Vì mọi người là vô ý thức. Vì mọi người ngủ say. Vì mọi người là robot. Trao đổi là không thể được; bạn nói cái gì đó, cái gì đó khác sẽ được hiểu. Không có cách nào để trao đổi. Cách duy nhất để trao đổi là trong yêu, qua im lặng. Nhưng không ai biết ở trong yêu và không ai biết cách ở trong im lặng.
Chỉ trong yêu và im lặng, trao đổi là có thể. Nhưng chúng ta không trong yêu và chúng ta không im lặng. Chúng ta đầy tri thức thế, đó là lí do tại sao trao đổi là không thể được. Ngôn ngữ là một trong những lí do tại sao có nhiều hiểu lầm thế trên thế giới. Không có hiểu lầm trong con vật và trong cây và trong chim, vì ngôn ngữ không tồn tại. Chúng là may mắn – chúng không biết bất kì cái gì về ngôn ngữ, cho nên chúng trao đổi trong yêu, trong im lặng. Việc câm của chúng là phúc lành lớn cho chúng. Con người là con vật duy nhất không câm, có thể nói. Và chính hiện tượng này là vấn đề.
Có một nguyên lí có tính tồn tại: Sự tồn tại đi trước điều bản chất. Một phát biểu đơn giản rằng bạn được sinh ra trước, rằng bạn được sinh ra mà không có bất kì bản tính bên trong nào, rằng bạn được sinh ra là tabula rasa – phiến đá sạch. Không cái gì được viết lên bạn, việc viết tới về sau. Bạn được sinh ra như sự tồn tại thuần khiết không bản chất nào, không chương trình dựng sẵn nào, không định mệnh nào. Bạn tới trong thế giới mà không biết bạn là ai. Bạn là không ai cả khi bạn tới trong thế giới này, trống rỗng thuần khiết. Và thế rồi bằng hành động của bạn, bằng việc làm của bạn, bạn bắt đầu xác định ra bản thân bạn. Bản chất tới sau bởi nỗ lực riêng của bạn. Một phát biểu đơn giản và phát biểu hay.
Nhưng tôi đã bắt gặp nhiều cách diễn giải về câu đơn giản này mà chỉ gồm ba từ: Sự tồn tại đi trước bản chất. Diễn giải thứ nhất tôi đã bắt gặp là, với một số người ý tưởng này trở nên được dịch thành: Không cái gì là có thể cho con người, vì con người là trống rỗng. Và con người không có bản tính bản chất, cho nên không có định mệnh để được hoàn thành. Rằng con người là ngẫu nhiên, rằng sự sống không có nghĩa, rằng sự sống là vô vọng hoàn toàn.
Hạt mầm có nghĩa vì nó có chương trình dựng sẵn rằng nó phải trở thành cây – rằng nó phải đạt tới loại quả và hoa nào đó, rằng nó phải vươn lên trời, rằng nó phải là cái này và cái nọ. Hạt mầm có chương trình dựng sẵn – đó là lí do tại sao có hi vọng và có nghĩa và hạt mầm có thể tin cậy rằng cái gì đó sẽ xảy ra. Và hạt mầm không phải là ngẫu nhiên, vì có định mệnh.
Đây là một diễn giải – rằng con người là ngẫu nhiên, không có bản tính, là thứ vô hi vọng. Sartre nói con người là niềm đam mê vô dụng. Không có khả năng nào cho bất kì ý nghĩa nào trong cuộc sống của con người. Với một số người khác nó mang hi vọng, vì ý tưởng này được dịch thành: Mọi thứ là có thể cho con người vì không có bản tính, do đó không có biên giới. Và họ tìm thấy trong nó hi vọng và tự do lớn.
