quá khứ là quá khứ — bạn có thể làm được gì? Bạn không thể làm được bất kì cái gì về nó, cho nên tại sao lâm vào khổ một cách không cần thiết?
Khổ tới khi bạn nghĩ bạn có thể làm cái gì đó về nó. Thế thì có bác bỏ, thế thì có không chấp nhận thực tại như nó vậy. Ở Ấn Độ mọi người chấp nhận — họ đành cam chịu với số phận, và họ hài lòng. Họ chẳng có gì để hài lòng — chỉ là niềm tin, hệ thống niềm tin. Một hệ thống niềm tin tốt hơn nhiều so với cách sống của người Mĩ.
Cách sống của người Mĩ được bắt rễ trong thôi miên sai, rằng bạn không thể hài lòng — điều đó được bắt rễ sâu ở đó. Bạn không thể hài lòng nếu ai đó khác có xe to hơn xe của bạn — làm sao bạn có thể hài lòng được? Làm sao bạn có thể hài lòng nếu ai đó khác có nhà to hơn nhà của bạn? Làm sao bạn có thể hài lòng? — ai đó khác là tổng thống, còn bạn không là tổng thống. Làm sao bạn có thể hài lòng? — ai đó đã lấy một người đàn bà đẹp, bạn bỏ lỡ. Làm sao bạn có thể hài lòng? Cho nên bất kì cái gì bạn có không bao giờ là đủ, vì người khác có nhiều vui hơn, nhiều sống hơn — nhiều cực lạc hơn có đó. Bạn liên tục so sánh.
Ở phương Đông, bất kì cái gì bạn có đều là món quà của Thượng đế. Đây là điều ngài muốn bạn nhận: nhận nó với lòng biết ơn đi. Điều đó không có tính so sánh, điều đó không trong so sánh với người khác. Đó là việc chấp nhận đơn giản. Hệ thống niềm tin này cho thái độ lành mạnh hơn. Thôi miên có thể dạy bạn cách có thái độ lành mạnh hơn, cách có thái độ tích cực hơn, cách được nghiện với những niềm tin khẳng định — mọi người bị nghiện với những niềm tin phủ định. Đó là điều các tôn giáo khác làm; đó là một nửa công việc. Tốt — vì có niềm tin khẳng định là tốt hơn có niềm tin phủ định. Thay vì tạo ra khổ bằng việc có niềm tin phủ định, tốt hơn cả là tạo ra niềm vui bằng việc có niềm tin khẳng định.
Nhưng nhớ, Thiền nói, cả hai đều là các niềm tin. Khổ và sướng, cả hai đều là những kết cấu tâm trí của bạn. Nó không là thực, nó không thực sự là thực.
Có trạng thái thứ ba của việc hiện hữu nơi mọi niềm tin bị bỏ đi — phủ định và khẳng định, tất cả, toàn thể. Khi mọi niềm tin bị bỏ đi, thế thì nó là thực. Và thực tại đó không là khổ không là sướng. Khổ bắt nguồn từ hệ thống niềm tin nào đó, sướng bắt nguồn từ hệ thống niềm tin đối lập. Và khi bạn bỏ mọi hệ thống niềm tin, nó là tính hiện hữu thuần khiết. Không có hạnh phúc, không có bất hạnh. Không có cõi trời, không có địa ngục.
Cõi trời là niềm tin, địa ngục là niềm tin. Và có mọi khả năng rằng những người tin rằng họ đã phạm tội sẽ đi xuống địa ngục. Có mọi khả năng — họ đang tạo ra nó. Bằng việc tin nó, họ đang tạo ra nó. Bạn có quan sát không? Một ngày nào đó bạn đi ngủ với nỗi sợ trong tâm trí, đau khổ, lo âu — và ban đêm bạn thấy những giấc mơ địa ngục. Bạn bị tra tấn, bạn đã bị tống vào trại tập trung bởi Adolf Hitler, và người của ông ta đang tra tấn bạn, giết bạn. Bạn bị ném từ đỉnh núi, và đá đang rơi lên ngực bạn… và bạn có thể tạo ra.
Đi ngủ với những ý tưởng, mơ đẹp và bạn sẽ có mơ dịu ngọt. Bạn tạo ra mơ của bạn. Cõi trời và địa ngục là những hiện tượng được tạo ra. Người tin người đó là tội nhân sẽ đi vào địa ngục, và người tin rằng người đó là thánh nhân và người đó đã không bao giờ làm bất kì hại nào cho bất kì ai, sẽ đi lên cõi trời.
