Suy nghĩ khẳng định và suy nghĩ phủ định

Có hai loại suy nghĩ. Một, suy nghĩ khẳng định, loại kia, suy nghĩ phủ định. Suy nghĩ phủ định là kiếm; nó chặt vấn đề từ chính rễ. Đó là lí do tại sao Phật giáo được gọi là con đường phủ định, con đường của việc phủ định, via negativa – nó là vậy. Suy nghĩ khẳng định nghĩa là bạn nghĩ về cái gì đó. Suy nghĩ khẳng định là suy nghĩ về cái gì đó. Suy nghĩ khẳng định tạo ra niềm tin. Suy nghĩ khẳng định tạo ra lí tưởng. Suy nghĩ khẳng định cho bạn hình ảnh của tương lai, ý tưởng, kết luận về cách sống, cách cải tiến. Suy nghĩ khẳng định đi từ kết luận. Bạn coi kết luận là đương nhiên có, và thế rồi bạn bắt đầu.

Chẳng hạn, ‘Thượng đế hiện hữu vì Jesus đã nói vậy’ – bạn đã nhận kết luận. Bây giờ, Jesus có thể sai, Jesus có thể bị lừa – ai biết? Tôi có thể sai, tôi có thể bị lừa – làm sao bạn có thể lấy kết luận từ tôi? Kết luận của tôi là kết luận của tôi, và nó không thể là của bạn theo bất kì cách nào; nếu bạn làm nó thành kết luận của bạn, nó sẽ là giả. Trong tay tôi nó đã là con chim sống, trong tay bạn nó là cái xác, và nó sẽ sớm bốc mùi. Trong tay tôi nó đã là kinh nghiệm của tôi, được truyền sang tay bạn nó được vay mượn. Nó không có nghĩa vì nó không có sự sống. Và đó là điều xảy ra. Bất kì khi nào một chân lí sống được truyền, nó không bao giờ đạt tới cùng điều cho người khác; nó thay đổi qua cả nghìn lẻ một hình tướng. Bây giờ, Jesus là quá khứ hai mươi thế kỉ; trong hai mươi thế kỉ con người đã làm mọi trò tinh quái với lời của ông ấy.

Mới vài năm trước một nhà truyền giáo Ki tô giáo đã tới gặp tôi. Ông ta nói ‘Ông có là Christ không? Nếu ông là Christ, ông có thể làm phép màu như ông ấy đã làm không?’ Tôi đã trong tâm trạng phóng khoáng, cho nên tôi nói ‘Được. Ông cứ bảo tôi phép màu nào.’ Ông ta nói ‘Trước hết, ông ấy đã bước đi trên nước – ông có thể bước đi trên nước không?’ Tôi nói ‘Tôi bước đi trên hư không. Anh chàng cổ kia, bước đi trên nước. Bên dưới tôi toàn thể trái đất đã biến mất.’ Ông ta nói ‘Với vài lát bánh mì ông ấy đã nuôi cả nghìn người…’ Tôi nói ‘Chẳng có lát bánh mì nào tôi đang nuôi cả nghìn người; nhiều người được nuôi dưỡng. Và với một lát bánh mì việc nuôi dưỡng có thể đi rất sâu. Tôi đang nuôi bằng các lát tâm linh.’ Bây giờ, ông ta có vẻ hơi chút phân vân, ông ta nói ‘Và ông ấy đã biến nước thành rượu…’ Tôi nói ‘Ông nghĩ tôi đang làm gì? Ông không thể thấy nhiều người ngất ngây thế quanh đây sao? Tôi đang biến không khí thành rượu!’ Thế rồi điều cuối cùng ông ấy nói ‘Và… nhưng… ông ấy đã gọi Lazarus ra khỏi cái chết của ông này…’ Tôi nói ‘Đó là điều chư Phật bao giờ cũng làm – gọi mọi người ra khỏi mồ của họ. Nó chẳng là gì đặc biệt, nó không phải là phép màu – đó là chức năng của vị Phật. Mọi người chết; mọi người là một Lazarus. Không có gì đặc biệt trong việc Jesus gọi Lazarus ra khỏi mồ, nhưng có cái gì đó đặc biệt trong Lazarus rằng ông này đã nghe điều đó.’ Tôi đã nói cho nhà truyền giáo này ‘Tôi có thể gọi ông quay lại từ mồ của ông, nhưng ông có nghe thấy không? Vấn đề không phải là với Jesus, phép màu được làm bởi Lazarus. Jesus đã gọi, nhưng chỉ Lazarus bước ra khỏi mồ, và Jesus đã gọi nhiều người. Tôi cũng đang gọi nhiều người ra khỏi mồ của họ, vài người tới.’