Bây giờ diễn giải khác đi ngược lại với diễn giải thứ nhất. Diễn giải khác nói: Vì không có bản tính bản chất, con người không là nô lệ. Hạt mầm là nô lệ. Hạt mầm xoài sẽ trở thành cây xoài, không có tự do. Con người có thể trở thành bất kì cái gì, con người có thể là bất kì cái gì, dù con người chọn là bất kì cái gì. Có khả năng chọn lựa. Cây xoài không thể chọn được, nó là nô lệ; không có hi vọng nào, nó chỉ là máy móc. Nó phải hoàn thành định mệnh nào đó; mọi thứ là được tiền định. Cho nên làm sao có thể có tự do và làm sao có thể có niềm vui? Và làm sao có thể có bất kì hi vọng nào trong nó? Nó là việc lặp lại máy móc. Từ hạt mầm xoài, cây xoài sẽ tới và từ cây xoài, hạt mầm xoài sẽ lại tới – và cứ như vậy mãi, đến vĩnh hằng nó sẽ tiếp tục mãi. Và sẽ không có bất kì cái gì khác. Đây là tình huống vô vọng. Tính lặp lại này là hoàn toàn chán.
Bây giờ cùng câu này lấy nghĩa mới, ngược lại với nghĩa thứ nhất. Nghĩa là ở chỗ con người là tự do. Rằng con người có thể là bất kì cái gì người đó chọn là vậy. Rằng con người là một loại Thượng đế. Rằng không ai quyết định cho con người, con người phải quyết định cho bản thân mình. Rằng quyết định của con người phải tới từ hồn riêng của người đó. Điều người đó định viết trên tabula rasa là việc viết riêng của người đó, sẽ có chữ kí riêng của người đó. Con người có tính cá nhân. Không cây xoài nào có bất kì tính cá nhân nào. Không con công nào có bất kì tính cá nhân nào – mọi con công là như nhau, và mọi cây xoài là như nhau. Nhưng con người có tính duy nhất, tính cá nhân. Có hi vọng lớn. Bây giờ thấy chưa? Nghĩa này đã biến thành chính cực đối lập.
Tôi đã bắt gặp cách diễn giải thứ ba nữa. Với người khác nó ngụ ý: Mọi thứ là chấp nhận được với con người. Và với điều đó họ bỏ mọi ngăn trở, họ trở thành phóng túng. Họ nói, ‘Khi không có tự nhiên, khi không có cái gì như chương trình được cho sẵn cho con người, thế thì không cần bất kì đạo đức nào, không cần bất kì kỉ luật nào, không cần bất kì cái gì. Con người là hỗn độn và phải vẫn còn hỗn độn.’ Thế thì không cái gì là tốt và không cái gì là xấu. Nếu có chương trình dựng sẵn thế thì bạn có thể quyết định cái gì là tốt và cái gì là xấu.
Chẳng hạn, với cây xoài. Bạn có thể quyết định phân nào là tốt và phân nào là xấu, vì cây xoài có chương trình dựng sẵn, nó phải trở thành cây xoài. Bạn có thể quyết định phân nào sẽ giúp ích và phân nào sẽ không giúp, bao nhiêu nước được cần, bao nhiêu ánh mặt trời được cần, bao nhiêu không gian được cần. Bạn có thể tìm ra hình mẫu, kỉ luật, cho cây. Hình mẫu và kỉ luật sẽ được quyết định bởi bản tính bản chất của cây.
Nhưng con người không có bản tính bản chất, cho nên bất kì cái gì đều diễn ra. Con người là tự do – điều đó được diễn giải là: Con người không cần kỉ luật, con người được phép làm bất kì cái gì con người muốn làm. Adolf Hitler là tốt như Phật Gautam. Giết người là tốt như từ bi, yêu là tốt như ghét. Vì làm sao quyết định được cái gì là tốt và cái gì là xấu? Không có tiêu chí. Con người là một tabula rasa, con người là trống rỗng, không có cách nào để quyết định. Mọi thứ là tốt – giết người là tốt, tự tử là tốt, phá huỷ là tốt.
Bây giờ đây là một cách diễn giải khác toàn bộ. Và câu này là cùng một: Sự tồn tại đi trước bản chất. Và với điều này họ bỏ đi mọi kiềm chế. Họ trở thành phóng túng, mê đắm. Và mê đắm này nhất định phá huỷ nhân loại, nhưng diễn giải này là có thể.
