Tam Thánh, một đệ tử của Lâm Tế, một lần nói với Tuyết Phong, “Cá vàng thoát khỏi lưới! Lấy gì làm thức ăn?”
Thiền bao giờ cũng có nhiều thách đố tương tự mà không thể được giải. Thách đố cổ đại nhất, từ đó nhiều thách đố như vậy đã nảy sinh, là ở chỗ một người nuôi lớn một con ngỗng trong cái bình. Khi con ngỗng còn nhỏ, mới ra từ trứng, ông ấy cho nó vào trong bình. Thế rồi ông ấy liên tục nuôi con ngỗng trong bình, cho tới khi toàn thể cái bình đầy ngỗng.
Bây giờ con ngỗng quá to, nó không thể được lấy ra từ miệng bình. Và các Thiền sư đã từng hỏi: Làm sao lấy được con ngỗng ra mà không làm vỡ bình, và không giết chết con ngỗng? Và mọi người đã từng suy ngẫm về điều này: làm sao lấy được con ngỗng ra mà không phá bình, hay làm chết ngỗng. Dường như không có giải pháp.
Những câu đố này, những thách đố này, không phải là để có giải pháp; chúng đem tới cuộc cách mạng khi bạn có được sáng suốt. Hàng trăm người đã trở nên chứng ngộ qua những thách đố nhỏ, ngớ ngẩn như vậy. Nhiều tháng và nhiều năm họ sẽ suy ngẫm, và họ sẽ không tìm ra bất kì cách nào. Không có cách… không có vấn đề về tìm ra bất kì cách nào. Nhưng bởi vì họ đã nghĩ chỉ về con ngỗng trong bình trong nhiều năm, toàn thể tâm trí bị bỏ đi, mọi suy nghĩ dừng lại. Mối quan tâm duy nhất của họ là làm sao mang con ngỗng ra khỏi bình.
Mọi logic thất bại, mọi suy luận thất bại, mọi suy nghĩ thất bại; tâm trí đã không giúp ích. Họ gạt tâm trí sang bên, và khi họ đi tới không gian của vô trí, họ đã cười. Họ chạy tới thầy, và thấy bộ mặt mỉm cười của họ, thầy sẽ nói, “Vậy, con ngỗng ở ngoài rồi sao?” Và đệ tử sẽ chạm chân thầy. Anh ta sẽ nói, “Vâng, nó bao giờ cũng ở ngoài. Cái bình là ảo vọng.”
Bạn bao giờ cũng là phật; việc không là phật của bạn chỉ là ảo vọng. Cái bình là ảo vọng, bạn bao giờ cũng ở ngoài bình. Mọi nhà tù bao quanh bạn – nhà tù của tâm trí, của thân thể, của tiền bạc, của thế giới – là không liên quan. Khi có liên quan tới con người bên trong nhất của bạn, nó không bị động chạm bởi bất kì cái gì. Nó bao giờ cũng ở ngoài. Chỉ cần bạn nhìn thấy sự kiện này, và tự do từ mọi hướng kéo tới bạn.
Tuyết Phong nói, “Đợi ông ra khỏi lưới, ta sẽ nói với ông.”
Tuyết Phong là một thầy lớn, cũng như Lâm Tế là thầy lớn. Tam Thánh chỉ là đệ tử.
Tuyết Phong nói với Tam Thánh, “Đợi ông ra khỏi lưới, ta sẽ nói với ông. Ngay bây giờ, ta không thấy vấn đề và chỉ làm phí thời gian của ta. Ông còn chưa ra, ông sẽ không hiểu. Cứ đi và suy ngẫm. Đầu tiên ra khỏi lưới, và thế rồi ta sẽ trả lời ông. Thực ra, thế thì chẳng cần trả lời.”
Đây là cái hay của Thiền. Nó mang tâm thức riêng của bạn tới điểm mà không có câu hỏi, và không câu trả lời nào được cần. Bạn đơn giản đi ra ngoài câu hỏi và trả lời. Bạn có thể hát bài hát, bạn có thể vẽ bức tranh đẹp, bạn có thể chơi nhạc, bạn có thể múa, bạn có thể cười, nhưng bạn không thể nói bất kì cái gì về cái gì đã xảy ra cho bạn.
Tuyết Phong nói, “Đợi ông ra khỏi lưới, thế thì tới ta và ta sẽ nói cho ông.”
Tam Thánh nói, “Là thiện tri thức của một nghìn năm trăm người, mà thoại đầu cũng chẳng biết.”
Tuyết Phong có một thiền viện lớn một nghìn năm trăm đệ tử. Tam Thánh chế nhạo ông ấy, khích ông ấy:
Tam Thánh nói, “Là thiện tri thức của một nghìn năm trăm người, mà thoại đầu cũng chẳng biết.”
Thực ra, không ai có thể nói một lời về tự do bên trong nhất. Hoặc bạn có nó hoặc bạn không có nó, nhưng không ai có thể nói bất kì cái gì về nó. Ngay cả khi bạn có nó, bạn sẽ không có khả năng nói một lời. Điều đó, Tam Thánh chưa hiểu.
Tuyết Phong nói, “Lão tăng trụ trì nhiều việc.”
“Ông cứ đi đi. Trước hết thoát ra khỏi lưới và thế rồi tới. Ngay bây giờ, ta không có thời gian để phí hoài cùng ông.”
Dường như đó là thái độ rất nghiệt ngã của Tuyết Phong, nhưng không phải vậy. Ông ấy bất lực, như mọi Phật đều bất lực; có những điều về nó không cái gì có thể được nói. Bạn phải tìm chúng theo cách riêng của bạn.
Nếu ai đó nói cái gì đó, người đó là kẻ thù của bạn không phải là người bạn, vì bất kì cái gì người đó nói sẽ trở thành khối chắn trong tìm kiếm của bạn. Bạn sẽ bắt đầu nghĩ bạn biết câu trả lời, cần gì tìm kiếm? Và câu trả lời là được vay mượn, nó không phải là của bạn.
Nếu tôi uống nước, cơn khát của tôi được dịu đi.
Nếu bạn uống nước, cơn khát của bạn được dịu đi.
Nước vĩnh hằng của sự sống cũng vậy. Uống từ chúng đi. Không ai có thể cho bạn lời giải thích – ngay cả không một lời – để chỉ ra hướng.
Tuyết Phong không phải là nghiệt ngã, ông ấy đơn giản bảo anh ta, “Ông còn quá trẻ con, ông không hiểu điều ông đang hỏi. Ông sẽ phải tự mình tìm nó. Trước hết, thoát ra khỏi lưới đi. Ngay bây giờ ta phải tham dự nhiều chuyện cho tăng đoàn. Ta là toà chủ.”
Từ “Một hạt mầm làm cả trái đất xanh”, Ch.2