Quay vào trong không phải là quay chút nào. Đi vào trong không phải là đi chút nào. Quay vào trong đơn giản ngụ ý rằng bạn đã từng chạy đuổi theo ham muốn này nọ, và bạn đã từng chạy và chạy và bạn đã từng tới đi tới lại với thất vọng. Từng ham muốn đó mang tới khổ, rằng không có hoàn thành qua ham muốn. Rằng bạn không bao giờ đạt tới bất kì chỗ nào, rằng mãn nguyện là không thể được. Việc thấy chân lí này, rằng chạy theo ham muốn không đem bạn tới đâu cả, bạn dừng lại. Không phải là bạn làm bất kì nỗ lực nào để dừng lại. Nếu bạn làm bất kì nỗ lực nào để dừng nó lại, nó lại là chạy, theo cách tinh vi. Bạn vẫn đang ham muốn – có thể bây giờ nó là vô ham muốn mà bạn đang muốn.
Nếu bạn làm nỗ lực để đi vào, bạn vẫn đang đi ra. Bất kì nỗ lực nào chỉ có thể đưa bạn ra, đi ra ngoài. Mọi cuộc hành trình là hành trình đi ra ngoài, không có cuộc hành trình vào trong. Làm sao bạn có thể du hành vào trong được? Bạn đã ở đó rồi, không có điểm nào đi vào. Khi việc đi dừng lại, việc làm hành trình biến mất, khi ham muốn không còn che mờ tâm trí bạn, bạn ở trong. Điều này được gọi là quay vào trong. Nhưng nó không phải là việc quay chút nào, nó đơn giản là không đi ra ngoài.
Nhưng trong ngôn ngữ bao giờ cũng là vấn đề để diễn đạt những điều này.
Có chuyện ngụ ngôn cổ: Lúc đó là buổi trưa đẹp, và một con rùa đi dạo trên đất. Và nó nghỉ lại dưới cây có ánh mặt trời và nó lang thang trong các bụi cây chỉ vì vui sướng của việc đó. Thế rồi nó quay lại ao. Một trong các bạn nó, con cá, hỏi ‘Cậu đã ở đâu vậy?’ Và nó nói ‘Tớ đi dạo trên đất.’ Và cá nói ‘Cậu ngụ ý gì bởi “đi dạo trên đất”? Cậu phải ngụ ý bơi chứ gì.’ Và rùa cười và nó nói ‘Không, đấy không phải là bơi, nó chẳng là cái gì như bơi cả. Nó là bước đi trên đất cứng.’ Và cá nói ‘Cậu có lừa hay cái gì không? Tớ đã ở mọi chỗ rồi, cậu có thể bơi ở mọi nơi. Tớ chưa bao giờ thấy chỗ mà cậu không thể lặn và bơi. Cậu đang nói điều vô nghĩa, Cậu có phát điên không?’
Bạn hiểu khó khăn của cá không? Nó đã không bao giờ ở trên đất, bước đi trên đất không có nghĩa gì. Nếu rùa muốn tạo ra nghĩa trong phát biểu của nó, nó sẽ phải nói ‘Tớ đi bơi trên đất cứng.’ Điều này sẽ là ngớ ngẩn. Nhưng chỉ từ ‘bơi’ có thể được cá hiểu.
Tâm trí đầy ham muốn chỉ có thể hiểu ham muốn. Do đó có ham muốn về Thượng đế. Nó là ngớ ngẩn, bạn không thể ham muốn Thượng đế. Thượng đế tới với bạn khi ham muốn ra đi. Việc dừng lại của ham muốn là việc Thượng đế tới bạn. Lần nữa, tôi đang dùng từ ‘tới’, điều là không đúng. Vì Thượng đế đã ở đó rồi – bạn chỉ nhận ra khi ham muốn đã dừng lại. Không cái gì đã bao giờ tới, không cái gì đã bao giờ đi, mọi thứ là như nó vậy. Đó là điều Phật ngụ ý khi ông ấy nói: yatha bhutam – mọi sự là như chúng vậy. Không cái gì đã đi sai, không cái gì cần được đặt cho đúng. Mọi sự là như chúng vậy, và chúng bao giờ cũng vẫn còn như chúng vậy. Cây là xanh và hoa hồng là đỏ và mây nổi trên trời. Mọi thứ ở nơi nó bao giờ cũng ở, là cách nó bao giờ cũng là vậy. Đó là nghĩa của từ ‘tự nhiên’ – yatha bhutam.
