Có một câu chuyện về một người đi qua núi để tìm tận cùng thế giới. Ông ta phải đã là một triết gia lớn – triết gia nổi tiếng có những ý tưởng điên rồ thế. Không có nhu cầu đi vào việc tìm kiếm lớn để tìm ra tận cùng thế giới, thế giới là đẹp như nó vậy. Không có nhu cầu tìm chỗ bắt đầu và không có nhu cầu tìm chỗ tận cùng. Chỗ giữa là đẹp hoàn hảo thế – sao không tận hưởng nó?
Nhưng người này là một triết gia lớn. Ông ta không hài lòng ở đây. Các triết gia không bao giờ hài lòng ở đây. Bây giờ không phải là thời gian của họ và ở đây không phải là không gian của họ. Họ sống ở kia, họ sống ở đâu đó khác.
Ông ta rời bỏ gia đình – con cái, vợ, bố mẹ – và đi trên việc tìm kiếm điên rồ này để tìm ra tận cùng thế giới. Ông ta đi qua nhiều núi, nhiều biển. Đó là cuộc hành trình dài, cũng tự nhiên, rất, rất dài và nhiều lần ông ta đã nghĩ ông ta đã đạt tới. Bất kì khi nào ông ta bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, ông ta lại nghĩ ông ta đã đạt tới. Bất kì khi nào ông ta cảm thấy kiệt sức ông ta lại tự lừa bản thân mình. Nhưng sớm hay muộn, sau việc nghỉ ngơi lớn lao, ông ta sẽ bắt đầu thấy mọi thứ lần nữa và ý tưởng này sẽ bắt đầu khăng khăng lần nữa: chỗ tận cùng vẫn chưa tới, nó vẫn là ở giữa – vì ông ta có thể thấy xa hơn phía trước, đường chân trời vẫn có đó, xa xôi như trước đây. Cho nên ông ta sẽ bắt đầu lại cuộc hành trình của mình.
Ông ta thấy đi thấy lại rằng bất kì khi nào ông ta nghĩ rằng ông ta đã đạt tới, ông ta đã tự lừa bản thân mình. Một khi ông ta đã biết là ông ta biết việc lừa dối, việc tự lừa dối, cuộc hành trình trở nên gian truân hơn – vì ông ta đôi khi cảm thấy rằng bây giờ ông ta đã đạt tới nhưng ông ta lại biết sâu bên dưới rằng nó lại sẽ là sự lừa dối. Và do vậy ông ta phải tiếp tục.
Trên đường ông ta đã đi qua nhiều đền chùa và nhiều thầy giáo – những người đã đạt tới, những người nghĩ họ đã đạt tới. Và tất cả họ đều nói và tuyên bố rằng đây là tận cùng thế giới. Ông ta đã đi đâu? Và ông ta cũng sẽ tin vào họ và ông ta sẽ ở lại với họ trong một thời gian nhưng sớm hay muộn ông ta sẽ trở nên vỡ mộng. Bản thân họ đã không đi tới chính tận cùng, những thầy giáo này. Và những đền chùa này đã chỉ lại là những biểu tượng cho sự mệt mỏi của con người, của những giới hạn, của những giới hạn con người – những giới hạn của tâm trí và lí trí và việc cảm. Nhưng tận cùng không ở đây. Và ông ta phải bắt đầu lại cuộc hành hương của mình.
Và chuyện kể rằng sau nhiều, nhiều kiếp – thực sự sau hàng triệu và hàng triệu kiếp – chung cuộc ông ta đi tới một cung điện có vẻ giống như chỗ tận cùng. Và lần này ông ta đã không mệt mỏi và lần này ông ta đã không kiệt sức và lần này ông ta đã không tự lừa bản thân mình theo bất kì cách nào. Hơn nữa đã không có đền chùa và không có thầy giáo, ông ta đã tuyệt đối một mình. Và đường chân trời đột nhiên biến mất. Không có mục đích xa hơn. Cho dù ông ta muốn tiếp tục cuộc hành trình, không có chỗ nào mà đi. Ông ta đã đi vào trống rỗng vô hạn.
Tất nhiên có một tấm biển viết: ‘Đây là tận cùng thế giới’. Ai đó người đã ở đó trước phải đã viết điều đó ra do từ bi dành cho những người có thể dám tới.
