Khôn và ngu

Có một truyền thống cổ móc nối khôn và ngu. Người khôn có phải là người đơn giản không? Sự đơn giản hoá tới từ khôn theo tuổi hay mệt mỏi? Khác biệt gì giữa người khôn và người ngu?

 

Truyền thống này là đúng. Có sự tổng hợp đi ra ngoài ngu, cái đi cao hơn bản thân khôn – sự tổng hợp trong đó khôn và ngu biến mất trong một thể thống nhất.

Ngu và khôn là nhị nguyên, như mọi nhị nguyên khác: đàn ông và đàn bà, ngày và đêm, mùa hè và mùa đông, sống và chết. Mọi nhị nguyên đều phải được siêu việt. Chừng nào các nhị nguyên chưa được siêu việt bạn không bao giờ đi tới biết cái một, cái thực, vũ trụ.

Theo nghĩa đó người khôn cũng là người ngu – vì trong siêu việt đó cả hai được bao hàm. Nhưng người đó không là người ngu theo nghĩa thông thường – người đó thậm chí không khôn theo nghĩa thông thường. Khôn của người đó là thực tại tách rời hoàn toàn, ngu của người đó cũng vậy. Người đó là khôn vì người đó biết, và người đó là người ngu vì người đó biết, rằng điều huyền bí của sự sống là tới mức nó không thể được biết. Người đó khôn vì cuộc hành trình của người đó được kết thúc và người đó là người ngu vì người đó bây giờ lần đầu tiên biết rằng không có gì để biết và không có khả năng nào của việc biết, rằng dốt nát là tối thượng. Người đó đã đi tới biết rằng dốt nát là tối thượng. Không có cách nào để giải huyền bí sự tồn tại.

Chúng ta gọi một người đã nhận được câu trả lời, là khôn, nhưng người khôn thực đã không nhận được câu trả lời. Các câu hỏi của người đó đã biến mất và mọi câu trả lời cũng vậy – người đó là trong trống rỗng vô cùng. Và người đó không biết theo nghĩa của tri thức.

Chúng ta gọi một người là ngu vì người đó thiếu tri thức; chúng ta gọi một người là am tường, là khôn, vì người đó đầy tri thức. Nhưng người thực sự khôn đã đi tới thấy rằng không có cách nào để biết cái thực. Có cái thực không? Bạn có thể sống nó, bạn có thể là nó, nhưng không có cách nào để biết nó. Tri thức hàm ý phân chia – phân chia giữa người biết và cái được biết; tri thức hàm ý phân chia; tri thức được dựa trên nhị nguyên.

Người thực sự khôn đã đi tới điểm mà người đó không còn tách rời, nơi người đó không còn là hòn đảo, nơi người đó đã biến mất trong cái toàn thể. Người đó đập rộn ràng cùng cái toàn thể, người đó rung động cùng cái toàn thể, người đó không còn nữa. Duy nhất Thượng đế hiện hữu. Đây là nghĩa của người thấy Upanishad khi người đó tuyên bố ‘Aham Brahmasmi‘ – ‘Ta là Thượng đế’. Đây là nghĩa khi Christ liên tục nói ‘Ta và cha ta là một.’

Khi bạn nhìn vào sự tồn tại như đối thể, bạn vẫn còn tách rời, nhưng khi bạn tham gia cùng sự tồn tại, khi bạn trở thành người tham gia, khi bạn nhìn vào đối thể và nó trở thành chính chủ thể của bạn – thế thì không có tri thức và thế thì không có dốt nát. Khi không có tri thức, làm sao có thể có dốt nát? Dốt nát và tri thức là các mặt của cùng một đồng tiền và người khôn đã vứt bỏ cả hai. Cho nên người khôn không là cái nào và là cả hai.

Có một truyền thống cổ móc nối khôn và ngu. Điều đó là đúng. Có một truyền thống nói rằng Jesus là ngu – và ông ấy là vậy. Có một truyền thống nói rằng thánh Francis là người ngu – và ông ấy là vậy. Ở Ấn Độ cái tên của Phật đã mang một hình tướng rất kì lạ. Nó đã trở thành Buddhu – có nghĩa là ‘người ngu’. Chính cái tên ngụ ý người khôn nhất đã lấy hình tướng khác, cái đối lập cực – nó đã trở thành Buddhu. Nó có nghĩa ‘người ngu, người hoàn toàn ngu’.