Nhưng Thiền nói cả hai đều là những hệ thống niềm tin. Cả hai là bịa đặt của bạn, cả hai là không thực. Nếu bạn phải chọn giữa hai cái không thực, tốt hơn cả là chọn cái không thực mà khẳng định hơn là chọn cái không thực mà phủ định. Đó là bước đầu tiên của thôi miên — và thôi miên vẫn còn lẩn quất quanh nó. Thôi miên cần chút ít hiểu biết thêm, chút ít sáng suốt thêm. Thôi miên cần việc trút xuống của Thiền.
Nếu Thiền trút xuống thôi miên, thôi miên sẽ có dũng cảm lấy bước khác, bước xa hơn, vào trong giải thôi miên. Thứ nhất, giúp mọi người thay đổi hệ thống niềm tin của họ. Đó là điều Santosh liên tục làm ở đây — anh ấy cố kéo bạn ra khỏi sự phủ định của bạn để sang khẳng định. Và một khi anh ấy đã kéo bạn ra, tôi kéo bạn ra khỏi tính khẳng định của bạn nữa. Cho nên bất kì cái gì Santosh làm, tôi liên tục hoàn tác lại — tôi phải làm điều đó.
Nhớ, dễ đem bạn ra khỏi tính khẳng định hơn là đem bạn ra khỏi tính phủ định của bạn. Điều đó nữa cũng là cái gì đó cần được hiểu. Mọi người bám lấy khổ nhiều hơn. Mọi người đã được huấn luyện để là khổ lâu tới mức họ bám lấy khổ nhiều hơn. Và có lí do nào đó nữa: trong khổ bản ngã tồn tại. Cho nên bạn bám nhiều hơn, vì khổ cho bạn cơ hội hiện hữu. Khi bạn khổ, bản ngã có đó rất rất nhiều. Khi bạn sướng, bản ngã thảnh thơi.
Mọi người sẵn sàng thoát ra khỏi sướng của họ hơn là họ sẵn sàng thoát ra khỏi khổ của họ. Điều này là lạ, nhưng đây là quan sát của tôi, khi làm việc với hàng nghìn người. Người sướng dễ dàng sẵn sàng bỏ niềm tin của mình; với người bất hạnh rất khó bỏ niềm tin của người đó. Người bất hạnh bám víu. Người đó chẳng có cái gì khác, chỉ có mỗi khổ, nhưng dầu vậy người đó vẫn bám. Người đó nói, ‘Nếu tôi làm mất khổ của tôi thế thì cái gì có đó? Ngay cả khổ cũng mất rồi! Ít nhất khổ là quen thuộc. Và tôi đã sống cùng nó lâu thế, chúng tôi đã trở thành bè bạn.’
Người sướng sẵn sàng, vì nhiều lí do. Một, người sướng có thể tin rằng nhiều sướng hơn là có thể. Người bất hạnh không thể tin được điều đó. Người bất hạnh nghĩ, ‘Nếu mình làm mất bất hạnh này mình có thể rơi vào trong bất hạnh thậm chí sâu hơn.’ Người bất hạnh là rất phủ định, bi quan. Người đó biết rằng sống không bao giờ cho bất kì hạnh phúc nào. Cho nên dù là bất kì cái gì, bám lấy nó, không làm mất nó — bằng không bạn có thể trở nên thậm chí bất hạnh hơn. Và khổ mới là tệ hơn khổ cũ nhiều. Với khổ cũ bạn đã trở nên được điều chỉnh, với khổ mới bạn phải trở nên được điều chỉnh.
Nhưng người hạnh phúc cảm thấy lạc quan hơn. Người đó đã thấy hạnh phúc, người đó có thể tin cậy nhiều hơn. Người đó có thể cố gắng — người đó có thể liên tục đi trong cuộc phiêu lưu. Người đó có thể đi ra bên ngoài chút ít giới hạn của cái đã biết, để xem — ‘Có thể cũng có nhiều hạnh phúc hơn. Có thể vẫn có trạng thái tâm thức cao hơn.’
