Nam Tuyền và chiếc liềm

Nam Tuyền và chiếc liềm

 

Một hôm Nam Tuyền làm việc trên núi dùng liềm.

 

Nam Tuyền là một trong những người vĩ đại. Tôi coi ông ấy cũng như Phật Gautam, Ma ha ca diếp, Bồ đề đạt ma, Triệu Châu, Bách Trượng. Đã có hàng nghìn thầy, nhưng Nam Tuyền vẫn sẽ nổi bật với cái đẹp, tính duy nhất riêng của ông ấy. Ông ấy đã trở thành nổi tiếng với mọi người tới mức chính núi nơi ông ấy có chiếc am nhỏ bây giờ được gọi là núi Nam Tuyền.

 

Một hôm Nam Tuyền làm việc trên núi dùng liềm. Một sư trên đường đi lên núi tới hỏi, không biết mình đang nói với ai: “Tới thầy Nam Tuyền đi đường nào?”

Thầy giơ chiếc liềm ra trước sư này, và nói: “Ta trả ba mươi xu cho chiếc liềm này.”

Sư này vặn lại: “Tôi không hỏi ông về liềm.”

“Thế thì,” thầy truy vấn, “ông đã hỏi ta cái gì?”

Sư này lặp lại: “Tới thầy Nam Tuyền đi đường nào?”

Thầy nói, “Ồ, thế à! Liềm này cắt ngọt!”

 

Bạn thấy nỗ lực đem sư này về hiện tại. Chẳng thành vấn đề đó là cái gì, nó có thể là chiếc liềm – tại khoảnh khắc này Nam Tuyền đang cố đem sư này, người lạ, về khoảnh khắc hiện tại. Nhưng sư này liên tục hỏi về cái gì đó xa xôi.

Thiền không phải là triết lí về những thứ xa xôi, nó là cách tiếp cận rất hiện thực tới hiện tại – và mọi phương cách và phương pháp đều được dùng để đem người tìm kiếm về khoảnh khắc hiện tại. Bình thường, về mặt trí tuệ câu chuyện này sẽ có vẻ ngớ ngẩn, đó là lí do tại sao mọi người như Nam Tuyền và Bách Trượng đã biến mất khỏi thế gian. Chúng ta đã trở nên quá trí thức và họ đã không là những người trí thức, hồn nhiên, hiện diện vô cùng, trọn vẹn, nhưng bao giờ cũng ở đây; bạn không thể đẩy họ đi bất kì chỗ nào khác. Bạn không thể đưa họ ra khỏi khoảnh khắc của họ.

Bây giờ Nam Tuyền đang làm việc với chiếc liềm, bạn không thể làm cho ông ấy nói về bất kì cái gì khác, ngay cả về bản thân ông ấy.

Tôi hi vọng bạn sẽ hiểu vấn đề này. Sư này đã lỡ. Dễ dàng bỏ lỡ Thiền.

Nó hiển nhiên

tới mức nếu bạn đơn giản

không bắt đầu tâm trí bạn,

dù chỉ một khoảnh khắc

nó là trong tay bạn.

Nó không khó

cũng không dễ.

Nó chỉ là hoàn cảnh,

nó là chính hiện hữu của bạn.

Bạn có thể quen với nó hay không – nó có đó, như cái bóng của bạn. Nhưng cái bóng là bên ngoài; hiện hữu của bạn là trung tâm bên trong của bạn. Và ngoại trừ ở hiện tại, ở đây và bây giờ, không có cách nào tới nó. Đây là con đường duy nhất dẫn tới bản thân người ta.

 

Maneesha lại hỏi:

 

Osho kính yêu,

Thầy nói cao thế về các thiền sư, những phương pháp tài tình vậy mà đơn giản của họ, và sự hồn nhiên của kiểu người mà có thể trở nên được nhận ra qua họ. Vậy mà trong khi tôi thỉnh thoảng thấy thầy như một Thiền sư, tôi sẽ không nói cách tiếp cận của thầy có đặc trưng của họ. Có phải là vì kiểu người thầy đang có là quá nhiều tính não bộ, gần như không có tương tác với hồn nhiên và tự phát, hay đó là vì thầy có cách hiểu khác về cái gì có hiệu quả nhất… hay cả hai?

 

Maneesha,

 

(Osho giang cả hai tay ra)

 

… cả hai đấy. Bản thân tôi là một phân loại trong bản thân nó. Tôi sẽ không đứng trong bất kì hàng đợi nào, ngay cả với Phật Gautam. Tôi thích sự một mình của tôi, tính tự phát riêng của tôi. Điều đó tạo ra khác biệt.

Thứ hai, những người tôi đang hiện hữu cùng là khác toàn bộ với những người mà các Thiền sư phải giải quyết. Các Thiền sư, nếu hiện diện ở đây, sẽ có vẻ không lành mạnh với bạn. Tôi đang cố làm cho sự không lành mạnh của họ là lành mạnh nhất có thể để cho bạn có thể hiểu được.

Bạn là khác, bạn ở trong đầu nhiều hơn những người mà các Thiền sư đã xử trí. Cho nên nỗ lực của tôi là trước hết mang bạn về tim của bạn và chỉ thế thì tôi có thể có đối thoại im lặng với bạn. Tôi phải nói để tạo ra im lặng trong bạn. Nó là cách thức rất mâu thuẫn.

Nhưng trước khi bạn rơi vào trong im lặng sâu hơn, đập rộn ràng cùng niềm vui, an bình, mãn nguyện về điều Maneesha đã từng nói… điều đó không chỉ là kinh nghiệm của cô ấy, điều đó là kinh nghiệm của phần lớn người của tôi ở đây và trên khắp thế giới.

 

Từ “Thế này, Thế này, Nghìn lần Thế này”, Ch.3