Vâng, các cực gặp gỡ. Đó là điều tôi đã nói tới hôm qua – về điều các nhà khoa học gọi là lưỡng tính. Từng đàn ông là cả đàn ông và đàn bà nhưng bạn trở nên bị đồng nhất chỉ với một phần của con người bạn. Bạn nghĩ bạn là đàn ông nhưng cũng có đàn bà bên trong bạn, chờ đợi để được nhận ra, được đón nhận, được chấp nhận. Và bạn liên tục phủ nhận nó. Bạn nói, ‘Tôi là đàn ông.’ Bạn sẽ vẫn còn nghiêng về một bên. Nếu bạn là đàn bà cũng có người đàn ông đang đợi bên trong bạn, và bạn liên tục phủ nhận người đàn ông này. Thế thì bạn sẽ không bao giờ là một toàn thể, bạn bao giờ cũng sẽ vẫn còn bị chia chẻ.

Có một điểm của nhận biết, hiểu biết, cái nhìn, nơi đàn ông và đàn bà bên trong của bạn gặp gỡ và hoà quyện và biến mất trong nhau. Đó là điều William Blake đã gọi là ‘hôn nhân bên trong’ khi bạn đã trở thành cả hai, lưỡng tính, cả đàn ông và đàn bà. Ở Ấn Độ chúng ta có biểu tượng hoàn hảo cho nó – ardhanarishwar. Có những bức tượng của Shiva trong đó một nửa thân thể ông ấy là đàn ông và một nửa thân thể ông ấy là đàn bà. Ông ấy là cả người yêu và người được yêu, âm và dương. Ông ấy là lưỡng tính.

Cùng kiểu gặp gỡ với các cái đối lập liên tục xảy ra theo nhiều hướng và nhiều chiều. Ngu và khôn là hai cực của bạn. Nếu bạn khôn và bạn phủ nhận ngu của bạn, bạn không thực sự là khôn, vì một phần của bạn còn chưa được hấp thu. Một phần của bạn đang treo quanh bạn; nó chưa trở thành một phần không thể thiếu của bạn. Nếu bạn là người ngu và bạn nghĩ rằng bạn là người ngu, thế thì người khôn của bạn ở bên trong bạn đã bị phủ nhận, bị đè nén. Người khôn là cả hai vậy mà không là cái nào. Người đó siêu việt trên cả hai cho nên bạn có thể nói người đó không là cái nào, nhưng vì nhị nguyên đã biến mất trong người đó và đã đi tới trở thành việc tổng hợp mới, bạn cũng có thể gọi người đó là cả hai.

Người khôn có phải là người đơn giản không? Không. Người khôn là không để ý – không phải đơn giản, không phải phức tạp. Lần nữa có cùng nhị nguyên: tâm trí đơn giản và tâm trí phức tạp. Người khôn là vô trí. Người khôn đã đi ra ngoài các giới hạn của tâm trí, người đó biết không có tâm trí chút nào. Tâm trí phân chia. Tâm trí là rào chắn giữa bạn và sự tồn tại. Tâm trí tồn tại như bức Trường thành Trung Quốc – nó là áo giáp của bạn.

Người khôn không có áo giáp. Người đó không được bảo vệ, người đó là mong manh, người đó là mở. Người đó không bảo vệ bản thân người đó chống lại tự nhiên theo bất kì cách này – người đó là sẵn có, người đó sẵn sàng đi toàn thể con đường cùng nó. Người đó không đẩy sông, người đó chảy cùng nó. Người đó không cần có bất kì tâm trí nào vì tâm trí của cái toàn thể là đủ. Người đó không cần có tâm trí riêng tư của riêng mình vì người đó không có mục đích riêng tư. Người đó không đi bất kì đâu, người đó không là người thành đạt, người đó không có tham vọng – đó là điều tôi ngụ ý khi tôi nói rằng người đó không có mục đích riêng tư. Cho nên nhu cầu gì để có tâm trí riêng tư? Tâm trí vũ trụ là đủ.