Và vẫn còn những cách diễn giải khác, có nghĩa thứ tư: Mọi thứ là được cho phép chống lại con người. Con người không có bản tính, cho nên bạn có thể uốn con người theo cách này hay cách nọ. Bạn có thể làm con người thành người lính hay thánh nhân hay tội nhân. Con người là trống rỗng, cho nên bạn có thể viết bất kì cái gì lên con người. Mọi thứ là được cho phép chống lại con. Cho nên điều Adolf Hitler đã làm với hàng triệu người, đã chuyển họ thành robot – những người lính nazi đó đã là robot, họ được huấn luyện để là máy chứ không là người – điều đó là được cho phép. Và Phật đã biến hàng nghìn người thành sannyasins, đã mang họ ra khỏi tính máy móc của họ vào trong tâm thức. Mọi thứ là tốt – Phật đang làm việc của mình và Adolf Hitler đang làm điều của ông ấy và không có tiêu chí phán xét.
Ngôn ngữ dường như là phương tiện của trao đổi nhưng nó không phải vậy. Bạn nói cái gì đó và ngay lập tức bạn sẽ bị diễn giải sai. Bạn nói cái gì đó và bạn sẽ ngạc nhiên rằng mọi người đã nhận những nghĩa xa xôi thế; bạn thậm chí đã không mơ về chúng, bạn thậm chí đã không nghĩ về chúng. Một khi bạn nói cái gì đó bạn không còn là người chủ của nó. Thế thì bất kì ai bắt được nó sẽ có nghĩa riêng của người đó, sẽ nặn ép nghĩa riêng của người đó từ nó. Và bạn bất lực, bạn không thể làm được bất kì cái gì.
Ngôn ngữ không phải là phương tiện đúng cho trao đổi. Nhưng mọi người không biết im lặng, cho nên không có cách khác. Ngay cả Phật phải nói, hay Lão Tử – ông ấy phải dùng lời mà là không thích hợp, nguy hiểm. Ngày Phật chết, các đệ tử của ông ấy chia ra thành ba mươi sáu tông phái. Ngay ngày ông ấy chết – dường như họ chỉ đợi. Ba mươi sáu nghĩa cho từng khẳng định của Phật. Về Bhagavad Gita của Krishna có một nghìn bình chú – một nghìn nghĩa cho từng phát biểu của Krishna. Nếu Krishna quay lại và đọc những bình chú này ông ấy sẽ phát điên. Ông ấy sẽ không có khả năng quan niệm được cái gì đã xảy ra. Ông ấy đã nói cho đệ tử của ông ấy và bạn của ông ấy, Arjuna. Nó đã là đối thoại đáng yêu. Và một nghìn nghĩa sao? Và mười nghìn nữa là có thể.
Tôi đã đọc tự truyện của Michael Adam. Ông ấy viết: ‘Khi là đứa trẻ tôi đã được cho hai mươi sáu viên gạch bằng gỗ, mỗi viên được vẽ sáng rõ bằng một chữ cái trong bảng chữ cái. Một thầy giáo kiên nhẫn đã dạy tôi làm ra từ, cố gắng hơn để làm cho tôi thấy, như người lớn vẫn làm, rằng bốn chữ cái C-H-I-M làm ra con chim, rằng từ này là vật này, con chim thực, con chim có ngực đỏ, ca sĩ bạo dạn trong tuyết. Điều đó đã chỉ giả vờ. Thậm chí tôi biết rằng điều đó chỉ là giả vờ. Gạch có thể bị vung vãi đi. Mầu của chúng là giả. Không có bay và không bài ca…’
Nhưng từ trở thành vật sớm hay muộn. Từ ‘Thượng đế’ đã trở thành Thượng đế và bạn đã quên Thượng đế thực. Từ ‘yêu’ đã trở thành yêu và bạn đã quên yêu thực. Từ trở thành ngày càng quan trọng hơn, mọi người trở nên bị thôi miên bởi lời. Vâng, khó mà lừa được đứa trẻ, vì nó có thể thấy sự giả vờ. Nhưng nó sẽ có thể thấy được sự giả vờ này bao lâu? Đứa trẻ là tươi tắn – nó nhìn vào những viên gạch kia, viên gạch mầu sắc, và bạn đã làm ra từ từ chúng. Và cô giáo đang nói, ‘Bây giờ trông đây: ch-i-m, chim. Đây là chim, chim ngực đỏ.’ Mm? Để giải thích cho đứa trẻ, nó phải nói những thứ này. ‘Chim ngực đỏ, ca sĩ bạo dạn trong tuyết.’ Và đứa trẻ mỉm cười – nó biết rằng đây chỉ là thủ đoạn. Không có chim thực ở đó và những mầu này là giả. Và con chim thực này không thể hót và không thể bay và những viên gạch này có thể bị vung vãi đi. Không có người nào đằng sau nó, đó chỉ là trò chơi trống rỗng. Nhưng sớm hay muộn nó cũng sẽ trở nên bị thôi miên bởi lời.
