Đây là điều tinh tuý của Phật Pháp, tôn giáo của Phật. Thứ nhất: nó không phải là triết lí mà bạn có thể hiểu về mặt trí tuệ; bạn phải trở thành phật để biết nó. Do đó Yoka nói:
Nếu ông đạt tới thiền của Phật – trạng thái của Phật – tại chính khoảnh khắc đó ông hoàn thành mọi thứ.
Không cái gì thiếu khi bạn đạt tới trạng thái thức tỉnh tối thượng; tất cả được hoàn thành, bạn được mãn nguyện hoàn toàn. Sự sống được biết tới lần đầu tiên như điều có ý nghĩa lớn, như điệu vũ lớn, việc mở hội. Sự sống được biết tới lần đầu tiên như sự hoàn hảo tuyệt đối. Không có phàn nàn, không có ham muốn, không khao khát về các thứ khác hơn chúng vậy. Người ta đơn giản được mãn nguyện, mãn nguyện toàn bộ. Mọi ham muốn biến mất.
Và trạng thái Phật là gì? “Thiền của Phật” mà Yoka đang nói tới là gì? Nó là trạng thái vô trí. Do đó Yoka nói:
Người không thể nghĩ, mọi thứ là của người đó.
Điều vĩ đại nhất để trải nghiệm trong sự sống là trạng thái vô ý nghĩ. Nghệ thuật sống vĩ đại nhất là có khả năng hiện hữu mà không có tâm trí. Cho dù nó xảy ra trong một khoảnh khắc – chỉ một thoáng nhìn – bạn đã đạt tới cõi bên kia và bạn đã bước qua điểm không quay lại.
Đừng liên tục nghĩ về điều đó – nó là gì. Bằng việc suy nghĩ bạn sẽ liên tục bỏ lỡ nó. Suy nghĩ là con đường chắc chắn bỏ lỡ Phật Pháp; vô suy nghĩ là cách để đạt tới nó. Nó là bản tính riêng của bạn!
Phật không nói về điều huyền bí lớn lao nào đó, những bí mật ẩn kín, tri thức bí truyền. Ông ấy không tin vào huyền học; ông ấy không là nhà huyền bí. Ông ấy là người rất đơn giản, rất bình thường. Ông ấy tin vào sự tồn tại bình thường. Ông ấy nói cuộc sống thường ngày của bạn là tất cả mọi thứ có đó. Nếu bạn có thể sống nó một cách vui vẻ, im lặng, hiểu biết, có tính quan sát, chẳng có cái gì khác để được làm. Chính cuộc sống rất bình thường của bạn trở thành phi thường.
Uống và ăn, Yoka nói, tương ứng với bản tính thực của ông.
Chỉ nhớ: không bóp méo bản tính của bạn, vẫn còn là thực với bản tính của bạn. Lắng nghe bản tính riêng của bạn và đi theo nó. Không đi theo bất kì người nào khác.
Phật nói, “Ngay cả ông gặp ta trên đường, giết ta ngay lập tức.” Ông ấy đang nói: Đừng đi theo ta, chỉ nhận hướng dẫn thôi. Cố hiểu, thấm đẫm linh hồn này. Cảm thấy sự hiện diện của ta và thế rồi tiếp tục con đường của ông. Sống theo ánh sáng riêng của ông, dù nó bé nhỏ thế nào; nhưng nếu nó là của ông và ông sống theo nó, nó sẽ liên tục tăng trưởng.
Phật nói, “Là ánh sáng lên bản thân ông.” Đó là thông điệp vĩ đại nhất của ông ấy. Không ai khác trên thế giới, trong toàn thể lịch sử nhân loại, đã từng kính trọng thế hướng tới người khác như Phật Gautam. “Là ánh sáng lên bản thân ông.”