Nhưng đây là cách lời dần dần trở thành giả; chúng mất mọi cái đẹp, mọi chân lí – chúng trở thành câu chuyện, chúng trở thành huyền thoại. Khi tôi nói cái gì đó cho bạn, nó là sống, khi nó đạt tới tay bạn nó sẽ là chết. Với tôi nó đã là chân lí, với bạn nó sẽ là niềm tin. Suy nghĩ khẳng định bắt đầu với niềm tin: ‘Tin trước hết.’ Công thức bản chất của suy nghĩ khẳng định là: ‘Việc tin là việc thấy. Nếu ông tin ông sẽ thấy.’ Nếu bạn tin một cách toàn bộ chắc chắn bạn sẽ thấy. Bạn có thể tin vào bất kì cái gì, và nó sẽ bắt đầu xảy ra cho bạn. Nhưng điều đó sẽ chỉ như mơ được tôn cao bởi niềm tin của bạn, được tạo ra bởi niềm tin của bạn, được bạn phóng chiếu ra.

Cách tiếp cận của Phật là phủ định. Tâm trí phủ định, suy nghĩ phủ định, không bắt đầu với bất kì kết luận nào. Nó bỏ mọi kết luận, nó đơn giản gạt bỏ mọi niềm tin, mọi kinh sách, mọi học thuyết, mọi tín điều. Nó nói ‘Đây không phải là kinh nghiệm của tôi, cho nên tôi không thể tuyên bố tính chân lí cho điều đó. Tại sao tôi phải mang nó? Đây là toàn đồ đồng nát.’ Suy nghĩ phủ định ngụ ý rằng bạn bỏ mọi kết luận mà bạn đã coi là đương nhiên có khỏi các thứ khác. Một điểm tới khi không cái gì còn lại trong tâm trí bạn, vì mọi thứ đều được vay mượn.

Nhìn vào bên trong mà xem. Mọi điều bạn nghĩ như tri thức của bạn đều là tri thức vay mượn, và làm sao cái vay mượn có thể là tri thức? Nó là thông tin. Bạn chỉ đang lặp lại nó; bạn là sinh linh máy móc trong việc lặp lại nó. Suy nghĩ phủ định không bắt đầu với kết luận, với niềm tin, với ý nghĩ.

Bỏ mọi niềm tin, bỏ mọi ý nghĩ đi. Đó là lí do tại sao tôi nói R. H. Blyth là đúng khi ông ấy nói:

 

nếu ông liên tục ngắt lá (các tín ngưỡng) và tìm cành (các nguyên tắc trừu tượng),

ta không thể làm gì cho ông.

Đó là một trong các nghĩa: định nghĩa về suy nghĩ phủ định. Thử thấy ra vấn đề này. Nếu bạn đang trong trạng thái phủ định – khi bạn đã phủ định tất cả – cái gì sẽ còn lại? Chỉ tâm thức của bạn, tâm thức thuần khiết, bạn đã bỏ mọi ước định, bạn không còn là người Hindu hay người Jaina hay người Ki tô giáo; bạn không biết bạn là ai, bạn đơn giản là không ai cả.

