Trở thành trống rỗng

Osho ơi, chẳng phải là cần ham muốn, khao khát và tìm chân lí và tránh cái không thực, để tìm chân lí và từ bỏ cái giả đó sao?

Divyananda,

Không có cách nào tìm kiếm chân lí vì chân lí không ở xa xôi. Chân lí không “ở kia” đâu đó để cho bạn phải đi tới nó, để cho bạn phải đạt tới nó; chân lí không để được tìm kiếm vì chân lí là chính hiện hữu của người tìm kiếm. Làm sao bạn có thể tìm được người tìm kiếm? Làm sao bạn có thể biết được người biết? Điều đó là không thể được. Bạn không thể đương đầu với bản thân bạn được. Bạn là chân lí.

Do đó mọi việc tìm kiếm là vô tích sự, nhưng người ta học chỉ qua việc tìm kiếm. Người ta học sự kiện cực kì quan trọng này, rằng mọi việc tìm kiếm là vô dụng, chỉ qua việc tìm kiếm; không có cách khác để biết nó. Bạn tìm và bạn thất bại, bạn tìm lại và bạn thất bại; dần dần điều trở thành rõ ràng cho bạn là bản thân việc tìm kiếm là nguyên nhân của việc bỏ lỡ nó. Thế thì việc tìm kiếm rơi rụng đi theo cách riêng của nó. Và khi không còn khao khát, không ham muốn, khi bạn hoàn toàn im lặng, khi chính tâm trí của người đạt tới đã biết mất, bạn ngạc nhiên rằng điều bạn đã từng tìm kiếm suốt bao giờ cũng ở cùng bạn.

Yoka nói:

Không cần tìm chân lí hay tránh ảo vọng.

Tại sao? – vì tìm nó là bắt đầu theo hướng sai và tránh ảo vọng là ngu xuẩn vì ảo vọng ngụ ý cái không hiện hữu. Làm sao bạn có thể tránh được cái mà không hiện hữu và làm sao bạn có thể tìm cái đang hiện hữu? Cái đang hiện hữu là hiện hữu, và cái không hiện hữu là không hiện hữu.

Yoka cũng nói:

Chúng ta biết rằng cả hai được chứa trong trống rỗng, rằng chúng không có hình dạnh và không giới hạn. Không hình dạng không là trống rỗng không là không trống rỗng. Nó là thực tại thực của Phật.

Người ta phải đơn giản trở thành trống rỗng tuyệt đối. Và khi tôi nói “trống rỗng tuyệt đối” tôi ngụ ý người ta phải không chỉ là trống rỗng, “trống rỗng tuyệt đối” ngụ ý trống rỗng mọi thứ và cũng trống rỗng cả tính trống rỗng. Bằng không tâm trí tinh ranh thế nó bây giờ có thể bám lấy ý tưởng mới về tính trống rỗng.

Một đệ tử của Yoka tới đi tới lại ông ấy mãi, đem các trải nghiệm của mình mà đã xảy ra trong thiền sâu của anh ta, và Yoka đánh anh ta. Bất kì cái gì anh ta nói anh ta sẽ bị đánh, bất kể điều anh ta nói. Anh ta đã đem tới những trải nghiệm đẹp đẽ: việc dâng lên của kundalini, trải nghiệm lớn về ánh sáng, hương thơm bên trong ngạt ngào, tiếng vỗ tay của một bàn tay – bất kì cái gì anh ta đã nghe nói rằng mọi người đã đạt tới qua thiền, anh ta đều mang tới – nhưng anh ta bị đánh đi đánh lại mãi.

Một hôm anh ta tới với sự tin cậy tuyệt đối: “Giờ Thầy sẽ chấp nhận kinh nghiệm của mình, thừa nhận nó – thời gian đã tới,” vì hôm đó anh ta định nói, “Tôi đã đạt tới trống rỗng.” Đó là điều tối thượng. Còn có thể có cái gì hơn nữa? Cái gì có thể có bên ngoài trống rỗng? Anh ta rất hạnh phúc rằng lần đầu tiên anh ta chắc sẽ không bị đánh – nhưng thậm chí trước khi anh ta nói, Thầy đánh anh ta.

Anh ta nói, “Điều này là quá thể! Tôi thậm chí đã không thốt ra một lời!”

Yoka nói, “Không thành vấn đề điều ông nói, không thành vấn đề liệu ông nói nó hay không – ta biết. Ta biết khoảnh khắc ông vào phòng này rằng ông lại ở đây với ý tưởng ngu xuẩn nào đó.”

Anh ta nói, “Nhưng thưa thầy, thầy đáng phải nghe đã chứ. Đây không phải là ý tưởng ngu xuẩn đâu, đây là kinh nghiệm của mọi chư Phật!”