Ngôn ngữ là vấn đề cơ bản. Đó là lí do tại sao có nhiều hiểu lầm thế.
Nếu bạn muốn có hiểu biết, bạn sẽ phải bỏ ngôn ngữ. Bạn sẽ phải học cách giải thôi miên khỏi từ. Bạn sẽ phải gạt sang bên từ ‘hoa hồng’ và bạn sẽ phải nhìn hoa đỏ – có đó trên bụi cây, trong gió, trong mưa, trong ánh mặt trời. Và trong khi nhìn hoa hồng, không liên tục lặp lại ‘Đây là hoa hồng’ – bằng không bạn sẽ mang bức màn trên tai bạn, trên mắt bạn, trên con người bạn. Bạn sẽ không có khả năng nghe và thấy và cảm. Và đừng liên tục nói rằng đây là hoa hồng đẹp – ‘đẹp’ đó lại là từ. Bỏ điều đó đi. Thấy cái đẹp là gì. Không liên tục dùng từ ‘đẹp’; chỉ nhìn, xuyên thấu, đương đầu, bản thân cái đẹp. Hoa hồng có đó – phỏng có ích gì mà dùng lời? Gạt lời sang bên. Dọn sạch lối chuyển giữa bạn và hoa hồng đang có đó. Và không so sánh nó với các hoa hồng khác mà bạn đã thấy trước đó. Bằng không bạn nói ‘Vâng, đây là hoa hồng đẹp. Tôi đã thấy những hoa hồng đẹp như thế trước đây.’ Hay ‘Cái này còn đẹp hơn hoa hồng năm ngoái.’ Hay ‘Cái này đẹp hơn, hay ít đẹp hơn hoa hồng của hàng xóm.’ Nhưng lần nữa bạn bị lạc trong từ.
Hoa hồng này. Con chim này, con chim ngực đỏ này. Bạn chỉ nhìn, và quên mọi ngôn ngữ. Và trong việc quên ngôn ngữ đó, hiểu biết nảy sinh. Người ta phải không dùng lời để cho hiểu biết nảy sinh. Và thế rồi thỉnh thoảng bắt đầu trao đổi qua im lặng. Cầm tay người bạn, ngồi im lặng. Chỉ nhìn vào trăng, cảm trăng, và cả hai cảm nó một cách im lặng. Và nhìn, có xảy ra trao đổi – không chỉ trao đổi mà giao cảm. Rằng tim các bạn bắt đầu đập theo cùng nhịp. Rằng bạn bắt đầu cảm thấy cùng không gian, rằng bạn bắt đầu cảm thấy cùng niềm vui, rằng bạn bắt đầu chờm lấp lên con người của nhau. Rằng có giao cảm. Rằng bạn đã nói mà không nó bất kì cái gì, và sẽ không có hiểu lầm.
Tôi phải dùng lời. Tôi bất lực. Ngày bạn sẽ có khả năng hiểu im lặng sẽ không có nhu cầu cho tôi nói với bạn mọi ngày. Chúng ta có thể ngồi trong im lặng. Và điều đó sẽ là ngày đẹp – tôi đang chuẩn bị bạn cho điều đó. Cho dù tôi dùng lời tôi dùng chúng chống lại lời – tôi dùng chúng theo cách mà chúng có thể tự tử trong bạn. Đó là lí do tại sao tôi phải mâu thuẫn. Đó là lí do tại so tôi nói điều này khoảnh khắc này và mâu thuẫn với nó ngay lập tức – để cho không lời nào bắt rễ trong bạn. Để cho dần dần bạn bắt đầu hiểu rằng lời là vô nghĩa, nghĩa của chúng là giả vờ. Thế thì sẽ không có hiểu lầm.