Hoặc gọi nó là vô trí hoặc gọi nó là Tâm trí với chữ ‘T’ hoa. Thiền nhân làm cả hai. Họ gọi nó là ‘vô trí’ nếu họ đơn giản muốn phủ nhận tâm trí mà bạn có; và họ gọi nó là Tâm trí vũ trụ, Tâm trí càn khôn, Tâm trí với chữ ‘T’ hoa, khi họ muốn chỉ ra tính khẳng định của nó.

Nó đích xác là gì? Khi chúng ta gọi nó là ‘vô trí’ chúng ta đơn giản nói rằng nó không phải là điều chúng ta có; khi chúng ta gọi nó là Tâm trí vũ trụ, càn khôn, chúng ta đã chỉ ra đích xác nó là gì. Việc gọi nó là ‘vô trí’ nói cái gì đó phủ định về nó – nó không là tâm trí mà bạn đã quen thuộc. Việc gọi nó là Tâm trí, Tâm trí lớn, chỉ ra bản chất của nó. Người khôn là vô trí hay người khôn là Tâm trí càn khôn.

Vâng, người đó đơn giản giống đứa trẻ nhưng người đó không là người khờ. Người đó đơn giản giống đứa trẻ nhưng người đó không ngây thơ, nhớ lấy. Có khác biệt bao la giữa việc là ngây thơ và việc là như trẻ con. Khi Jesus nói, ‘Chỉ những người giống như trẻ nhỏ sẽ có khả năng đi vào trong vương quốc Thượng đế của ta,’ ông ấy đang nói về sự đơn giản, hồn nhiên của thời thơ ấu – nhưng ông ấy không nói về tính trẻ con, ông ấy không nói về sự non nớt. Người khôn không non nớt mặc dầu người đó giống đứa trẻ. Người đó không phức tạp theo nghĩa rằng triết gia, nhà logic, nhà thượng đế học là phức tạp; người đó không phức tạp theo nghĩa rằng người đó có nhiều học thuyết và ý thức hệ và người đó liên tục thêu dệt các lí thuyết – người đó không phức tạp theo nghĩa đó. Tâm trí của người đó nghỉ ngơi. Không có đám đông. Tâm trí của người đó là trống rỗng. Người đó không cần nghĩ.

Nghĩ là cái thay thế. Khi bạn không biết, bạn nghĩ. Khi bạn biết, nghĩ phỏng có ích gì? Bạn đã biết nó rồi. Nghĩ là trạng thái của mù quáng. Nếu bạn đang ngồi ở đây và bạn mù và bạn muốn đi ra ngoài, thế thì bạn sẽ phải nghĩ về cửa ở đâu. Bạn sẽ phải hỏi người khác cửa ở đâu. Bạn sẽ sợ vấp ngã, bạn sẽ sợ đâm vào tường và bạn sẽ trở nên lo nghĩ về cửa ở đâu. Nhưng người có mắt không hỏi. Người đó biết cửa ở đâu, người đó có thể thấy nó, cho nên người đó không nghĩ về nó. Câu hỏi ‘Cửa ở đâu?’ là không liên quan vì người đó thấy nó. Người khôn có mắt, người đó có thể thấy, cho nên không có nhu cầu nghĩ. Chỉ người mù nghĩ.

Ở phương Tây ý tưởng về nhà tư tưởng là khác toàn bộ với ý tưởng phương Đông về người thấy. Bạn phải đã thấy tượng của Rodin về ‘Người nghĩ’, hay ít nhất bức tranh của nó, bức ảnh. Chúng ta không gọi nó là người nghĩ. ‘Người nghĩ’ của Rodin dường như ốm yếu, lo nghĩ. Bạn có thể nhìn vào bức tượng này và bạn có thể thấy hàng triệu ý nghĩ xô đẩy trong tâm trí người đó – nó là lưu thông giờ cao điểm. Bạn có thể thấy chúng trong bức tượng đá này – trong cách ông ấy ngồi, đầu trong tay, đường nhăn lo nghĩ trên trán. Bạn gần như có thể cảm thấy rằng nếu người đó liên tục ở trong cùng tư thế này, người đó sẽ phát điên.

