Nghĩa của từ Reiki – Rei và Ki

Reiki (phát âm là rê – ki) là một kỹ thuật Nhật Bản để giảm căng thẳng và làm thảnh thơi, điều cũng thúc đẩy việc chữa lành. Nó được Mikao Usui khám phá vào tháng 3 năm 1922. Reiki được quản trị bằng cách “đặt tay” và những kỹ thuật như thế này đã được thực hành trong hàng nghìn năm. Reiki là kĩ thuật rất đơn giản vậy mà mạnh mẽ mà có thể dễ dàng được học bởi bất kỳ người nào.

Từ Reiki bắt nguồn từ hán tự Nhật Bản. Hán tự là chữ biểu ý được dùng trong ngôn ngữ viết của Nhật Bản. Người Nhật Bản không có chữ viết cho tới chừng 450 năm sau công nguyên. Để phát triển chữ viết, người Nhật Bản dùng các ký tự được dùng trong chữ viết tiếng Trung Quốc, kiểu chữ này có lẽ đã tới Nhật Bản thông qua bán đảo Triều tiên vốn là nước rất gần với Nhật Bản. Ký tự Trung Quốc dựa vào chữ biểu ý là những hình vẽ đơn giản biểu diễn cho điều họ muốn viết ra. Qua thời gian, chúng đã thay đổi và trở nên trừu tượng hơn, nhưng người ta vẫn có thể thấy nghĩa tượng trưng được biểu diễn bởi nhiều Hán tự. Từ Reiki được biểu diễn bởi hai Hán tự, Rei và Ki.  Rei là kí tự trên và Ki là kí tự dưới.

Nghĩa chung của Reiki là càn khôn vũ trụ và đây là định nghĩa nhiều người đã dùng. Tuy nhiên, chữ biểu ý Nhật Bản có nhiều mức nghĩa. Chúng biến thiên từ đời thường tới bí truyền. Cho nên, trong khi đúng là Rei có thể được diễn giải như càn khôn, nghĩa là nó hiện diện mọi nơi, có việc hiểu sâu hơn về hán tự này, mà với việc dùng của chúng ta, là có nghĩa hơn trong mô tả nghệ thuật chữa lành của Reiki.

Như bạn có thể thấy, Hán tự cho Rei gồm ba phần. Phần trên phác hoạ mây và nghĩa của nó phải liên quan tới mức độ tâm thức cao hơn vượt ra ngoài bản ngã. Khu vực này được biết tới với đa dạng tên gọi khác nhau như ý thức tâm linh, tâm trí Vũ trụ, Thượng đế, Đấng tối cao vân vân. Chính từ những cõi này mới sinh ra tính sáng tạo, thiên tài, kinh nghiệm huyền bí, và chữa lành tâm linh. Phần dưới của chữ Rei biểu diễn cho đất và phác hoạ các tầng đất và đá. Phần giữa của hình ảnh này gồm ba hình vuông tròn, biểu diễn cho ba khía cạnh của con người – thân thể, tâm trí, và linh hồn. Chính xác hơn, phần này biểu diễn cho người chữa lành, người được đặt ở giữa cõi trời và cõi đất và hành động như chiếc cầu nối đem trí huệ, hướng dẫn và chữa lành của cõi tâm linh cho mọi người và muôn loài sống trên trái đất.

Khí – sinh lực

Từ “Ki”  có nghĩa tương tự như Khí trong tiếng Trung Quốc, Prana trong tiếng Phạn và Ti hay Ki trong tiếng Hawaii; và khoa học gọi nó là năng lượng trường sinh học. Nó đã được cho nhiều cái tên bởi đa dạng nền văn hoá.

Khí là sinh lực. Nó cũng được biết đến như lực sống động hay năng lượng sống vũ trụ. Đây là năng lượng phi vật lý cái làm sinh động mọi thứ sống. Chừng nào cái gì đó là sống, nó có sinh lực tuần hoàn qua nó và bao quanh nó; khi nó chết, sinh lực ra đi. Nếu sinh lực của bạn thấp, hay nếu có hạn chế trong luồng chảy của nó, bạn sẽ mong manh hơn với ốm bệnh. Khi nó là cao và chảy tự do, bạn ít khả năng bị ốm. Sinh lực đóng vai trò quan trọng trong mọi thứ chúng ta làm. Nó làm sinh động thân thể và có những mức diễn đạt cao hơn. Khí cũng là năng lượng chính của cảm xúc, ý nghĩ và cuộc sống tâm linh của chúng ta.

Ý tưởng về khí bắt nguồn từ nồi cơm đang sôi có vung đậy. Khi gạo được sôi lên, hơi nước đẩy lên trong nồi và đôi khi đẩy vung nồi lên và hơi nước xì ra. Người ta cho rằng hơi nước xì ra đó có chứa tinh tuý hay sinh lực của gạo. Với quan sát này, khái niệm về sinh lực đã được tạo ra.

Hán tự cho khí chứa một nét ngang với những nét toả ra. Người ta nói rằng phần này của hình vẽ biểu diễn cho gạo trong nồi. Và thực ra, đây là hán tự cho gạo. Nồi được biểu diễn bằng nét vẽ đi lên sang trái bao phủ hán tự gạo. Vung là nét kẻ thứ hai phía trên.

Người Trung Quốc đặt tầm quan trọng lớn vào sinh lực, hay như họ gọi là Khí. Họ đã nghiên cứu nó trong hàng nghìn năm nay và đã khám phá ra có nhiều loại Khí khác nhau. Nội khoa cổ điển của Hoàng Đế, đã hơn 4.000 năm tuổi, liệt kê ba mươi hai loại Khí hay Ki khác nhau.

Người Nhật Bản cũng nghĩ về Ki (Khí) như có nhiều cách nó có thể diễn đạt. Genki là khí nguyên gốc hay khí lành mạnh, byoki là khí không lành mạnh, trược khí, kiga shimazu là thất vọng, Ki no hayai là hào hứng, ki ga omoi là chán nản, ki no okii là hào phóng và vân vân.

Khí được dùng nhiều bởi võ sĩ đạo trong huấn luyện thể lực và phát triển tâm linh. Nó được dùng trong những bài tập thở thiền được gọi là pranayama, và bởi những người theo đạo Shaman của mọi nền văn hoá để bói toán, nhận biết siêu linh, biểu lộ và chữa lành. Khí là năng lượng phi vật lý được mọi người chữa lành dùng. Khí hiện diện khắp xung quanh chúng ta và có thể được tích luỹ và được hướng dẫn bởi tâm trí. Nhà nghiên cứu người Nga Semyon Kirlian đã phát triển một phương pháp trong những năm 1940 để chụp trường sinh lực bao quanh người . Thực ra khí được coi là năng lượng ngầm bên dưới của mọi thứ đang tồn tại.

Khí bị ảnh hưởng bởi tâm trí. Nếu bạn có những ý nghĩ lành mạnh tích cực, khí của bạn trở nên mạnh hơn (genki). Nếu bạn có ý nghĩ không lành mạnh, tiêu cực, khí của bạn bị yếu hay trở nên không lành mạnh (trược) (byoki).

Từ “Reiki – Cái chạm chữa lành” – William Lee Rand