Thấp kém và cao siêu

Làm sao bất kì người nào đã không nhận ra bản tính Phật thực của mình có thể tránh cảm thấy thấp kém trong sự hiện diện của thầy mọi sáng?

 

Krishna Prabhu, thế thì phải có cái gì đó sai trong tâm trí bạn. Cảm thấy thấp kém trong sự hiện diện của tôi sao…? Và tôi liên tục xúi đi xúi lại rằng bạn là chư phật. Bạn có thể tìm ra bất kì người nào ở bất kì đâu mà sẽ kính trọng bạn hơn tôi kính trọng bạn không? Toàn thể công việc của tôi bao gồm một điều thôi: nhắc nhở bạn rằng bạn là chư phật, rằng bạn là các thượng đế và nữ thượng đế, rằng bạn đã rơi vào trong mơ và bạn nghĩ về bản thân bạn như người ăn xin hay như kẻ lang thang, nhưng bạn không phải vậy.

Tại sao bạn phải cảm thấy thấp kém trong sự hiện diện của tôi? Trong sự hiện diện của tôi bạn phải cảm thấy ở chính đỉnh của thế giới chứ, vì tôi không tách rời khỏi bạn: tôi là cái mà bạn có thể trở thành vào bất kì khoảnh khắc nào – khoảnh khắc này. Tôi đơn giản là đại diện cho mọi điều bạn có thể là. Làm sao bạn có thể cảm thấy thấp kém trong sự hiện diện của tôi? Phải có cái gì đó khác.

Không phải sự hiện diện của tôi làm cho bạn cảm thấy thấp kém đâu, đó phải là bản ngã rất tinh vi ở đâu đó sâu bên dưới. Bạn muốn cảm thấy cao siêu trong sự hiện diện của tôi – điều đó đang tạo ra rắc rối. Nếu bạn muốn cảm thấy cao siêu trong sự hiện diện của tôi thế thì bạn sẽ cảm thấy thấp kém. Bạn là nguyên nhân của nó, không phải sự hiện diện của tôi. Nếu bạn muốn cảm thấy cao siêu điều đó sẽ là khó; bạn sẽ không có khả năng xoay xở điều đó. Bạn sẽ không tới đích, bạn sẽ trượt đi trượt lại mãi, và thế thì bạn sẽ cảm thấy thấp kém.

Thấp kém được tạo ra khi bạn muốn cảm thấy cao siêu. Thấp kém là cái bóng. Nếu bạn yêu tôi, ai là thấp kém và ai là cao siêu? Trong yêu mọi cao siêu, mọi thấp kém, biến mất. Thầy không cao siêu với đệ tử; đệ tử không thấp kém với Thầy. Thầy biết, có nhận biết, sự hoàn hảo của đệ tử, đệ tử không nhận biết; nhưng không người nào là thấp kém và không người nào là cao siêu. Và khi đệ tử cúi lạy Thầy đó không phải vì thấp kém, mà vì đó chỉ là trong sự hiện diện của Thầy mà lần đầu tiên mọi thấp kém biến mất. Đó là lí do tại sao anh ta cúi lạy: nó là từ lòng biết ơn, rằng ‘Chính chỉ trong sự hiện diện của thầy nơi tôi cảm thấy là có giá trị, nơi tôi cảm thấy không là rác rưởi, nơi tôi cảm thấy không như con sâu; nơi đột nhiên thực tại của tôi nở hoa. Chính chỉ trong sự hiện diện của thầy mà tôi nhớ lại cốt lõi bên trong nhất riêng của tôi; chính là trong sự hiện diện của thầy mà ngọn lửa bên trong nhất của tôi bùng cháy sáng, mà tôi bắt lửa với tình yêu, với sự hiện diện, với nhận biết – do đó tôi cúi lạy.’ Không phải bởi vì bất kì thấp kém nào, nhưng vì mọi thấp kém biến mất.

Và tôi không nói rằng khi thấp kém biến mất bạn bắt đầu cảm thấy cao siêu. Khi thấp kém biến mất, mọi cảm giác về cao siêu cũng biến mất. Chúng sống cùng nhau, chúng là cùng nhau, chúng không thể bị tách rời. Người cảm thấy cao siêu vẫn cảm thấy thấp kém ở đâu đó. Người cảm thấy thấp kém muốn cảm thấy cao siêu ở đâu đó. Chúng tới theo cặp; chúng bao giờ cũng có đó cùng nhau; chúng không thể bị tách rời. Người nói ‘Tôi khiêm tốn’ đơn giản đang cố chứng tỏ bản thân người đó là cao siêu, người đó muốn là cao siêu.