Người này đứng ngay bờ mép thế giới – một tảng đá lớn bên ngoài mà không có gì ngoài hỗn độn, không có gì ngoài hư không, trống rỗng vô cùng, số không. Tất nhiên ông ta trở nên rất kinh hoàng. Ông ta đã không nghĩ về hỗn độn này – rằng nếu bạn đi tới tận cùng, hay cùng vấn đề đó, tới chỗ bắt đầu, bạn sẽ đi tới hỗn độn. Ông ta đã không nghĩ về điều đó; nó bất ngờ thế. Không có Thượng đế, không có Phật, không có niết bàn, không có thiên đường – chỉ hỗn độn, hoàn toàn hỗn độn, trống rỗng. Bạn có thể hình dung ông ấy đang đứng đó trên mỏm đá cuối cùng, run rẩy, rung lên như chiếc lá trong gió lớn.
Ông ta không thể lấy được bước khác. Ông ta trở nên kinh hoàng tới mức ông ta trốn trở lại thế giới và đi vào trong thế giới. Ông ta thậm chí không nhìn vào phía bên kia của tấm biển. Tấm biển có một thông điệp khác ở phía bên kia. Phía này nó viết: ‘Đây là tận cùng thế giới’, và phía bên kia nó viết: ‘Đây là bắt đầu thế giới’.
Nhưng ông ta đã kinh hoàng thế ông ta quên mất rằng có thể có thông điệp ở phía bên kia tấm biển. Ông ta trốn đi, ông ta trốn đi ngay lập tức. Ông ta không nhìn lại sau. Ông ta quay về thế giới và vào trong thế giới và làm mất bản thân mình trong các chuyện thế gian để cho ông ta không còn nhớ, để cho mỏm đá nguy hiểm đó không còn tới trong mơ của ông ta.
Bản thân bạn có thể là người đó đấy. Đây đích xác là cảm giác của tôi về mọi người. Bạn đã sống ở đây suốt nhiều thời đại trong vĩnh hằng. Không thể có chuyện rằng đôi khi này khác bạn có thể không bắt gặp trống rỗng này. Điều không thể được là không đi tới tận cùng thế giới trong những khoảnh khắc nào đó. Nhưng bạn đã trốn chạy. Nó là đáng sợ thế, nó là kinh hoàng thế, rùng rợn thế. Một bước thêm nữa và bạn chắc đã trở thành người chứng ngộ – một bước thêm nữa, chỉ duy nhất một bước nữa.
Việc dạy của Thiền không là gì ngoài việc dạy về cách lấy một bước đó, cách nhảy vào trong hư không. Hư không đó là điều niết bàn là gì, hư không đó là điều Thượng đế là gì. Hỗn độn đó không chỉ là hỗn độn – đó chỉ là một phía của tấm biển. Từ phía bên kia của hỗn độn đó là tính sáng tạo mênh mông. Chính là chỉ từ hỗn độn mà các sao được sinh ra. Chính là chỉ từ hỗn độn mà sự sáng tạo xảy ra. Hỗn độn là một mặt của cùng một năng lượng. Hỗn độn là tính sáng tạo tiềm năng. Hư không là phía bên kia của tính tất cả.
Thiền là người thấy duy nhất về cuộc hành trình chỉ một bước này. Bạn có thể gọi nó là bước cuối cùng hay bạn có thể gọi nó là bước đầu tiên, không thành vấn đề. Nó là cái đầu tiên và nó là cái cuối cùng – alpha và omega. Toàn thể việc dạy của Thiền chỉ bao gồm một điều: cách lấy cú nhảy vào trong hư không; cách đi tới chính tận cùng của tâm trí của bạn – cái là tận cùng của thế gian; cách đứng đó trên tảng đá đối diện với vực thẳm và không bị kinh hoàng; cách thu lấy dũng cảm và lấy cú nhảy cuối cùng. Nó là chết. Nó là tự tử. Nhưng chỉ từ tự tử mới có trưởng thành tâm linh và chỉ từ việc bị đóng đinh mới có phục sinh.
