Ba thể – Ba thân

Ba thể

Theo Phật Gautam, và theo mọi nhà huyền bí của phương Đông – và đặc biệt của Ấn Độ – con người có ba thể. Một thể bạn biết là vật lí. Thể khác đằng sau nó là thể tinh tú; nó được làm bằng ánh sáng thuần khiết, do đó nó không có trọng lượng.

Khi bạn chết chỉ thể vật lí của bạn chết. Thể tinh tú đem con người bên trong nhất của bạn tới bụng mẹ khác, chừng nào bạn chưa trở nên chứng ngộ. Nếu bạn trở nên chứng ngộ, thế thì ngoại trừ trung tâm bên trong nhất của bạn mọi thứ đều chết, và trung tâm này lần đầu tiên được thả ra khỏi nhà tù của ba thể. Nó đơn giản tan ra như băng trong tâm thức đại dương của vũ trụ. Đó là tự do tối thượng. Chúng ta đã gọi nó là moksha, chúng ta đã gọi nó là niết bàn. Tất cả những từ đó ngụ ý tự do tối thượng khỏi mọi lệ thuộc vào thân thể và hành động, vào tâm trí và suy nghĩ, vào tình cảm và xúc động.

Thể thứ ba được gọi là thể tinh tế hay thể nhân quả. Nó được làm hoàn toàn bằng cái gì đó như không khí. Bạn có thể thấy thể thứ hai nếu bạn có con mắt của thiền. Bạn có thể thấy thể ánh sáng; ánh sáng là cảm nhận được. Nhưng không khí là không cảm nhận được ngay cả với thiền nhân. Thể thứ ba là thể tinh tế.

Đây là các tầng bảo vệ.

Đằng sau ba thể này được ẩn kín là con người thực của bạn, sự huy hoàng lớn lao của bạn, cực lạc tối thượng của bạn.

 

Từ “Một hạt mầm làm cả trái đất xanh”, Ch.4

 

Ba thân

Học thuyết Phật giáo nói về ba thân Phật. Chúng phải được hiểu. Thân thứ nhất được gọi là thân chân lí, thân vũ trụ, thân thiêng liêng. Bạn có thể gọi nó là Thượng đế. Thân thứ hai được gọi là thân phúc lạc – chiếc cầu giữa thân thứ nhất và thân thứ ba. Bạn có thể gọi nó là hồn. Và thân thứ ba là thân vật lí.

Bạn chỉ biết thân vật lí của bạn. Bạn đã không biết thân thứ hai của bạn, thân phúc lạc. Và chừng nào bạn chưa biết tới thân thứ hai bạn sẽ không có khả năng biết thân thứ ba, sâu nhất – thân vũ trụ, thân càn khôn, thân Phật của bạn.

Đây là ba ngôi Phật giáo – cha, con và thánh linh. Hay, đây là trimurti Phật giáo – ba mặt của Thượng đế. Phật nói mọi người đều có ba thân này. Thân thứ nhất, thân vật lí, là rất đông cứng. Thân thứ hai là trong trạng thái lỏng. Và thân thứ ba là trạng thái hơi. Thứ nhất băng phải tan thành nước và thế rồi nước phải bay hơi. Bạn có quan sát không? Băng, nước đá có sự xác định, các biên giới; nước không có sự xác định, không biên giới. Bạn đổ nước vào bất kì cái bình nào, vào bất kì cái lọ nào, nó lấy hình dạng của cái lọ đó. Nó không chống cự, nó không xâm lấn, nó không tranh đấu. Nó là lỏng, nó điều chỉnh.

Con người của từ bi và yêu giống như nước, người đó điều chỉnh. Người đó không chống cự, người đó không áp đặt hình dạng của mình lên bất kì ai. Người đó điều chỉnh, người đó có tính điều chỉnh, người đó có tính không gian.

Và thế rồi đến cái thứ ba, khi nước đã bay hơi và đã biến mất và trở thành vô hình. Bây giờ bạn thậm chí không thể rót nó vào trong bình được. Nó đã trở thành một phần của bầu trời, nó đã đi vào trong cái vĩnh hằng, trong cái vô hạn.

Đây là ba trạng thái của nước, và đây là ba trạng thái của tâm thức nữa. Bạn đã trở thành quá thô vì bạn đã trở nên quá bị đồng nhất với thân thứ nhất của bạn. Dường như một người đã tự lừa bản thân mình bằng việc tin rằng tường nhà người đó là nhà của người đó. Tường nhà không phải là nhà, bạn phải đi vào thêm chút xíu. Bạn phải tìm ra cốt lõi bên trong nhất của con người bạn – và cốt lõi bên trong đó là vô hình. Cốt lõi bên trong nhất đó gần như là trống rỗng.

Thân thứ nhất là tinh tuý, thân thứ hai là hình tướng, thân thứ ba là hành động. Những người sống chỉ trong thân vật lí chỉ ở trong việc làm – làm cái gì, không làm cái gì. Toàn thể đời họ chỉ là đổi hướng, đung đưa, giữa cái này và cái nọ. Cuộc sống của họ bao gồm việc làm; họ không biết bất kì cái gì khác.

Thân thứ hai là về hình tướng. Con người bắt đầu thấy những thoáng nhìn về vô hành động. Đó là điều xảy ra trong thiền – khi bạn ngồi im lặng không làm gì, niềm vui lớn nảy sinh. Từ không đâu cả, chẳng vì nguyên nhân nào. Bạn không biết nó đang tới từ đâu, nhưng niềm vui lớn nảy sinh, dường như từ hư không. Một cách thần kì, một cách thần diệu. Đây là thân thứ hai, hình tướng. Niềm vui lấy hình tướng.

Và thế rồi có thân thứ ba. Nếu bạn liên tục đi theo và liên tục chuyển vào trong, một ngày nào đó bạn đạt tới điều tinh tuý. Điều đó, Phật gọi là thân chân lí. Tại đó, không hành động và không vô hành động. Mọi thứ đã biến mất, toàn thể nhị nguyên đã biến mất, bạn đã đi tới chính điều tinh tuý của sự tồn tại. Tinh tuý đó đang giải thoát. Tinh tuý đó là niết bàn. Và bạn không đi bất kì đâu để tìm nó, bạn đang mang nó đi khắp nơi.

 

Từ “Chính thân thể này là Phật”, Ch.1