Chư phật chỉ chỉ ra con đường – ngón tay chỉ trăng. Bạn phải đi theo, và bạn phải đi theo tương ứng với bản tính của bạn. Bạn phải im lặng, yên tĩnh, để cho bạn có thể lắng nghe tiếng nói nhỏ bé tĩnh lặng bên trong bạn, và thế rồi đi theo nó. Bất kì chỗ nào nó dẫn tới điều đó là tốt. Đi vào trong tin cậy sâu sắc, đi theo tiếng nói riêng của bạn. Là tự phát, tự nhiên, bình thường. Đây là cách thức của là phi thường. Là bình thường nhưng nhận biết, và bình thường trở thành linh thiêng.
Mọi thứ trong vũ trụ là vô thường…
Cho nên đừng lo nghĩ. Mọi thứ là vô thường: vui thú và đau đớn, tình bạn và thù địch, nghèo và giầu, thành công và thất bại, sinh và tử. Tất cả là trong một luồng chảy, tất cả là vô thường, cho nên sao bị lo nghĩ? Mọi thứ liên tục thay đổi. Đừng bám víu – bám víu mang tới khổ, bám víu biểu lộ việc hiểu sai của bạn. Khoảnh khắc bạn bám vào cái gì đó, bạn đang sống với ý tưởng rằng nó có thể là vĩnh hằng. Không cái gì có thể vĩnh hằng, và không cái gì có thể được làm về nó. Chính bản tính của mọi thứ là vô thường.
Bạn đang cố bắt giữ cầu vồng. Chúng là đẹp, nhưng bạn không thể bắt giữ được chúng – khoảnh khắc này chúng có đó và khoảnh khắc khác chúng mất đi. Cho nên đừng bám vào bất kì cái gì vì mọi thứ là vô thường. Và đừng ham muốn bất kì cái gì vì cho dù bạn có nó, bạn sẽ mất nó. Nếu bạn không có nó, bạn sẽ bị thất vọng. Nếu bạn có nó và mất nó, bạn sẽ thất vọng. Theo cả hai cách bạn sẽ trong khổ, bạn đang mời khổ. Cho nên đừng ham muốn bất kì cái gì và đừng bám vào bất kì cái gì.
Bất kì cái gì tới, chấp nhận nó. Phật gọi điều đó là tathata, như vậy. Chỉ chấp nhận nó, sống qua nó một cách im lặng, không bị khuấy động bởi nó. Khổ tới, nó sẽ đi. Sướng tới, nó sẽ đi. Mọi thứ trôi qua, không cái gì ở lại, cho nên không có cái gì để lo nghĩ.
Liên tục trải qua đủ mọi loại kinh nghiệm, và thế thì bạn sẽ biết rằng người ta có thể đi qua thế giới không bị làm ô uế, không bị làm biến chất. Người có thể sống trong cung điện mà không bám víu, thế thì người đó là sannyasin; và người có thể sống trong lều và có thể bám lấy lều, thế thì người đó không là sannyasin.
Đó là lí do tại sao tôi không bảo bạn từ bỏ thế giới, tôi đơn giản nói: Có tính quan sát. Đó là điều tinh tuý của thông điệp của Phật.
Mọi người hỏi tôi, “Nhưng Phật đã từ bỏ thế giới. Tại sao ông ấy đã từ bỏ?” Ông ấy đã từ bỏ khi ông ấy chưa là vị phật. Ông ấy đã từ bỏ khi ông ấy là dốt nát như bất kì người nào khác. Ông ấy đã từ bỏ trong dốt nát.
Khi ông ấy đạt tới chân lí, khi ông ấy đã trải nghiệm chân lí và có thể quay về nhà, vợ ông ấy hỏi ông ấy chỉ một câu hỏi. “Chỉ nói cho em một điều thôi,” cô ấy hỏi. “Bất kì cái gì anh đã đạt tới… Em có thể thấy anh là người đã biến đổi. Anh đã trở nên chói sáng, anh không còn là cùng người đó nữa. Người cũ đã mất rồi, anh được tái sinh. Điều đó rõ ràng thế với em – ngay cả người mù như em cũng có thể thấy được điều đó. Nhưng chỉ trả lời em một câu hỏi thôi. Bất kì cái gì anh đã đạt tới, chẳng lẽ anh không thể đạt tới được nó khi sống ở đây với em trong cung điện này sao?”
