Có nhà thơ nổi tiếng Jalaluddin Rumi; tôi đồng ý với ông ấy tới điểm nào đó và thế rồi bất đồng của tôi bắt đầu. Ở điểm thực sự bản chất tôi không thể đồng ý được với ông ấy. Cảm giác của tôi là ông ấy phải đã viết bài thơ đó trước khi ông ấy trở nên chứng ngộ. Ông ấy đã là người chứng ngộ, nhưng bài thơ này có tính quyết định – nó phải đã được viết trước khi ông ấy trở nên chứng ngộ. Bài thơ này là hay vì đôi khi nhà thơ nói những điều gần như người thấy, nhưng nhớ họ là gần như những người thấy thôi. Nhất định có thiếu sót nào đó, nó không thể là không thiếu sót được. Bạn có thể không có khả năng tìm ra thiếu sót.
Lắng nghe câu chuyện của bài thơ này.
Jalaluddin nói:
Một người yêu tới nhà của người mình yêu, gõ cửa.
Cô gái, “Ai đó?”
Và người yêu nói, “Anh đây – người yêu của em.”
Cô gái nói, “Ngôi nhà tình yêu nhỏ thế, nó không thể chứa được hai người, cho nên xin anh quay về đi. Khi anh không còn nữa, thế thì lại tới. Ngôi nhà tình yêu không thể chứa hai người được, nó chỉ có thể chứa một người.”
Được tới đâu tốt tới đó!
Người yêu đi vào trong rừng, anh ta trở thành người khổ hạnh. Anh ta thiền, anh ta cầu nguyện Thượng đế. Lời cầu nguyện của anh ta chỉ là một: “Xin làm tan biến tôi!” Nhiều trăng tới rồi đi, nhiều tháng qua, nhiều năm qua, và một hôm anh ta quay về. Anh ta lại gõ lên cửa, và cô gái hỏi cùng câu hỏi: “Ai đó?”
Và anh ta nói, “Bây giờ anh không còn nữa, chỉ em hiện hữu.”
Và Rumi nói:
Cửa mở và người yêu được nhận vào ngôi nhà của tình yêu.
Ở đó tôi không đồng ý – điều đó là quá sớm! Thế thì ai là người đang nói “Anh không còn nữa”? Ngay cả nói rằng “Tôi không còn nữa,” bạn được cần tới. Điều là ngu xuẩn nếu bạn đi và gõ cửa nhà ai đó và anh ta nghiêng người ra khỏi cửa sổ và nói, “Tôi không ở nhà.” Đó là tự mâu thuẫn; bạn không thể nói được điều đó. Nói điều đó là chứng tỏ rằng bạn hiện hữu.
Jalaluddin phải đã viết bài thơ này trước khi ông ấy trở nên chứng ngộ. Ông ấy phải đã sửa lại nó. Nhưng những người chứng ngộ này là người khùng. Ông ấy có thể đã quên mọi thứ về bài thơ này, nhưng nó cần sửa chữa. Tôi có thể làm việc sửa chữa này. Tôi muốn nói rằng cô gái nói, “Quay lại lần nữa đi vì anh vẫn có đó. Lần đầu anh đã có đó một cách khẳng định, giờ anh có đó một cách phủ định, nhưng điều đó không tạo ra khác biệt gì.”
Người yêu quay lại. Giờ thì chẳng ích gì mà cầu nguyện vì lời cầu nguyện đã không giúp ích. Thực ra, lời cầu nguyện không thể giúp được: trong lời cầu nguyện nhị nguyên còn dai dẳng. Bạn đang cầu nguyện ai đó; Thượng đế trở thành “người” của bạn. Thượng đế không thể giúp được. Giờ anh ta trở thành Thiền sư – không là người sùng kính mà là thiền nhân thực. Anh ta đơn giản đi sâu vào bên trong bản thân mình, tìm và kiếm. “Cái ‘tôi’ này ở đâu?” Anh ta cố tìm ra xem nó ở đâu. Và bất kì người nào đi vào bên trong nhất định không tìm thấy nó vì nó không có đó; nó là vô tồn tại, nó chỉ là niềm tin. Cho nên anh ta tìm và tìm và chẳng thấy nó ở đâu.
Thế rồi anh ta quay lại, gõ lên cửa. Cô gái lại hỏi cùng câu hỏi: ‘Ai đó?” Và không có câu trả lời nào vì không có người nào trả lời. Chỉ im lặng. Cô ấy lại hỏi, “Ai đó?” nhưng im lặng sâu sắc hơn. Cô ấy lại hỏi, “Ai đó?” nhưng im lặng là tuyệt đối. Cô ấy mở cửa ra. Bây giờ người yêu đã tới, nhưng anh ta không còn nữa; không có người nào trả lời. Anh ta phải đã được mời vào trong nhà, được dắt tay vào. Anh ta là hoàn toàn, tuyệt đối trống rỗng.
Đây là điều Thiền nhân gọi là “như vậy trống rỗng.”
Từ “Bước trong Thiền, ngồi trong Thiền”, Ch. 16