Nếu bạn hiểu rõ, thế thì biểu tượng này, biểu tượng Ki tô giáo, về chữ thập có thể có nghĩa mênh mông. Jesus ở trên cây chữ thập – và đó là mỏm đá. Vào khoảnh khắc cuối cùng ông ấy cũng trở nên sợ như người này. Vào khoảnh khắc cuối cùng ông ấy nhìn lên trời và nói, ‘Ngài đang làm gì với con vậy? Ngài đã bỏ rơi con sao?’ Con người run rẩy, đau khổ lớn, đối diện với chết, đối diện với việc triệt tiêu.
Nhưng ông ấy thu lấy dũng cảm, Ông ấy hiểu điều ông ấy định làm. Ông ấy đã cố trốn thoát khỏi thế giới, ông ấy đã cố thoát vào trong tâm trí. Tâm trí của ông ấy bắt đầu vận hành – ‘Ngài đang làm gì với con vậy?’ Đó là lời phàn nàn chống lại Thượng đế. ‘Ngài đã bỏ rơi con sao?’ Dường như là cái gì đó đang chống lại mong đợi của Jesus. Ông ấy đã hiểu điều đó. Ông ấy đã là con người của thông minh vô cùng. Ông ấy đã nhìn vào trong nó. Ông ấy phải đã cười vào cái ngu xuẩn riêng của mình. Ông ấy đã nói gì với Thượng đế?
Và trong một khoảnh khắc có biến đổi…. Ông ấy đã thảnh thơi và ông ấy nói, ‘Vương quốc của ngài tới. Điều này sẽ được làm.’ Ông ấy đã thảnh thơi. Đây là bước đó. Ông ấy đã chết và đã được sinh ra mới mẻ – tâm thức mới, con người mới.
Khi bạn chết đi trong tâm trí, bạn được sinh trong tâm thức. Khi bạn chết đi trong thân thể, bạn được sinh ra trong thân thể vũ trụ. Khi bạn chết đi như bản ngã, bạn được sinh ra như một Thượng đế, như Thượng đế. Khi bạn chết đi trong lãnh thổ nhỏ bé của bạn, bạn đơn giản trở nên lan toả khắp sự tồn tại – bạn trở thành bản thân sự tồn tại.
Bây giờ bước này phải được hiểu và tôi muốn nhắc lại: tận cùng của tâm trí là tận cùng của thế giới – vì Thiền nói tâm trí là thế giới. Bình thường chúng ta trau dồi luyện tập tâm trí, chúng ta làm mạnh tâm trí, chúng ta làm cho nó ngày càng có năng lực, khéo léo, hiệu quả. Đó là điều chúng ta liên tục làm trong các trường học, cao đẳng và đại học. Đó là điều chúng ta ngụ ý bởi giáo dục, bởi việc học.
Thiền là một loại phi giáo dục. Thiền là một loại dỡ bỏ. Nó dạy bạn cách bỏ điều bạn đã học, cách trở thành không khéo léo lần nữa, cách trở thành đứa trẻ lần nữa, cách bắt đầu tồn tại mà không có tâm trí lần nữa, cách hiện hữu ở đây mà không có tâm trí nào.
Tâm trí mang tới mọi loại khổ. Thứ nhất: tâm trí không bao giờ ở trong hiện tại, nó liên tục bỏ lỡ hiện tại. Và chỉ hiện tại hiện hữu. Tâm trí bao giờ cũng trong quá khứ – bao giờ và bao giờ cũng trong quá khứ. Hay bao giờ cũng trong tương lai – bao giờ và bao giờ cũng trong tương lai. Tâm trí liên tục nhảy từ quá khứ tới tương lai, từ tương lai tới quá khứ. Nó không bao giờ ở đây bây giờ. Tâm trí giống như con lắc đồng hồ – nó liên tục chuyển từ cực này sang cực khác nhưng không bao giờ ở chỗ giữa.
Thiền nói rằng người ta phải thoát ra khỏi cái bẫy này của quá khứ và tương lai – vì cánh cửa mở vào trong hiện tại, cánh cửa mở vào khoảnh khắc này, hoặc bây giờ hoặc không bao giờ. Và cánh cửa là mở nhưng mắt chúng ta đang lưỡng lự. Chúng ta nhìn vào quá khứ, chúng ta nhìn vào tương lai, và hiện tại là rất, rất nhỏ ở giữa hai điều này và chúng ta liên tục bỏ lỡ nó.