Tâm trí phủ định phải đi tới điểm này, là không ai cả. Bạn chỉ là chỗ trống, rỗng – rỗng mọi cái đã được rót vào trong bạn từ bên ngoài; bạn đã làm trống rỗng nó, bạn là phiến đá sạch. Bạn chỉ là chiếc gương thuần khiết thậm chí không một hạt bụi nào trên nó. Trong khoảnh khắc này rễ bị chặt. Trong khoảnh khắc này chiếc kiếm được tạo ra. Làm sao bạn có thể vẫn còn không chứng ngộ trong khoảnh khắc như vậy khi mắt bạn là tuyệt đối trong trẻo?

Sự trong trẻo này, trong như pha lê này, sự thuần khiết hoàn toàn của cái nhìn này, của cảm nhận – đây là chân lí; nó tạo ra chiếc kiếm của suy nghĩ phủ định. Và suy nghĩ phủ định là loại suy nghĩ cao nhất – vĩ đại nhất. Chỉ tâm trí tầm thường bám lấy suy nghĩ khẳng định. Tâm trí cao nhất chuyển tới các đỉnh của phủ định. Người đó bỏ mọi gánh nặng; người đó đơn giản trở thành được cất gánh nặng. Trong việc cất gánh nặng đó là tự do, thoát ra.

Và khi suy nghĩ dừng lại, việc cám ơn bắt đầu.

Suy nghĩ phủ định này là đồng nghĩa với chờ đợi, vì không có gì để làm. Bạn không có bất kì kết luận nào. Bạn không thể tìm Thượng đế vì bạn không biết. Thượng đế không có nghĩa trong thế giới của suy nghĩ phủ định. Bạn không thể tìm giải thoát – nó không có nghĩa. Bạn không thể thực hành đức hạnh – bạn không biết đức hạnh là gì và tội lỗi là gì. Trong trạng thái của sự phủ định bạn không biết bất kì cái gì, cho nên không cái gì có thể được làm. Người ta chỉ có thể chờ đợi, và chỉ chờ đợi.

Mới hôm nọ tôi đã cho tính chất sannyas cho một người đàn bà mới, đẹp. Tôi đã cho cô ấy cái tên Tada; nó là từ Nhật Bản, nó ngụ ý ‘vừa phải’, ‘duy nhất’. Khi không cái gì còn lại mà chỉ còn bạn, thậm chí không có ý tưởng về tôi, mà chỉ có điều bản chất của tôi – tada; chỉ tâm thức còn lại, mọi nội dung đã bị bỏ đi; tâm thức vô nội dung còn lại – bạn có thể làm cái gì bây giờ? Bạn không thể đi sang Đông, bạn không thể đi sang Tây, vì đó toàn là các niềm tin. Bạn không thể nhìn lên, bạn không thể nhìn xuống – đấy toàn là niềm tin. Bạn không thể làm cái này, bạn không thể làm cái nọ, vì chọn lựa bao giờ cũng là từ kết luận. Bạn không thể là tốt, bạn không thể là xấu. Thế thì cái gì còn lại? Thế thì chờ đợi còn lại, chỉ chờ đợi. Tada; và sự thuần khiết của chờ đợi là mênh mông; đó là phúc lành lớn nhất có thể xảy ra cho con người, niềm vui lớn nhất mà người ta có thể biết, vì trong chờ đợi đó mọi thứ xảy ra. Nó không phải là tìm kiếm, nó là chờ đợi.

Chờ đợi cho phép cái toàn thể nắm quyền sở hữu. Bạn biến mất, cái toàn thể xuất hiện. Chờ đợi đang bỏ trống cho chân lí hiện hữu. Nó là trống rỗng, sự trống rỗng – trống rỗng mọi điều chúng ta đã biết, đã trải nghiệm, đã tin – và thế rồi từ không đâu cả, hay từ mọi nơi, cảm giác được nâng lên kéo tới. Lòng biết ơn nảy sinh một cách tự nhiên và tự phát như khi chúng ta nhận được món quà yêu thương. Suy nghĩ dừng lại, cám ơn bắt đầu. Đây là lời cầu nguyện. Nó chẳng liên quan gì tới những ý tưởng đần độn của bạn về Thượng đế, và lời cầu nguyện, và tất cả những điều đó. Đây là lời cầu nguyện: khi bạn đang chờ đợi, chờ đợi, chờ đợi, trống rỗng. Và không có gì để làm, không có cách nào để làm; bạn không thể được bận bịu. Khi bạn chỉ im lặng, hoàn toàn im lặng – một loại vắng mặt – người ta được nâng lên; cái toàn thể nhận bạn. Trong việc nâng lên đó, lòng biết ơn và lời cầu nguyện nảy sinh.