Thế là Yoka nói,”Vâng, vậy ông nói. Dường như ông đang khao khát cú đánh khác!”

Và đệ tử nói, “Thưa thầy, tôi đã trải nghiệm trống rỗng!”

Yoka cười, đánh anh ta và nói, “Vứt nó đi! Nó toàn là vô nghĩa!”

Đệ tử nói, “Làm sao tôi có thể vứt trống rỗng được? Tôi có thể vứt mọi thứ khác!” Đó là lần đầu tiên anh ta cãi Thầy; hiển nhiên, luận cứ của anh ta dường là logic. Bạn có thể vứt trải nghiệm về ánh sáng vì bạn là người trải nghiệm. Bạn có thể vứt trải nghiệm về năng lượng – bạn là người trải nghiệm. Bất kì trải nghiệm nào đều có thể bị vứt đi, nhưng làm sao bạn có thể vứt trải nghiệm về trống rỗng? Không có gì để vứt!

Đệ tử nói, “Làm sao tôi có thể vứt trống rỗng được?”

Thế rồi Thầy đáng anh ta thật đau và nói, “Thế thì mang nó ra – nhưng làm cái gì đó. Hoặc vứt nó đi hoặc mang nó ra.”

Và đệ tử nói, “Thầy yêu cầu tôi cái gì vậy? Tôi không thể mang được nó ra vì nó chỉ là trống rỗng, và tôi không thể vứt được nó nữa.”

Thầy nói, “Giờ ông đang bám vào ý tưởng về trống rỗng. Đây không phải là trống rỗng – đây không phải là trống rỗng thực. Giờ ông đầy ý tưởng về trống rỗng. Lúc thì nó đã là ánh sáng, lúc thì nó đã là năng lượng, lúc thì nó là hương thơm, giờ nó là trống rỗng. Nó là hư không nhưng cái nhãn thay đổi. Và chừng nào ông còn chưa vứt cái này nữa ông sẽ không thực sự là trống rỗng. Người trống rỗng thực sự không là trống rỗng không là phi trống rỗng. Không có cái gì để trải nghiệm, thậm chí không có trống rỗng. Và trong trạng thái im lặng đó khi không có gì để trải nghiệm – không đối thể, không nội dung, nhưng chỉ có tâm thức, chỉ người quan sát và không cái gì để quan sát chỉ người thấy và không cái gì để thấy – người ta đạt tới chân lí.”

Yoka nói:

Linh hồn chúng ta giống như chiếc gương trong do vậy nó phản xạ vũ trụ một cách hài hoà, tâm linh của chúng ta và vũ trụ là một.

Một khi bạn là trống rỗng hoàn toàn bạn là chiếc gương. Bạn không chỉ nhận biết về chân lí bên trong của bạn, bạn trở nên nhận biết về chân lí của toàn thể sự tồn tại. Và chúng không phải là hai; chúng là hai mặt của cùng một hiện tượng, hai mặt của cùng một đồng tiền – cái bên ngoài và cái bên trong.

Mọi loại rắc rối nảy sinh nếu chúng ta bỏ sự tồn tại để thu được trống rỗng; điều đó nữa là ốm yếu.

Lắng nghe những lời cực kì có ý nghĩa này của Yoka. Yoka là một trong những Thiền sư lớn. Ông ấy nói:

Mọi loại rắc rối nảy sinh nếu chúng ta bỏ sự tồn tại để thu được trống rỗng; điều đó nữa là ốm yếu. Nó giống như ném bản thân người ta vào trong lửa để trốn chết đuối.

Không bỏ sự tồn tại. Không bỏ sự tồn tại bình thường này trong nỗ lực có được chân lí ảo vọng nào đó, có khao khát ảo vọng nào đó về Thượng đế. Bỏ điều đó cho người ngu đi. Người thông minh đơn giản sống từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc mà không có ham muốn tìm kiếm bất kì cái gì, không mong đợi tìm thấy bất kì cái gì. Người đó đơn giản sống từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, một cách vui vẻ. Cuộc sống của người đó rất bình thường; người đó không có ham muốn là phi thường. Người đó không có ham muốn là vị Phật, do đó người đó là vị Phật. Người đó không có ham muốn là phi thường, do đó người đó là phi thường. Vì mọi người bình thường có ham muốn là phi thường; chỉ người phi thường không có ham muốn đó.

Nếu chúng ta cố hiểu thấu chân lí hay nếu chúng ta ao ước thoát khỏi sai lầm và ảo vọng, chúng ta thực hành phân biệt, thái độ nhân tạo và sai lầm.

