Nhân cách và tính cá nhân

Nhân cách và tính cá nhân

 

Phật đã nói rằng xã hội sống theo cách rất lừa dối. Nó sống trong dối trá, nó sống trong an ủi tưởng tượng. Nó có nhiều mặt thế. Tuỳ theo nơi chốn, tuỳ theo người, nó thay đổi mặt. Và ông ấy đã nói điều này để cho bất kì người nào muốn là tôn giáo đích thực bỏ đi mọi mặt nạ này.

Bạn có thể không nhận biết rằng từ ‘personality-nhân cách’ bắt nguồn từ Hi Lạp. Nó có nghĩa mặt nạ. Trong kịch Hi Lạp, vào thời cổ đại, mọi diễn viên thường có mặt nạ. Persona nghĩa là mặt nạ, và từ persona đã đưa tới từ personality-nhân cách. Chừng nào bạn chưa bỏ nhân cách của bạn, bạn sẽ không có khả năng tìm ra tính cá nhân của bạn.

Tính cá nhân được cho bởi sự tồn tại; nhân cách bị áp đặt bởi xã hội. Nhân cách là sự thuận tiện xã hội. Xã hội không thể dung thứ tính cá nhân, vì tính cá nhân sẽ không tuân theo như cừu. Tính cá nhân có phẩm chất của sư tử; sư tử đi một mình.

Cừu bao giờ cũng trong đám đông, hi vọng rằng ở trong đám đông sẽ cảm thấy ấm cúng. Ở trong đám đông người ta cảm thấy được bảo vệ nhiều hơn, an ninh. Nếu ai đó tấn công, có mọi khả năng trong đám đông để cứu bản thân bạn – nhưng một mình sao? Chỉ sư tử đi một mình.

Và mọi người trong các bạn đều được sinh ra là sư tử, nhưng xã hội liên tục ước định bạn, lập trình tâm trí bạn là cừu. Nó cho bạn nhân cách, nhân cách ấm cúng, đẹp, rất thuận tiện, rất vâng lời.

Xã hội muốn có các nô lệ, không phải là những người tuyệt đối hiến dâng cho tự do. Xã hội muốn có các nô lệ vì mọi quyền lợi được đầu tư đều muốn sự vâng lời.

Những người đang nắm quyền lực, những người có của cải, người đứng đầu các tôn giáo, tất cả họ đều muốn một điều: bạn phải không ngẩng cao đầu bạn. Bạn phải sống như nô lệ, bị kéo và đẩy từ bên này qua bên kia. Bạn phải không chống đối. Bạn phải không khẳng định con người của bạn, thông minh của bạn, tính cá nhân của bạn.

Đây là nỗi sợ, lí do tại sao hai mươi mốt nước ngăn cản tôi không cho vào lãnh thổ của họ: vì tôi tuyệt đối thiên về chết đi nhân cách và tính cá nhân được giành lại. Đó là phục sinh thực.

 

Một nhà vua lớn, Prasenjita, đương đại với Phật Gautam, đã tới gặp Phật Gautam lần đầu tiên. Vợ ông ấy đã là một đệ tử ngưỡng mộ của Phật Gautam trong thời gian dài trước khi cô ấy lấy Prasenjita. Cô ấy là con gái của một nhà vua lớn.

Cho nên khi Phật Gautam tới kinh đô của Prasenjita, người vợ nói với chồng, “Điều có vẻ không phải là khi một người như Phật Gautam tới kinh đô của anh mà anh không ra đón chào ông ấy. Em đi đây. Ông ấy chắc chắn hỏi về anh. Em sẽ nói gì?”

Người chồng nghĩ một chốc, và ông ấy nói, “Thôi được, anh cũng tới. Nhưng vì anh tới lần đầu tiên, anh muốn tặng ông ấy món quà nào đó. Anh có một viên kim cương rất lớn; ngay cả các hoàng đế cũng ghen tị vì viên kim cương đó. Phật phải ca ngợi nó, cho nên anh sẽ đem viên kim cương đi.”

Người vợ bắt đầu cười. Cô ấy nói, “Thay vì kim cương, sẽ là tốt hơn nếu anh đem đoá sen từ ao lớn của chúng ta. Với Phật hoa sen là đẹp hơn. Ông ấy sẽ làm gì với viên kim cương? Nó sẽ là gánh nặng không cần thiết.”

Ông ấy nói, “Anh sẽ mang cả hai và chúng ta xem ai thắng.”

Thế là ông ta đi trên chiếc xe vàng tới tâm xã của Phật, nơi mười nghìn sư đang ngồi quanh ông ấy. Ngay trước khi ông ấy bắt đầu bài nói buổi sáng, chiếc xe vàng của nhà vua dừng lại, cho nên ông ấy đợi nhà vua bước vào.

Nhà vua tới trước ông ấy, và đầu tiên ông ta tặng Phật viên kim cương. Phật nói, “Bỏ nó đi!” Rất khó cho Prasenjita bỏ viên kim cương – đó là chính cuộc sống của ông ta! – nhưng không bỏ nó cũng là khó. Trước mười nghìn người Phật đã nói điều đó – “và ông đã tặng viên kim cương này cho nên nó không còn thuộc vào ông.”

Ông ta do dự. Phật nói, “Bỏ nó đi!” Thế là ông ấy bỏ viên kim cương, một cách ngần ngại, và đưa tặng đoá sen bằng bàn tay kia.

Phật nói, “Bỏ nó đi!” Prasenjita nghĩ, “Người này có dở hơi không nhỉ?” Ông ta bỏ đoá sen, và Phật nói, “Ông không nghe thấy à? Bỏ nó đi!”

Ông ta nói, “Cả hai tay tôi đều trống không. Bây giờ thầy muốn tôi bỏ cái gì?”

Vào khoảnh khắc đó, một trong những đệ tử lâu nhất của Phật, Xá Lợi Tử, nói, “Ông không hiểu. Phật không nói bỏ kim cương, hay bỏ đoá hoa. Ông ấy đang nói, `Bỏ nhân cách của ông đi. Bỏ điều ông là vua đi. Bỏ mặt nạ này đi, chỉ là con người, vì qua mặt nạ này ta không thể nào tiếp cận tới ông được.'”

Ông ta chưa bao giờ nghĩ về điều đó. Nhưng một im lặng lớn, và mười nghìn người… và ông ta tự phát sụp xuống dưới chân Phật.

Phật nói, “Đó là điều ta đã từng bảo ông: bỏ nó đi. Bây giờ ngồi xuống. Chỉ là con người. Ở đây không ai là hoàng đế và không ai là kẻ ăn xin. Ở đây mọi người là bản thân mình. Chỉ là bản thân ông. Việc là hoàng đế này có thể bị lấy đi khỏi ông.

“Một ngày nào đó ai đó sẽ chinh phục vương quốc của ông và ông sẽ là kẻ ăn xin. Tính chất hoàng đế này không phải là phần bản chất của ông. Nó có thể bị đánh cắp, nó có thể bị chinh phục, nó có thể bị phá huỷ. Tốt hơn cả là bản thân ông bỏ nó đi – điều đó nhiều tính người hơn – và chỉ vẫn còn là con người đích thực của ông.”

 

Từ “Một hạt mầm làm cả trái đất xanh”, Ch.4