Và câu chuyện là: Phật vẫn còn im lặng, nhìn xuống. Vợ là đúng. Ông ấy đã không nói bất kì cái gì.
Ở phương Đông, không nói bất kì cái gì được coi là dấu hiệu của đồng ý: mounam sammati lakshanam. “Là im lặng có nghĩa tôi đồng ý với anh.” Điều đó nói nhiều hơn là Phật nói có. Im lặng của ông ấy nói nhiều hơn, nó hàm chứa nhiều nghĩa hơn.
Ông ấy đã lập tức cảm thấy điều đó: “Cô ấy đúng.” Bất kì cái gì ông ấy đã đạt tới đều có thể được đạt tới ở bất kì chỗ nào. Không có nhu cầu đi vào rừng rậm.
Không có nhu cầu cho bạn đi bất kì chỗ nào. Bất kì chỗ nào bạn hiện hữu bạn đều có thể khẳng định Phật tính của bạn, bạn có thể trở nên chứng ngộ.
Điều tinh tuý là trượt ra khỏi tâm trí, thoát ra khỏi tâm trí. Tâm trí là thế giới. Tâm trí đầy những ham muốn, đầy những bám víu, gắn bó, khao khát. Thoát ra khỏi tâm trí đi! Tạo ra khoảnh cách chút ít giữa bạn và tâm trí. Là người quan sát, người quan sát trên núi, và bạn sẽ ngạc nhiên: khi bạn quan sát tâm trí, khoảng cách trở nên ngày càng lớn hơn. Khi bạn quan sát tâm trí, khi bạn trở nên ngày càng được trụ vững trong việc quan sát, tâm trí thoái lui ngày càng xa hơn. Một ngày nào đó chuyện xảy ra: bạn không thể nghe thấy tiếng huyên thuyên của tâm trí; nó không còn đó. Nó thành im lặng tuyệt đối, đơn giản. Trong im lặng đó, chân lí giáng xuống trong bạn. Trong im lặng đó, bạn đương đầu với bản thân bạn, bạn đương đầu với cốt lõi bên trong nhất của bạn. Và đó là cốt lõi bên trong nhất của toàn thể sự tồn tại. Hiện hữu của bạn là hiện hữu của tất cả.
Chúng ta là tách rời như các tâm trí, như các thân thể, nhưng không tách rời như tâm thức. Trong tâm thức chúng ta gặp gỡ, chúng ta là một. Tâm thức đó là Thượng đế. Việc gặp gỡ đó, tính một đó nơi tất cả những khác biệt tan biến, nơi chúng ta không còn là các tảng băng tách rời, nơi chúng ta đã tan chảy và biến mất trong vũ trụ, Phật gọi là niết bàn. Từ này là hay; nó ngụ ý việc dừng lại của bản ngã. Khi bản ngã dừng lại bạn là Thượng đế, bạn là vị Phật, bạn là một Christ. Chính bản ngã đang cho bạn giới hạn. Chính bản ngã đang làm bạn sống trong tù. Thoát ra khỏi bản ngã đi! Và không ai ngăn cản bạn – đó là bám víu riêng của bạn thôi, đó là gắn bó riêng của bạn thôi. Bạn đã trở nên quá bị gắn bó với xiềng xích của bạn, bạn đã trở nên quá bị gắn bó với xà lim nhà tù của bạn. Bạn nghĩ nó là nhà của bạn, và nó không phải vậy. Đi ra khỏi nó đi! Thức dậy đi!
Thức tỉnh là việc thành phật. và Yoka là đúng.
Nếu ông đạt tới thiền của Phật – trạng thái của Phật – tại chính khoảnh khắc đó ông hoàn thành mọi thứ.
Từ “Bước trong thiền, ngồi trong thiền”, Ch.3