Một khi bạn nói, “Cái này là chân lí và cái kia là phi chân lí,” bạn đã bắt đầu phân biệt – và phân biệt là bệnh của tâm trí. Đó là chức năng của tâm trí: phân biệt. “Cái này là đúng, cái kia là sai. Cái này là thật, cái kia là giả. Cái này là trần tục, cái kia là tâm linh. Cái này là vật chất, cái kia là tôn giáo.” Một khi bạn bắt đầu phân biệt, không có chấm dứt cho nó và bạn đang trong nắm giữ của tâm trí. Bỏ phân biệt và bạn ở ngoài nắm giữ của tâm trí. Ở ngoài nắm giữ của tâm trí là được tự do, là biết tự do là gì.

Phần lớn mọi người quên kho báu tâm linh, họ phải trông cậy vào suy nghĩ nhị nguyên và bỏ bản tính thực của tâm linh. Đi qua rào chắn của Thiền bằng việc ngồi thiền, chúng ta phải kết thúc với lí trí, tri thức, ảo vọng. Thế thì chúng ta sẽ đạt tới trí huệ tối thượng và đi vào trong lâu đài của niết bàn.

Niết bàn không phải là chỗ nào đó khác; nó là không gian bên trong của bạn. Chỉ cần thoát ra khỏi nắm giữ của tâm trí. Tâm trí của bạn giống như con bạch tuộc: nếu bằng cách nào đó bạn được tự do khỏi một chân bạch tuộc, còn có các chân khác. Có những chân thô và có những chân tinh, và với thời gian bạn bắt đầu được tự do với các chân khác, bạn lại bị vướng vào trong các chân khác. Điều đó diễn ra mãi trong vòng tròn.

Người thoát ra khỏi thế giới, lời nói của người đó là gì? Ở phương Đông trong hàng nghìn năm mọi người đã từng từ bỏ thế giới vì họ nói nó là ảo vọng. Nếu bạn hiểu thực sự rằng nó là ảo vọng, thế thì cái gì có đó mà từ bỏ?

Những kẻ ngu này thậm chí tới tôi và họ hỏi, “Thầy đang dạy mọi người loại tính chất sannyas gì vậy? Tính chất sannyas ngụ ý từ bỏ. Họ đáng phải từ bỏ thế giới chứ, nhưng họ sống trong thế giới. Họ không chỉ sống trong thế giới, họ sống sâu sắc và toàn bộ trong thế giới hơn những người trần tục khác! Đây là loại tính chất sannyas gì vậy?” Họ nghĩ tôi đang dạy một loại tính chất sannyas sai.

Tôi đang dạy tính chất sannyas tối thượng, không phải là một loại sai nhưng lần đầu tiên là một loại đúng. Loại sai đã lan tràn trong một thời gian lâu rồi, trong nhiều thế kỉ. Thấy cái ngu xuẩn của toàn thể việc này đi: bạn gọi cái gì đó là ảo vọng và thế rồi bạn trốn thoát khỏi nó. Nếu nó là ảo vọng không có nhu cầu trốn thoát. Điều đó phải là đơn giản thế! Nếu nó là thực thế thì tại sao trốn thoát? Nếu nó là thực thế thì làm sao bạn có thể trốn thoát?

Không ai từ bỏ mơ của họ. Hay bạn từ bỏ chúng mọi sáng khi bạn thức dậy – “Tôi từ bỏ mọi mơ của tôi. Tôi từ bỏ mọi kho báu tôi có trong mơ của tôi. Tôi từ bỏ vương quốc mơ của tôi”? Bạn không thể từ bỏ được chúng, bằng không mọi người chắc sẽ cười bạn – bạn đã phát điên! Mơ là mơ.

Và cái gọi là những người tâm linh này đã từng nói với thế giới rằng thế giới là mơ – từ bỏ nó đi. Trơ tráo làm sao – gọi nó là mơ và trong cùng hơi thở lại nói, “Từ bỏ nó đi”! Hoặc nó không là mơ hoặc nó là mơ – phải chắc nó là gì đã. Và bạn không thể từ bỏ được nó nữa. Nếu nó là mơ phỏng có ích gì mà từ bỏ; nếu nó là thực tại, làm sao bạn có thể từ bỏ được thực tại? – vì thực tại là đồng nghĩa với Thượng đế.

Do đó tôi dạy: Hân hoan đi! Không có nhu cầu từ bỏ bất kì cái gì – không có cái gì để bị từ bỏ. Hân hoan đi, và hân hoan một cách toàn bộ hơn! Hân hoan theo cách đa chiều. Múa, hát, phúc lạc. Để tiếng cười là cuộc sống của bạn, để yêu là cuộc sống của bạn. Đó là cách thực duy nhất để biết cái đang đó.

Từ “Bước trong thiền, ngồi trong thiền”, Ch.14