Bạn có thể làm được gì? Bất kì người nào có thể làm được gì? Vẫn còn là người ngu đi, trở thành ngu hoàn hảo. Chấp nhận điều đó đi. Tại sao bạn phải hỏi về làm cái gì đó? Cái gì sai trong việc là người ngu? Thảnh thơi cùng nó đi. Tận hưởng nó. Tiếp tục tồn tại trong nó đi.
Có một phát biểu của William Blake: Người ngu cứ tồn tại trong cái ngu của mình sẽ trở thành khôn. Cho nên cứ tồn tại trong nó đi. Còn lại với nó. Đừng cố làm bất kì cái gì khác vì nếu người ngu cố làm cái gì đó điều đó sẽ là ngu, nó sẽ bắt nguồn từ cái ngu của bạn và bạn sẽ làm cái gì đó sai. Tốt hơn cả là giữ yên tĩnh. Đó là lí do tại sao Thiền nhân nói ‘Ngồi im’.
Xin đừng làm bất kì cái gì vì bất kì cái gì bạn làm đều sẽ là sai. Bạn có thể làm gì từ cái ngu của bạn? Người ngu cố trở thành khôn – điều đó có thể được không? Làm sao điều đó là có thể? Người ngu cố trở thành khôn – trong chính khôn của người đó, người đó sẽ vẫn còn là người ngu.
Bạn có thể thấy những người ngu như thế trên khắp thế giới, và thậm chí nhiều hơn thế ở Ấn Độ. Ở đây có những học giả lớn, bác học lớn, và nếu bạn nhìn chỉ sâu hơn chút ít bạn sẽ thấy chỉ người ngu đang phí hoài cuộc sống của họ trong sự uyên bác vô dụng, phí hoài năng lượng vô cùng vào chặt chẻ logic, trong ngôn ngữ, trong văn phạm, trong cái này và cái nọ. Họ bốc mùi dầu hoả, từ việc đọc muộn trong đêm. Họ bốc mùi của chết; sống không có đó. Những người ham đọc sách đã đánh mất mọi dấu vết của nhựa sống của sự sống. Họ là kẻ ngu lớn với một cái ngu mới được thêm vào: họ nghĩ rằng họ là khôn.
Không, tôi sẽ không nói rằng bạn phải làm bất kì cái gì. Đừng làm bất kì cái gì. Bạn là người ngu – vậy bạn là người ngu. Thượng đế muốn bạn là người ngu – tận hưởng nó đi. Cúng dường cái ngu của bạn cho Thượng đế, đó là món quà của bạn cho ngài. Bạn có thể cho lại ngài cái gì khác? – bất kì cái gì ngài cho, chúng ta có thể trả lại ngài. Thảnh thơi trong cái ngu của bạn đi. Lời khuyên của tôi sẽ có vẻ kì lạ nhưng đó là cách duy nhất để khôn nảy sinh một ngày nào đó.
Vâng, William Blake là đúng. ‘Người ngu cứ tồn tại trong cái ngu của mình sẽ trở thành khôn.’
Và tại sao bạn muốn trở thành ai đó khác? Tại sao? Cạnh tranh này, tham vọng này, đem bản ngã vào. So sánh này là có tính bản ngã. ‘Ai đó là khôn cho nên mình phải trở thành khôn.’ Tại sao? Để ai đó là khôn đi, đó là định mệnh của người đó. Cái gì sai trong cách thức bạn đang là vậy? Thế thì có sự đa dạng và có sự giầu có trong sự sống vì sự đa dạng.
Trong cảnh quan mùa xuân
không có tốt hơn hay xấu hơn.
Cành nở hoa mọc tự nhiên
cái dài, cái ngắn.
Đó là quan điểm Thiền. Bạn nhìn quanh: cây nào đó là cao, cây nào đó là thấp, cây nào đó là cây và cây nào đó chỉ là bụi cây. Nhưng không có ganh đua ở bất kì chỗ nào. Cây vô ưu không cố trở thành cây bách, cây bách không lo nghĩ về cây vô ưu. Cây bách không cảm thấy thấp kém vì cây vô ưu có lá to thế. Và chẳng cây nào lo nghĩ về cây phượng vĩ đang nở ra với nhiều hoa thế. Không ai lo nghĩ, không ai nghĩ về kẻ khác, mọi người ở trong hiện hữu riêng của mình một cách đích thực – cây vô ưu là cây vô ưu, cây bách là cây bách, cây phượng vĩ là cây phượng vĩ.
Bạn là bất kì cái gì bạn đang là, bất kì cái gì bạn đang là. Thảnh thơi ở đó. Để điều đó là thiền của bạn.
Và khôn sẽ nảy sinh. Khôn tới từ việc chấp nhận. Khôn không phải là việc kiếm được, khôn không là tri thức, khôn không là thông minh, khôn là phẩm chấp này của việc chấp nhận vô cùng – rằng bạn là hạnh phúc, rằng bạn mãn nguyện.