Đó là lí do tại sao tôi nói bất kì khi nào một nước đang trong khổ sâu nó mất tiếp xúc với tôn giáo. Bất kì khi nào một nước là hạnh phúc nó giữ tiếp xúc nhiều hơn với tôn giáo. Người hạnh phúc có thể trở thành có tính tôn giáo dễ dàng hơn người bất hạnh. Người bất hạnh trở thành người cộng sản, người phát xít. Người hạnh phúc có thể đi tới những trạng thái cao hơn — họ có nhiều tự do hơn, nhiều sôi nổi hơn. Và nhiều tin cậy hơn. Họ có thể tin cậy sự sống — nó đã cho họ cái gì đó, có thể còn có nhiều thứ nữa tới.
Toàn thể khoa học thôi miên là điều này, rằng chúng ta tạo ra cuộc sống riêng của chúng ta tương ứng theo hệ thống niềm tin của chúng ta. Do đó, nếu bạn muốn biết cái thực một cách thực sự, bạn phải bỏ mọi niềm tin — khẳng định, phủ định, tất cả, toàn bộ.
Liên tục quan sát cách bạn nhìn vào mọi sự. Từng cái nhìn sẽ chỉ ra cho bạn một loại niềm tin nào đó đằng sau nó. Từng cái nhìn lại là một cách diễn đạt của hệ thống niềm tin. Quan sát đi. Bất kì cái gì bạn nói, bất kì cái gì bạn thấy, bất kì cái gì bạn diễn giải, liên tục quan sát một cách im lặng về hệ thống niềm tin của bạn được phản xạ ở mọi nơi thế nào.
‘Chim trên cánh,’ nhà thơ nói. ‘Nhưng điều đó là ngớ ngẩn,’ nhà logic cãi lại. ‘Cánh trên chim.’
Điều đó là tùy ở cách bạn nhìn sự sống. Nhà thơ có thể nói, ‘Chim trên cánh.’ Nhưng nhà logic, ông ta có cách tiếp cận khác. Ông ta không thể nói, ‘Chim trên cánh’ — điều đó là ngớ ngẩn. ‘Cánh trên chim’ — điều đó là logic hơn, có tính sự kiện hơn, gần hơn với thực tại mà nhà logic đang sống trong.
Là một Thiền sư lớn, Lão sư Taji, đang sắp chết, các đệ tử cấp cao của ông ấy tụ tập bên giường. Một người trong số họ, nhớ lão sư rất thích một loại bánh nào đó, đã bỏ ra nửa ngày đi tìm cửa hành bánh ở Tokyo làm loại bánh này, giờ anh ta trình ra cho Lão sư Taji. Với nụ cười nồng hậu, lão sư sắp chết nhận miếng bánh và chậm rãi bắt đầu nhai nó. Khi lão sư mỗi lúc một yếu hơn, các đệ tử nghiêng người gần lại và hỏi liệu ông ấy có lời cuối cùng nào dành cho họ không.
‘Có,’ lão sư đáp.
Các đệ tử háo hức nghiêng người thêm. ‘Xin thầy nói cho chúng tôi!’
‘Lời của ta, nhưng cái bánh này ngon tuyệt!’ Và với điều đó ông ấy chết.
Thiền sư không nói về Thượng đế, không nói về chết, không nói về cõi bên kia. Ông ấy nói về cái ngay tức khắc. Ông ấy đã nhai miếng bánh này; giờ đây là thực tại. Tại khoảnh khắc này, đây là điều cái thực là gì. Cái ngay tức khắc là cái thực. Câu trả lời là rất bất ngờ: ‘Lời của ta, nhưng cái bánh này ngon tuyệt!’ — hiện diện với khoảnh khắc này thế. Bạn không thể tưởng tượng Ramakrishna nói điều đó. Bạn không thể tưởng tượng người Ki tô giáo nói điều đó, bạn không thể tưởng tượng người Mô ha mét giáo nói điều đó — không thể được. Duy nhất Thiền sư….
Tại khoảnh khắc này, cái ngon này trong mồm ông ấy là Thượng đế. Đây là chân lí tại khoảnh khắc này. Chân lí của khoảnh khắc này là mọi thứ đang có đó. Ngay cả khi sắp chết, Thiền sư sẽ không mang vào bất kì hệ thống niềm tin nào, sẽ không mang vào trong tâm trí của ông ấy. Ông ấy sẽ vẫn còn thực với bất kì cái gì đang có.
Tôi đã đọc một giấc mơ hay của J. B. Priestly. Suy ngẫm về nó đi.
‘Tôi đã mơ tôi đang đứng trên đỉnh của một tòa tháp rất cao, một mình, nhìn xuống vô số chim đang bay lượn theo một hướng; mọi loại chim có đó, mọi chim trên thế giới. Đó là một cái nhìn cao quí, dòng sông chim trong không trung bao la này.