Quan niệm về người thấy là khác toàn bộ – đó là lí do tại sao chúng ta gọi người đó là người thấy. Một Phật là người thấy, không là người nghĩ; một Mahavir là người thấy, không là người nghĩ; Jesus là người thấy, không là người nghĩ. Và những Thiền nhân này là người thấy. Tại sao chúng ta gọi họ là người thấy? Họ có thể thấy. Khi bạn có thể thấy, không có nhu cầu để nghĩ. Cái gì có đó để nghĩ tới khi bạn có thể thấy? Khi mắt sẵn có, việc nghĩ bị bỏ đi. Nghĩ giống như chiếc gậy của người mù mà người đó mang để dò đường.

Có câu chuyện ngụ ngôn. Một người mù tới Jesus. Jesus chạm vào mắt của người mù và người đó được chữa khỏi. Và người đó đang mang một chiếc gậy lớn cái người đó đã mang cả đời mình. Người đó cám ơn Jesus và bắt đầu đi về nhà mình – rất, rất hạnh phúc vì người đó đã có được mắt và lần đầu tiên người đó đã thấy mầu sắc và mặt trời và ánh sáng mặt trời và hoa và mọi người và các bộ mặt. Người đó xúc động. Nhưng người đó vẫn mang chiếc gậy của mình. Jesus gọi người đó và nói, ‘Thưa ông, sao ông không vứt gậy của ông đi bây giờ? Sao ông đang mang nó?’ Và người đó đáp, ‘Vứt nó đi sao? Làm sao tôi có thể vứt nó được? Tôi không thể sống mà không có nó.’

Đó là thói quen cũ. Người đó không biết rằng vì người đó đã có mắt không có nhu cầu mang gậy.

Điều này xảy ra khi bạn đi vào hoà hợp với vô trí lần đầu tiên. Bạn vẫn tiếp tục nghĩ. Nó chỉ là thói quen của người mù cũ. Nhưng dần dần bạn trở nên nhận biết rằng bây giờ chẳng có vấn đề trong điều đó – bạn đơn giản lặp lại, bạn ở trong đường mòn cũ.

Nghĩ trở thành không liên quan – đó là điều tôi ngụ ý khi tôi nói rằng người khôn là đơn giản nhưng không là người khờ. Mọi thứ là sẵn có cho người đó – làm sao người đó có thể là người khờ được? Ý thức của người đó đã mở rộng, ý thức của người đó đã trở thành thiêng liêng, người đó là giầu như bản thân Thượng đế – cho nên đừng nghĩ rằng người đó là người khờ. Giầu có của người đó là nhiều hơn nhiều so với giầu có của người nghĩ, nhiều hơn vô hạn, hàng triệu lần hơn. Nhưng dầu vậy người đó là đơn giản; hồn nhiên của người đó vẫn còn không bị làm ô uế, cội nguồn ý thức của người đó vẫn còn không bị che mờ.

Bạn hỏi: Sự đơn giản hoá tới từ khôn theo tuổi hay mệt mỏi? Điều tới cùng tuổi là mệt mỏi. Khôn chẳng liên quan gì tới tuổi. Người trẻ có thể trở thành khôn và bạn có thể thấy nhiều người ngu già như bạn muốn thấy – nếu bạn cố tìm ra một người bạn sẽ thấy cả nghìn người. Tuổi già chẳng liên quan gì tới khôn. Vâng, người già có nhiều kinh nghiệm hơn, nhưng điều đó không làm cho người đó khôn. Người già am tường nhiều hơn, nhưng điều đó không làm cho người đó khôn. Người đó vẫn còn ngu như bao giờ.

Cả ngu lẫn khôn đều không phải là vấn đề về lượng. Không phải là người ngu biết ít hơn và người khôn biết nhiều hơn, không. Nó là việc dịch chuyển toàn bộ; nó là động thái mới hoàn toàn. Người dốt nát, cái gọi là người ngu, và cái gọi là người am tường tồn tại trong cùng một chiều – khác biệt là về lượng chứ không về chất. Có thể người ngu chỉ biết vài điều và người am tường biết nhiều điều, nhưng khác biệt này là giữa ít và nhiều; khác biệt này không là về chất, nó chỉ là về lượng, khác biệt này là chỉ ở mức độ.