Ngôn ngữ tạo ra gần chín mươi chín phần trăm vấn đề. Triết học, thượng đế học, học thuyết, kinh sách, ý thức hệ chính trị – tất cả chúng đã tạo ra cả nghìn vấn đề. Và con người đang trong lẫn lộn, trong lẫn lộn lớn. Tất cả những ý thức hệ tranh đấu đó là ở bên trong bạn. Mọi quá khứ, toàn thể quá khứ, quá khứ điên khùng, đang cố sở hữu bạn. Nó không phải là là thuần nhất. Ki tô giáo ở trong bạn, Phật giáo ở trong bạn, chủ nghĩa cộng sản ở trong bạn, chủ nghĩa phát xít ở trong bạn – và tất cả chúng đang kéo bạn tách rời ra. Chính phép màu là làm sao con người liên tục giữ bản thân mình gắn lại cùng nhau.
Và trong trạng thái lẫn lộn này, khi bạn nghe cái gì đó, thứ nhất bạn không nghe đúng điều được nói. Thứ hai, bạn diễn giải nó tương ứng với quá khứ riêng của bạn. Và mọi thứ đi sai. Nếu bạn muốn tránh hiểu lầm, bạn sẽ phải học im lặng. Nếu bạn học im lặng, điều đầu tiên sẽ là ở chỗ bạn sẽ không bao giờ hiểu lầm bất kì người nào khác. Và đó là niềm vui lớn, không hiểu lầm bất kì người nào. Bạn sẽ trở thành người nghe tốt, bạn sẽ biết kiểu nghe đúng. Và mọi thứ sẽ trong như pha lê cho bạn. Sáng tỏ đó sẽ không tới từ logic, từ trí tuệ, từ phân tích; sáng tỏ đó sẽ tới qua im lặng. Nếu trong im lặng của bạn lời của ai đó buột thốt ra, bạn không thể diễn giải nó, vì không có người nào để can nhiễu. Hoặc bạn hiểu hoặc bạn không hiểu, nhưng không có cách nào hiểu lầm. Hoặc bạn nói ‘Vâng, tôi hiểu’ hoặc bạn nói ‘Tôi không hiểu.’ Nhưng không có cách nào để hiểu lầm.
Hiểu lầm là gì? Hiểu lầm không là hiểu không là không hiểu. Nó là việc trộn lẫn, nó là hẩu lốn. Và nó tạo ra nhiều lẫn lộn hơn trong bạn – người càng am tường, càng nhiều lẫn lộn. Người càng am tường, càng ít có khả năng hiểu bất kì cái gì.
Học im lặng đi. Và ít nhất với bạn bè của bạn, với người yêu của bạn, với gia đình của bạn…. Và đây là gia đình của bạn, gia đình mầu cam. Ở đây, thỉnh thoảng ngồi trong im lặng. Không liên tục buôn chuyện, không liên tục nói. Dừng nói, và không chỉ ở bên ngoài – dừng nói bên trong. Ở trong khoảng hở. Chỉ ngồi đó, không làm gì, chỉ là hiện diện lẫn nhau. Và bạn sẽ sớm bắt đầu tìm ra cách trao đổi mới. Và đó là cách thức đúng.
Phật đã trao cho Mahakashyapa đoá hoa và nói, ‘Ta trao cho ông cái mà ta không thể trao được cho người khác. Ta trao cho ông cái mà chỉ có thể được trao trong im lặng.’ Ta muốn có hàng nghìn Mahakashyapas để nhận đoá hoa đó. Một người là không đủ.
Cho nên ngày càng im lặng hơn và bạn sẽ hiểu tại sao có nhiều hiểu lầm thế trên thế gian. Và bạn sẽ hiểu rằng bây giờ bạn không hiểu lầm; hoặc bạn hiểu hoặc bạn không hiểu. Cả hai là tốt, mọi thứ là rõ ràng. Nếu bạn không hiểu, bạn có thể hỏi lại. Nếu bạn hiểu thế thì công việc được kết thúc, không có nhu cầu hỏi lại. Nhưng nếu bạn hiểu hầm bạn liên tục nghĩ bạn đã hiểu, cho nên bạn không hỏi lại. Và bạn đã không hiểu. Và hiểu lầm đó sẽ làm cho cuộc sống của bạn là hiện tượng bị biến chất. Nó sẽ là què quặt, nó sẽ làm tê liệt bạn.
Từ “Chính thân này là Phật”, Ch.5