Nhưng con người có năng lực mơ, ham muốn. Năng lực đó để mơ là vấn đề. Thế thì bạn bắt đầu chuyển vào trong tương lai, thế thì bạn bắt đầu lập kế hoạch cho tương lai. Bạn vẫn còn ở đây, nhưng tâm trí bạn có thể chuyển vào trong tương lai. Nó giống như mơ. Bạn rơi vào giấc ngủ ở Poona nhưng bạn có thể mơ về Calcutta hay Chicago hay Washington hay Moscow. Bạn ở đây cả đêm – đến sáng bạn sẽ không thức dậy ở Moscow hay Chicago, bạn sẽ thức dậy ở Poona. Và thế rồi bạn sẽ cười, ‘Mình đã lang thang quá nhiều.’ Trong khi bạn đang mơ về Moscow bạn đã không tới đó, bạn vẫn còn ở đây.
Bạn bao giờ cũng vẫn còn ở đây. Ở đây và bây giờ là thực tại duy nhất, không có thực tại khác. Nhưng ham muốn có thể tạo ra mơ. Và trong ham muốn bạn liên tục chuyển ra ngoài.
Bây giờ, quay vào trong nghĩa là gì? Câu hỏi của Đạo là có ý nghĩa, nó rất liên quan. Quay vào trong ngụ ý gì? Nó ngụ ý thấy cái vô tích sự của ham muốn, thấy cái vô tích sự của việc mơ, thấy tính ảo vọng của việc mơ. Trong chính việc thấy đó, ham muốn biến mất. Trong sáng tỏ đó, ham muốn không thể tồn tại. Và khi bạn hiện hữu mà không có ham muốn, bạn ở trong. Không phải là bạn phải quay vào trong. Không phải là đầu tiên bạn phải dừng ham muốn, thế rồi bạn quay vào trong. Việc dừng lại của ham muốn là việc quay, việc biến đổi – điều Jesus gọi là ‘metanoia-cải tâm’, chuyển đổi. Đột nhiên động thái khác mở ra. Nó đã có đó, nhưng bạn đã không nhận biết về nó vì bạn bị ám ảnh quá nhiều với ham muốn. Ham muốn tiền, ham muốn quyền, ham muốn danh, không cho phép thiền của bạn nở hoa. Vì toàn thể năng lượng rút xuống mòn mỏi trong ham muốn.
Có thời năng lượng không vận động đi bất kì đâu… Nhớ, tôi nhắc lại lần nữa, quay vào trong không phải là chuyển vào trong. Khi năng lượng không vận động chút nào, khi không có chuyển động, khi mọi sự là tĩnh lặng, khi tất cả đã dừng lại – vì thấy cái vô tích sự của ham muốn bạn không thể chuyển đi bất kì đâu, không có chỗ nào để đi – tĩnh lặng giáng xuống. Thế giới dừng lại. Đó là điều được ngụ ý bởi ‘quay vào trong’. Đột nhiên bạn ở trong. Bạn bao giờ cũng ở đó rồi, giờ bạn thức tỉnh. Đêm qua rồi, sáng đã tới, bạn thức tỉnh. Đây là điều được ngụ ý bởi Phật tính – trở nên nhận biết, thức tỉnh, về điều đã là hoàn cảnh rồi.
Nhớ, câu nói của Bạch Ẩn: Từ chính lúc ban đầu mọi sinh linh là chư phật. Từ chính lúc bắt đầu tới chính lúc kết thúc. Ở bắt đầu, ở giữa, ở cuối, mọi người là chư phật. Không một khoảnh khác nào bạn đã là bất kì người nào khác. Nhưng hoàng đế đang có ác mộng về trở thành kẻ ăn xin, và bị hành hạ bởi ác mộng.
Từ “Chính thân này là Phật”, Ch.9