Người khôn không còn trên cùng bước sóng, người đó đã đi vào bước sóng khác. Khác biệt giữa người khôn và người ngu là lớn vô cùng tới mức nó không thể được gọi là về lượng. Và khác biệt giữa người khôn và người ngu đích xác cũng như khác biệt giữa người khôn và người am tường. Người đó được bỏ xa khỏi người am tường như người đó được được bỏ xa khỏi người dốt nát. Người đó được bỏ xa khỏi người có giáo dục như người đó được bỏ xa khỏi người vô giáo dục. Nó là động thái mới toàn bộ. Phẩm chất ý thức của người đó đã thay đổi – không phải là người đó biết nhiều hơn, người đó là nhiều hơn. Lắng nghe điều đó… không phải là người đó biết nhiều hơn, người đó là nhiều hơn. Con người của người đó là nhiều hơn.

Có thể là bạn có thể biết nhiều hơn Jesus; thực ra, điều đó là tuyệt đối chắc chắn. Bạn biết nhiều hơn Jesus, bạn biết nhiều hơn Phật. Nếu Phật tới đây và đột nhiên phải làm bài thi lấy bằng cử nhân hay bằng sau đại học, ông ấy nhất định trượt – nhưng nhiều người sẽ đỗ sẽ không khôn hơn ông ấy. Ông ấy sẽ không biết cả nghìn lẻ một thứ. Nếu bạn hỏi ông ấy ‘lượng tử’ là gì ông ấy sẽ không biết. Nếu bạn hỏi ông ấy lí thuyết tương đối mà Albert Einstein đã đề xuất là gì, ông ấy sẽ không biết. Nhưng điều đó không làm cho ông ấy không khôn.

Khác biệt giữa bạn và Phật là về chất. Sự hiện diện của ông ấy là khác, nhận biết của ông ấy là khác, từ bi của ông ấy là khác. Không phải là ông ấy biết nhiều. Ngay cả vào thời Phật còn sống, đã có những người biết nhiều hơn ông ấy. Những học giả lớn đã có đó, những bác học lớn đã có đó và họ thường tới để cãi nhau với ông ấy, để tranh cãi với ông ấy. Nhưng những ngày đó đã là đẹp. Mọi người không cao ngạo thế. Họ có thể thấy. Ngay cả các học giả – điều gần như là không thể được – ngay cả các học giả cũng có thể thấy rằng người này đã là khác toàn bộ, rằng ông ấy tồn tại trên bước sóng khác. Và họ sẽ buông xuôi theo ông ấy. Không phải là họ biết ít hơn ông ấy, họ biết nhiều hơn, nhưng ông ấy đã là nhiều hơn. Vấn đề không phải là ông ấy đã tích luỹ nhiều thông tin hơn, cái gì đó đã trở nên được biến đổi trong ông ấy. Đã không có tối trong con người ông ấy, nó đã đầy ánh sáng. Đó là nghĩa của chứng ngộ của ông ấy – ông ấy đã đạt tới ánh sáng.

Ánh sáng này là khôn. Làm sao ánh sáng này có thể tới bởi tuổi tác? Đôi khi điều đó đã xảy ra cho trẻ con – về Lão Tử chuyện kể rằng ông ấy được sinh ra đã chứng ngộ. Câu chuyện là ở chỗ ông ấy đã được sinh ra mà già lão, ông ấy đã được sinh ra già tới mức ông ấy đã gần tám mươi hai tuổi và tóc ông ấy trắng toát, trắng như tuyết, và ông ấy có râu. Câu chuyện hay này là biểu dụ – nó không thực, nó không tự nhiên. Nó nói rằng ông ấy đã là khôn như con người sẽ là khôn vào lúc người đó tới tám mươi hai tuổi.