Nghĩ về cái đẹp của người hạnh phúc và mãn nguyện ngay cả với cái ngu của người đó. Người đó đã trở nên khôn. Bạn cần khôn thêm gì nữa? Một người được mãn nguyện với cái ngu của mình – bạn cần khôn thêm gì và khôn có thể làm được cái gì hơn?
Đừng cố kéo bản thân bạn bằng dây giầy của bạn. Chỉ hiện hữu. Khoảnh khắc bạn bắt đầu nói cái gì đó – rằng tôi muốn là cái này và tôi muốn là cái nọ – bạn đang phàn nàn, bạn đang nói cái gì đó chống lại Thượng đế. Bạn đang nói, ‘Tại sao ngài đã làm tôi theo cách này?’ Bạn đang nói với cái toàn thể, ‘Đây không phải là cách tôi muốn hiện hữu. Tại sao tôi bị buộc hiện hữu theo cách này? Làm tôi đẹp đi, làm tôi mạnh đi, làm tôi giầu đi, làm tôi khôn đi, làm tôi thế này, làm tôi thế nọ.’
Thiền nhân nói rằng mọi nỗ lực này là giống như muỗi cố đốt trâu sắt. Muỗi cố đốt vào trâu sắt sao? Điều đó sẽ không xảy ra.
Nhưng dầu vậy tôi nói rằng khôn xảy ra – không qua nỗ lực của bạn mà qua sự chấp nhận vô nỗ lực của bạn. Không qua bạn, nhưng khi bạn không còn nữa thế thì nó xảy ra. Khôn không phải là cái gì đó bạn có thể sở hữu, khôn là khi bạn không hiện hữu.
Dùng ngu như tình huống để thảnh thơi. Nếu người xấu thảnh thơi và chấp nhận cái xấu của mình, cái đẹp tinh tế nảy sinh trong người đó – cái đẹp của chấp nhận, duyên dáng tới một cách tự nhiên. Và như vậy là hoàn cảnh với người ngu, như vậy là hoàn cảnh với mọi vấn đề.
Sau chứng ngộ một đệ tử đã tát vào mặt Thầy Ubako của mình, ‘Sau rốt, chẳng có gì mấy trong chứng ngộ này.’
Và Thầy hài lòng thế, thầy múa.
Đệ tử đã tát ông ấy! Khi các Thiền sư và đệ tử Thiền tát, họ tát thực sự đau! Nhưng Thầy hài lòng tới mức thầy nhảy múa. Thầy đã nhảy múa vì đệ tử đã đạt tới.
Không có gì đặc biệt trong chứng ngộ, nó chỉ là việc chấp nhận mọi cái đang vậy, chỉ là thảnh thơi hoàn toàn trong thực tại. Nó chẳng là gì mấy, chẳng cái gì để ba hoa; chẳng có gì để nói. Đệ tử này là đúng. Anh ta nói, ‘Sau rốt, chẳng có gì mấy trong chứng ngộ này.’ Anh ta đã về tới nhà và giờ anh ta hiểu rằng anh ta bao giờ cũng ở đây. Trí huệ này bao giờ cũng có đó nhưng anh ta đã bỏ lỡ nó vì anh ta đã đi tìm nó. Ánh sáng này bao giờ cũng có đó nhưng anh ta đã lo nghĩ về ánh sáng tới mức cái nhìn của anh ta đã trở thành rất, rất hẹp và anh ta đã không thể thấy được nó. Anh ta đã tạo ra khổ riêng của mình. Phúc lạc bao giờ cũng tuôn chảy, nước cam lồ bao giờ cũng tuôn chảy, nhưng anh ta đang làm cho bản thân anh ta chết vì khát không cần thiết. Là không chứng ngộ chỉ là không cần thiết; được chứng ngộ chỉ là tự nhiên. Nó không phải là việc đạt tới, nó không phải là thành tựu.
Và thế rồi Thầy Ubako nói với đệ tử này, ‘Ông có ngửi thấy cây nguyệt quế núi không?
‘Dạ có, thưa thầy.’
‘Đó, Thầy nói, ‘ta đã không giữ lại bất kì cái gì từ ông.’
Nó đơn giản thế. Bạn có nghe thấy tiếng chim hót không? Bạn có thấy những cây xanh này xung quanh không? Vâng, nó giống điều đó, đơn giản thế.
Và Thầy nói, ‘Ông có ngửi thấy cây nguyệt quế núi không?’
‘Dạ có, thưa thầy.’
‘Đó,’ Thầy nói, ‘ta đã không giữ lại bất kì cái gì từ ông.’
Thầy đã cho anh ta mọi điều thầy có thể cho. Thực ra, chẳng có gì để cho. Thực ra, bạn chỉ được thức tỉnh với điều bạn đã có. Bạn phải được thức tỉnh tới điều đó.
Từ “Thiền: con đường của nghịch lí”, T.1, Ch.4