Bài thuyết pháp vĩ đại nhất

Bách Trượng có cách duy nhất để hướng dẫn các sư. Từ sáng tới đêm ông ấy liên tục nói, “Làm việc cho ta trên cánh đồng, và ta sẽ dạy cho ông.”

Theo cách đó ông ấy đã làm cho các đệ tử của mình làm việc trên cánh đồng mọi lúc; nhưng ông ấy đã dường như không được chuẩn bị để cho bất kì bài giảng hay bài thuyết pháp nào.

Chung cuộc, các sự không thể chịu được lâu hơn nữa, đi tới thầy và hỏi: “Xin thầy đủ từ bi cho chúng tôi bài thuyết pháp khai sáng?”

Lời đáp kiên định của thầy là: “Làm việc cho ta trên cánh đồng, và ta sẽ dạy cho ông.”

Nhiều ngày trôi qua, và các sư nóng vội lại đi tới thầy và thúc giục: “Xin cho chúng tôi bài thuyết pháp.” Lần này, thầy thực sự đồng ý làm như vậy.

Sau một chốc các sư tập hợp lại trong phòng. Thầy yên tĩnh xuất hiện trước họ bước lên bục giảng, giang hai tay, và không một lời lập tức trở về phòng mình.

Maneesha, cử chỉ này của Bách Trượng là bài thuyết pháp vĩ đại nhất trong toàn thể lịch sử của huyền môn. Chỉ để chuẩn bị cho người của ông ấy, ông ấy thường nói, “Đi và làm việc trên cánh đồng. Các ông không thể làm việc lâu với cây và với cỏ và với hoa hồng mà không có bản thân các ông trở thành im lặng như chúng vậy.”

Những người sống cùng tự nhiên thấy một cách tự nhiên sự đồng bộ giữa bản thân họ và sông và núi, họ ở gần với đất và nhịp tim đập của nó hơn.

Ban đầu Bách Trượng cố đem đệ tử lại gần tự nhiên, gần im lặng. Chừng nào ông ấy chưa chuẩn bị xong, bài thuyết pháp lớn không thể được chuyển giao. Bài thuyết pháp lớn cần những đệ tử lớn, và đệ tử lớn đích xác là người là im lặng.

Trước khi tôi đi vào trong câu chuyện cực kì hay này của Bách Trượng tôi muốn nói với bạn cái gì đó về một thầy đương đại, George Gurdjieff. Ông ấy thường dùng – mà không biết tới Bách Trượng – cùng phương pháp này, và những người tới với ông ấy đã rất khác với những người đã tới với Bách Trượng.

Gurdjieff đã làm việc ở phương Tây. Các nhà trí thức tới và Gurdjieff yêu họ đào một cái hố trên cánh đồng, nhưng họ nói, “Chúng tôi đã tới đây để học cái gì đó, không để đào hố.” Gurdjieff rất nghiêm khắc. Ông ấy nói, “Trước hết làm điều ta nói nếu các ông muốn nghe câu trả lời.”

Trong một trường hợp đặc biệt, Bennet tới Gurdjieff: có giáo dục cao, có tu tập và câu trả lời cho ông ấy cũng là như vậy. Ông ấy đã tới để hỏi về Thượng đế và nghĩa của sự sống. Gurdjieff nói, “Khoảnh khắc này để lại những thứ này đi, cứ đi và đào hố trên cánh đồng.”

Bennet chần chừ một lúc, nhưng thế rồi nghĩ, “Mình đã tới từ nơi xa thế, thử xem cái gì xảy ra. Mình có mất gì đâu?” Ông ấy bắt đầu đào hố; Gurdjieff tới với chiếc xì gà, quan sát việc đào hố của ông ấy, bảo ông ấy rằng, “Trước khi mặt trời lặn khu vực nào đó này phải được chuẩn bị.”

Mặt trời lặn dần, Bennet đã hoàn toàn mệt mỏi – người trí thức không bao giờ làm việc chân tay, và đặc biệt kiểu công việc này. Và thấy mặt trời đang lặn, có nhẹ nhõm lớn… “Giờ ít nhất Gurdjieff sẽ bắt đầu có đối thoại mà mình đã tới vì điều đó.” Gurdjieff bước đi ngay bên cạnh, theo dõi mọi lúc.

Thế rồi Bennet nói, “Hố xong rồi này.”

Gurdjieff nói, “Giờ lấp hố lại hoàn toàn, đem nó trở lại trạng thái nguyên gốc của nó, ném mọi bùn trở lại chỗ của nó.”

Bennet đã mệt thế, nhưng ông ấy cũng là con người của tính chính trực. Ông ấy nói, “Để xem cái gì xảy ra.”

Không ăn, không nghỉ, thậm chí không giải lao uống cà phê, ông ấy lấp lại cái hố. Phải gần tới nửa đêm và Gurdjieff vẫn đứng đó cả ngày chỉ theo dõi và hút xì gà. Trăng tròn, lên cao nhất trong đêm; nó đã là im lặng đẹp và Bennet nhớ rằng, “Tôi mệt thế… tôi không biết từ đâu – im lặng vô cùng giáng lên tôi.” Trong cuốn tự tiểu sử của mình ông ấy nói, “Tôi đã đơn giản sững sờ.”

Gurdjieff cười và nói, “Ông đã nghe thấy rồi? Giờ đi và nghỉ.”