Ở Ấn Độ Shankara chết khi ông ấy ba mươi ba – rất gần với giới hạn tuổi người hippie là ba mươi. Ông ấy đã không đi rất xa. Nhưng ông ấy đã là một trong những người chứng ngộ nhất trên thế gian. Ngay cả những hiền nhân rất, rất già vẫn thường tới và ngồi dưới chân ông ấy và đã được ông ấy chuyển tâm.

Khi Jesus bị đóng đinh ông ấy mới ba mươi ba tuổi. Ông ấy đã không thể rất từng trải, đã không thể rất am tường. Đã có nhiều giáo sĩ Do Thái người biết nhiều hơn, người có thể đã trích dẫn kinh sách đích thực hơn nhiều. Jesus đã gần như không được giáo dục, là con trai ông thợ mộc. Bạn không thể mong đợi được mấy. Nhưng khác biệt là gì? Khác biệt đã không ở trong thông tin, khác biệt đã ở trong con người này. Ông ấy đã đầy ánh sáng, đầy niềm vui, đầy phúc lạc. Ông ấy có hương thơm của việc đã đạt tới – không đâu mà đi, không cái gì để được đạt tới thêm nữa, mọi ham muốn đã biến mất.

Khi việc trở thành biến mất bạn là sự hiện diện – người khôn đạt tới sự hiện diện. Người không khôn theo đuổi việc trở thành – trở thành cái này, trở thành cái nọ, là giầu, là quyền lực, thế này và thế nọ. Người khôn đơn giản hạnh phúc theo cách người đó là vậy, ở chỗ người đó hiện hữu, vào lúc người đó hiện hữu. Người đó không có khao khát – thậm chí không khao khát Thượng đế, thậm chí không khao khát chứng ngộ. Người đó không khao khát cái gì. Ham muốn đã biến mất, ham muốn đã bỏ người đó. Trạng thái không ham muốn này của tâm thức là điều chúng ta gọi là khôn.

Không, khôn chẳng có gì liên quan tới tuổi. Với tuổi tác mệt mỏi tới. Nhưng nhiều người già bắt đầu nghĩ dưới dạng am tường. Họ bắt đầu thuyết giảng cho người trẻ. Họ bắt đầu nó về những điều họ chưa bao giờ làm cho bản thân họ; họ mệt mỏi, mệt nhoài, và theo cách rất sâu, ghen tị. Nếu bạn thấy một cậu trẻ trèo lên cây, bạn không cảm thấy ghen tị sao? Và lập tức ghen tị của bạn được khẳng định trong lời khuyên rất lớn nào đó – bạn bảo cậu bé, ‘Đừng lên đó. Cháu có thể ngã xuống. Nghe bác đây. Nghe theo người có tuổi.’ Nhìn sâu xuống và bạn sẽ thấy rằng bạn đang ghen tị rằng những ngày đó đã qua rồi, rằng bạn không thể trèo lên cây được và cậu bé này đang làm điều đó.

Khi ông già thấy một nam thanh niên và một nữ thanh niên đi tay trong tay với rung động yêu lớn lao quanh họ, ông ấy cảm thấy ghen tị. Giờ ông ấy không thể làm được điều đó thêm nữa cho dù ông ấy muốn làm nó. Nhưng ghen tị lấy hình tướng rất đẹp. Nó nói rằng điều này là ngu xuẩn, điều này chỉ là nhất thời. ‘Nghe đây,’ ông già nói, ‘điều này sẽ biến mất sớm hay muộn. Đừng bị lừa bởi nó.’ Đừng nghĩ rằng ông ấy đã trở thành khôn. Nếu ông ấy thực sự đã trở thành khôn ông ấy chắc sẽ hiểu thanh niên, ông ấy sẽ không chống lại họ.

Khôn thực không bao giờ chống lại sự sống; khôn thực bao giờ cũng là ‘có’ với sự sống, không bao giờ là ‘không’. Bất kì khi nào bạn thấy cái ‘không’ mà rất, rất nhấn mạnh, nhớ, cái gì đó khác đang giả vờ là khôn.

Và cuối cùng bạn hỏi: Khác biệt gì giữa người khôn và người ngu? Người khôn biết rằng người đó là ngu và người ngu không biết điều đó.

 

Từ “Thiền: con đường của nghịch lí”, T.1, Ch.1