‘Nhưng bây giờ theo một kiểu cách huyền bí nào đó bánh răng đã bị đổi, và thời gian tăng tốc, cho nên tôi đã thấy các thế hệ chim, đã quan sát chúng mổ vỡ vỏ trứng, vẫy cánh vào đời, yếu đi, loạng choạng và chết. Cánh trở nên xác xơ; những thân thể đã từng béo tốt và thế rồi trong một chớp lóe, chảy máu và teo lại; và chết giáng xuống mọi nơi và mọi giây phút. Hữu dụng gì cho mọi việc vật lộn mù quáng này hướng tới sống, cố gắng năng nổ này của những đôi cánh, mọi nỗ lực sinh học vô nghĩa khổng lồ này? Khi tôi bắt đầu nhìn xuống, dường như thấy chút ít lịch sử thấp bé của mọi sinh linh gần như trong một thoáng nhìn, tôi cảm thấy đau buồn. Chắc sẽ tốt hơn nếu không có con nào trong chúng, không có người nào trong chúng ta, đã được sinh ra, nếu cuộc vật lộn này dừng lại mãi mãi.
‘Tôi đứng trên tháp, vẫn một mình, bất hạnh một cách ghê gớm, nhưng bây giờ bánh răng đã lại đổi và thời gian trôi qua còn nhanh hơn, và nó xô đi với tốc độ chim không thể biểu lộ bất kì chuyển động nào mà giống như cánh đồng rộng lớn được gieo bởi các lông chim. Nhưng dọc theo cánh đồng này, lập loè qua bản thân các thân xác, bây giờ một loại ngọn lửa trắng trôi qua, chập chờn, nhảy múa, rồi vội vàng trôi tiếp: và ngay khi tôi nhìn thấy nó tôi biết ngọn lửa này đã là bản thân sự sống, chính tinh hoa của hiện hữu.
‘Và thế rồi điều xuất hiện cho tôi, trong cực lạc tăng tốc, là không cái gì thành vấn đề, không cái gì đã bao giờ có thể thành vấn đề, vì không cái gì khác đã là thực ngoài sự lướt qua vội vàng run run của hiện hữu này. Chim, người hay sinh vật còn chưa thành hình và mầu sắc, tất cả không vì lí do gì ngoại trừ ngọn lửa sự sống này đi qua chúng. Nó không để lại cái gì để thương tiếc đằng sau nó; điều tôi đã nghĩ như thảm kịch đã chỉ là trống rỗng việc biểu lộ cái bóng, vì bây giờ mọi cảm giác thực đã được bắt giữ và được làm thuần khiết và được nhảy múa một cách cực lạc cùng với ngọn lửa trắng của sự sống. Tôi chưa bao giờ cảm thấy trước đây một hạnh phúc sâu như vậy, như tôi biết ở cuối giấc mơ của tôi.’
Đây là điều toàn thể sự sống của chúng ta là gì. Mơ của hành triệu hình tướng, mơ của hàng triệu cái tên, mơ của hàng triệu căn cước. Chúng ta trở thành cái này, chúng ta trở thành cái kia. Chúng ta được sinh ra, chúng ta sống, chúng ta ta yêu, chúng ta làm cả nghìn lẻ một thứ, và chúng ta chết. Và thật ra, mọi thứ chỉ là hình tướng. Hình tướng trống rỗng, cái bóng trống rỗng.
Cái thực là ngọn lửa sự sống, ngọn lửa trắng của sự sống. Để biết ngọn lửa trắng của sự sống đó người ta phải bỏ mọi hình tướng khỏi mắt. Mắt phải trở thành trống rỗng hoàn toàn. Do đó, Thiền nhấn mạnh vào việc là trống rỗng. Nếu bạn muốn biết, là trống rỗng đi. Nếu bạn muốn biết, là hư không đi. Nếu bạn muốn biết, biến mất trong tính không đi. Chỉ trong tính không đó bạn sẽ thấy ngọn lửa sự sống. Mọi hình tướng biến mất. Cây không còn là cây và người không còn là người và chim không còn là chim. Đó là một sự sống, một sự sống vô hạn.
Nhưng để biết sự sống vô hạn đó, người ta phải bỏ việc sống trong hình tướng.
Từ “Thiền: Con đường của nghịch lí”, t.2, ch.5