Nhưng cái gì đã được nói? Chẳng cái gì đã được nói. Vấn đề không phải là thầy sẽ nói bất kì cái gì. Vấn đề là ở chỗ đệ tử phải im lặng thế… và ông ấy đã im lặng vì ông ấy mệt tới mức ông ấy thậm chí không thể nghĩ được, tâm trí trở thành trống rỗng hoàn toàn. Trong im lặng đó không có nhu cầu cho thầy nói bất kì cái gì, thầy chỉ chỉ dẫn nó là thế này, và bài thuyết pháp kết thúc.

Nhưng Bách Trượng thậm chí còn đi sâu hơn Gurdjieff. Ông ấy thậm chí đã không nói, “Thế này.” Ông ấy ép các đệ tử làm việc tới mức tối đa, tới chỗ năng lượng của họ hoàn toàn bị hấp thu bởi công việc và tâm trí chẳng có gì, không chứa năng lượng nào để nó huyên thuyên. Các đệ tử tới đi tới lại ông ấy, nhưng ông ấy đơn giản nhắc lại, “Đi và làm việc trên cánh đồng.”

Nhưng một hôm những người vẫn còn ở lại với người kì lạ này, người đã không dạy cái gì, người đơn giản nói, “Quay lại cánh đồng và làm việc cần mẫn nhất có thể được…”

Và ông ấy đã nổi tiếng là một trong những thầy vĩ đại người biết tới bí mật này. Nhiều người tới, nhưng chỉ ít người ở lại. Ông ấy là người khó tính.

Khi chỉ vài người đó còn ở lại, người đã trở nên im lặng khi làm việc trên cánh đồng, người đã đi tới sự hài hoà sâu với tự nhiên, người có tâm trí đã lắng đọng xuống, ông ấy đã chấp nhận lời mời.

Lần này – sau nhiều nỗ lực của các đệ tử mời thầy và nhận được cùng lời đáp, “Quay lại và làm việc trên cánh đồng” – lần này khi họ tới và đề nghị, “Xin thầy cho chúng tôi bài thuyết pháp,”

thầy thực sự đồng ý làm như vậy.

Sau một chốc các sư tập hợp lại trong phòng. Thầy yên tĩnh xuất hiện trước họ bước lên bục giảng, giang hai tay, và không một lời lập tức trở về phòng mình.

Điều này được biết tới trong lịch sử của Thiền như bài thuyết pháp vĩ đại nhất. Nó là vậy, vì ông ấy đã không nói gì và vậy mà đã nói mọi thứ. Hai tay đó giang ra như cánh chim mở ra toàn thể bầu trời cho các đệ tử im lặng, việc truyền trao không lời.

Chúng ta đã trở nên quá quen thuộc với lời, chúng ta không biết cái đẹp của vô lời. Ngay cả bạn thấy đoá hồng đẹp, lập tức tâm trí bạn nói, “Đẹp làm sao,” và bạn đã bỏ lỡ. Nếu bạn đã đơn giản thấy đoá hồng này và đã hấp thu cái đẹp của nó, cảm thấy nó trong tim bạn mà không thậm chí thốt ra một lời tán thưởng, bạn chắc đã trở nên chứng ngộ.

Ngay cả hoa hồng có thể đã vận hành như thầy lớn với bạn.

Vấn đề không phải là ở chỗ bạn không biết, vấn đề làm bạn quá đầy những lời nói lắp bắp, bạn biết quá nhiều. Vì tri thức vay mượn của bạn và quá nhiều lời di chuyển bên trong bạn, bạn không thể thấy được cái đẹp vô lời mà chỉ có thể được trải nghiệm trong im lặng. Cứ lắng nghe tre mà xem… và bạn sẽ thấy điều Bách Trượng đã nói mà không nói nó.

Thiền không phải là nỗ lực trí tuệ để hiểu thực tại, nó là cách tiếp cận trực giác để chìm ngập trong điều huyền bí của sự tồn tại, để mở đôi cánh của bạn và bay như con đại bàng ngang qua mặt trời.

Ngôn ngữ là hiện tượng rất nhỏ, bị giới hạn cho nhân loại. Sao không nói mà hoa cũng không nói, nhưng chúng vẫn diễn đạt, chúng truyền chính sự hiện diện của chúng mà không có bất kì ngôn ngữ nào. Thiền chỉ là đoá hoa dại, toả hương thơm cho bất kì ai có thể quan tâm. Nhưng người có nhạy cảm sẽ hiểu điều đó.

Không cái gì được nói và mọi thứ được hiểu. Chỉ nhận chìm bản thân bạn vào trong cái thế này, im lặng vô cùng của khoảnh khắc này, và bạn sẽ cảm thấy tự do khỏi tâm trí. Và đó là tự do duy nhất, tự do đầu tiên và cuối cùng, tự do khỏi tâm trí.

Chính tâm trí riêng của bạn đang che phủ con người bạn như chiếc lồng. Một khi tâm trí bị bỏ lại đằng sau và bạn chỉ là người quan sát, xa xăm… đột nhiên cánh cửa của mọi điều huyền bí mở ra.

Thiền không nói về Thượng, nó cho bạn Thượng đế; nó không nói về thiên đường, nó cho bạn vào thiên đường.

Từ “Thế này, Thế này, Nghìn lần Thế này”, Ch.3