Thiền nói rằng chừng nào bạn chưa bỏ tâm trí bạn không bao giờ có thể ở trong hoà điệu với sự tồn tại, bạn không thể đập cùng với nhịp đập của vũ trụ. Nếu bạn không bỏ tâm trí bạn liên tục sống trong thế giới riêng tư của bịa đặt riêng của bạn; bạn không sống trong thế giới thực, bạn vẫn còn khờ dại.
Và Thiền nói rằng tâm trí có thể hữu dụng trong thế giới nhưng không hữu dụng khi có liên quan tới điều tối thượng. Tâm trí có thể hữu dụng với những thứ tầm thường nhưng là vô dụng với điều tối thượng. Điều tối thượng không thể được nghĩ tới vì nó ở dưới và ở ngoài khả năng suy nghĩ. Bạn là điều tối thượng đó, làm sao bạn có thể nghĩ về nó? Trước khi khả năng suy nghĩ tới bạn đã là cái đó rồi. Khả năng suy nghĩ là việc thêm về sau cho nó. Đứa con được sinh ra – nó là điều tối thượng. Khả năng suy nghĩ sẽ tới dần dần; nó sẽ tích luỹ tri thức, nó sẽ viết nhiều điều lên phiến đá con người của nó. Và nó sẽ trở thành người biết – thế này và thế nọ – và nó sẽ bị đồng nhất với việc là bác sĩ hay kĩ sư hay giáo sư. Nhưng khoảnh khắc nó được sinh ra nó chỉ là nhận biết thuần khiết, chỉ là sự tươi mát, phiến đá sạch, không cái gì được viết lên nó, thậm chí không chữ kí riêng của nó. Nó không có tên và nó không có ý tưởng nó là ai.
Đó là hồn nhiên nguyên thuỷ, và đó là điều tối thượng của chúng ta. Điều tối thượng của chúng ta có trước khả năng suy nghĩ và sau khả năng suy nghĩ. Không phải là nó biến mất khi khả năng suy nghĩ có đó, nhưng nó trở nên bị che mờ – cũng giống như mặt trời bị bao quanh bởi quá nhiều mây, mây đen. Dường như mặt trời đã biến mất. Chúng ta không bao giờ đánh mất điều tối thượng của chúng ta, chúng ta không thể đánh mất được. Đó là điều tối thượng là gì – nó không thể bị mất. Nó là bản tính bên trong nhất của chúng ta. Không có cách nào làm mất nó. Nhưng nó có thể bị che mờ. Ngọn lửa có thể trở nên bị quá che mờ bởi khói; gần như có thể bị coi là mất đi. Mặt trời có thể bị che mờ tới mức trời dường như đã trở thành đêm tối. Đó là tình huống. Chúng ta hiện hữu trước khả năng suy nghĩ, chúng ta hiện hữu trong khi khả năng suy nghĩ có đó, chúng ta sẽ hiện hữu ở đó khi khả năng suy nghĩ đã biến mất – chúng ta bao giờ cũng ở đó. Nhưng khi khả năng suy nghĩ có đó sẽ rất khó biết chúng ta là ai, tân thức này đích xác là cái gì. Khả năng suy nghĩ là việc làm sao lãng. Khả năng suy nghĩ là việc gây rối.
Chỉ khi lần nữa khả năng suy nghĩ không có đó thì chúng ta mới đi vào tiếp xúc với nó. Nếu người ta nghĩ về nó người ta có thể nghĩ và nghĩ và nghĩ nhưng nó lẩn tránh ý nghĩ. Nó liên tục trượt ra khỏi khả năng suy nghĩ. Và thế thì thấy rằng việc suy nghĩ không dẫn tới bất kì đâu, việc suy nghĩ dừng lại theo cách riêng của nó. Nếu người ta thực sự liên tục nghĩ tới chính tận cùng, trạng thái vô suy nghĩ xảy ra một cách tự động. Việc kết thúc suy nghĩ này chung cuộc tới một cách tự nhiên – đó là điều Thiền đề xuất.
Từ “Thiền: Con đường của nghịch lí”, T.1, Ch.9