Điều này sẽ giúp bạn hiểu phép màu này, hay thách đố này, của việc cầu nguyện Phật giáo. Người Ki tô giáo đã từng phân vân. Người Hindu vẫn còn bị rối về điều đó – làm sao Phật tử có thể cầu nguyện, vì người đó không tin vào Thượng đế. Làm sao Phật tử có thể cầu nguyện? Phật tử có thể cầu nguyện, nhưng lời cầu nguyện của người đó không phải là cái gọi là lời cầu nguyện của bạn. Lời cầu nguyện của người đó là cảm giác biết ơn vô cùng. Nó không đề cập tới bất kì người nào. Nó không cầu tới Thượng đế; người đó đơn giản nguyện. Người đó có thể làm gì? Người đó được nâng lên. Cái toàn thể đã nhận người đó, sở hữu người đó; cái toàn thể đã tới trong người đó, xô vào từ mọi phía, từ mọi nơi hay từ không nơi nào. Người đó không còn là cùng người cũ; tất cả là ánh sáng, tất cả là tự do, và tất cả là yêu. Làm sao bạn có thể vẫn còn vô ơn được? Người đó không cúi lạy bất kì người nào nói riêng, người đó đơn giản cúi lạy. Việc cúi lạy của người đó là thuần khiết: nó là cử chỉ, không địa chỉ. Người đó không cám ơn Thượng đế, vì không có Thượng đế, nhưng người đó cám ơn, người đó cám ơn toàn thể sự tồn tại.

Chứng ngộ phải không được tìm một cách tích cực, không được mang tới, vì nó đã có đó rồi. Chờ đợi là mọi điều được cần: chờ đợi, chỉ chờ đợi, tada, không có đối thể. Nếu bạn đang đợi cái gì đó, bạn không đợi rồi; thế thì suy nghĩ khẳng định đã bước vào. Nếu bạn đang đợi Krishna tới và chơi trên sáo của ông ấy, đây không phải là đợi. Nếu bạn đang đợi Christ tới và cứu bạn, đây không phải là đợi. Nếu bạn đang đợi tôi tới và giúp bạn, đây không phải là đợi; suy nghĩ khẳng định đã bắt đầu.

Đợi đơn giản là đợi; không đợi ai đó, không đợi cái gì đó xảy ra. Làm sao bạn có thể đợi cái gì đó mà bạn không biết? Và mọi điều bạn nghĩ phải xảy ra sẽ là sai, vì nó sẽ tới từ quá khứ của bạn, và quá khứ của bạn đã không là gì ngoài bóng tối, quá khứ của bạn đã không là gì ngoài dốt nát. Suy nghĩ phủ định không thể làm bất kì cái gì – thậm chí không nghĩ về cái gì sẽ xảy ra. Trạng thái này, im lặng này, sự thuần khiết hoàn toàn này, là chết và phục sinh.

Đợi không có đối thể, và đó là điều thiền là gì. Để tôi định nghĩa thiền: thiền là đợi mà không có hình ảnh trong tâm trí, đợi chỉ vì đợi. Và chân lí bao giờ cũng có đó, rung động tại cốt lõi của con người. Đợi cho phép nó bùng nở. Đợi giúp bạn tan chảy. Đợi giúp cái bên trong nhất diễn đạt bản thân nó. Đợi xả ra bài ca mà bạn đang là, lễ hội mà bạn đang là.

Từ “Mặt trời mọc buổi tối”, Ch.3