Đó là điều xảy ra cho cái gọi là thánh nhân của bạn: họ trở thành khiêm tốn nhưng họ không trở thành giản dị. ‘Giản dị’ ngụ ý không thấp kém, không cao siêu. Bạn không thể hình dung ra điều tôi ngụ ý sao? Người ta đơn giản hiện hữu – không so sánh. Cao siêu, thấp kém, nảy sinh từ so sánh: bạn bắt đầu so sánh.

Chuyện xảy ra…

Một Thiền sư đang ngồi trong satsang, các đệ tử của ông ấy có đó, và một người rất hãnh diện, một chiến binh, một võ sĩ đạo, tới gặp ông ấy. Võ sĩ đạo này là người rất nổi tiếng, nổi tiếng khắp nước, nhưng khi nhìn Thầy, nhìn cái đẹp của Thầy và duyên dáng của khoảnh khắc đó, ông ta đột nhiên cảm thấy thấp kém. Có thể ông ta đã tới với ham muốn vô ý thức để chứng minh sự cao siêu của ông ta. Ông ta nói với Thầy ‘Tại sao tôi cảm thấy thấp kém? Chỉ mới khoảnh khắc trước mọi thứ đã là được. Khi tôi bước vào trong sân nhà thầy đột nhiên tôi cảm thấy thấp kém. Tôi chưa bao giờ cảm thấy như điều đó. Tay tôi run. Tôi là chiến binh, tôi đã đối diện chết nhiều lần, và tôi chưa bao giờ cảm thấy bất kì sợ gì – tại sao tôi cảm thấy kinh hoàng?’

Thầy nói ‘Ông đợi đã. Khi mọi người đã về, ta sẽ trả lời.’ Mọi người liên tục tới, và người này mỗi lúc phát mệt thêm, và đến tối căn phòng trống rỗng, không có người nào, và võ sĩ đạo nói ‘Bây giờ, thầy có thể trả lời nó được không?’ Và Thầy nói ‘Bây giờ, bước ra đi.’

Đêm trăng tròn – trăng đã lên trên đường chân trời… Và thầy nói ‘Nhìn những cây này, cây này cao trên trời và cây nhỏ này. Cả hai đã tồn tại bên cạnh cửa sổ của ta trong nhiều năm rồi, và chưa bao giờ có bất kì vấn đề gì, cây nhỏ hơn chưa bao giờ nói “Tại sao tôi cảm thấy thấp kém trước anh?” với cây lớn. Làm sao điều đó là có thể được? Cây này là nhỏ, và cây kia là lớn, và ta chưa bao giờ nghe bất kì tiếng thì thào nào.’ Võ sĩ đạo nói ‘Vì chúng không thể so sánh.’ Thầy nói ‘Thế thì ông không cần hỏi ta; ông biết câu trả lời.’

So sánh mang tới thấp kém, cao siêu. Khi bạn không so sánh, mọi thấp kém, mọi cao siêu biến mất. Thế thì bạn hiện hữu, bạn đơn giản có đó. Bụi cây nhỏ hay cây cao lớn – không thành vấn đề, bạn là bản thân bạn. Bạn được cần. Nhành cỏ được cần nhiều như ngôi sao lớn nhất. Không có nhành cỏ Thượng đế sẽ kém hơn ngài vậy. Âm thanh này của con chim cúc cu được cần nhiều như bất kì Phật nào; thế giới sẽ kém đi, sẽ kém giầu có đi nếu con chim cúc cu này biến mất.

Cứ nhìn quanh. Mọi thứ là được cần, và mọi thứ khớp với nhau. Nó là một thể thống nhất hữu cơ: không ai cao hơn và không ai thấp hơn, không ai cao siêu, không ai thấp kém. Mọi người là duy nhất không so sánh được.

Nếu bạn không thể cảm thấy điều này trong sự hiện diện của tôi, bạn sẽ đi đâu để cảm thấy nó? Mọi ngày, sáng, tối, tôi cúi lạy bạn chỉ để nhắc nhở bạn rằng bạn là hoàn hảo, rằng không cái gì bị thiếu, rằng bạn đã ở đó – thậm chí không một bước phải lấy, rằng từ chính lúc bắt đầu mọi thứ là như nó phải vậy. Đây là tâm thức tôn giáo.

Từ “Mặt trời mọc buổi tối”, Ch.4