Phật trường – Huệ quyển

Khi tôi nói với bạn đó là điều khác toàn bộ với khi bạn đọc nó trong sách, bởi vì khi bạn đọc trong sách nó chỉ là lời mà thôi; khi bạn nghe Thầy nó là nhiều hơn lời. Sự hiện diện của Thầy chế ngự bạn! Trước khi lời đạt tới bạn, Thầy đã tới rồi; thầy đã tràn ngập bạn rồi. Tim bạn thở cùng Thầy, đập cùng Thầy theo cùng nhịp. Bạn đang thở theo cùng nhịp điệu. Có giao cảm, mối nối vô hình, sự hiện diện của Thầy, cử chỉ của thầy, mắt thầy… những lời thầy nói ra là những từ bình thường, nhưng khi được Thầy nói ra chúng mang cái gì đó của cõi bên kia; chúng mang im lặng nào đó, tính thiền nào đó, kinh nghiệm nào đó của thầy, bởi vì chúng tới từ cốt lõi bên trong nhất của thầy.

Điều đó cũng giống như đi qua khu vườn: cho dù bạn không chạm vào một đoá hoa nào, nhưng khi bạn về nhà bạn có thể vẫn cảm thấy hương thơm của khu vườn; quần áo bạn đã bắt mùi thơm đó, tóc bạn đã bắt nó. Phấn hoa vương theo gió. Bạn không chạm vào cái gì cả, nhưng hương thơm ở trong không trung; nó đã trở thành cái gì đó là một phần của bạn.

Thầy đơn giản ngụ ý huệ quyển nào đó. Từ “huệ quyển – noosphere” do Chardin đặt ra, một trong những người rất kì lạ của thế kỉ này. Ông ấy về cơ bản được đào tạo là nhà khoa học – ông ấy là nhà địa lí – nhưng toàn thể tâm của ông ấy là tâm của nhà huyền bí. Điều rất không may là ông ấy đã thuộc vào Nhà thờ Thiên chúa giáo, và Giáo hoàng đã ngăn cản không cho công bố bất kì ý tưởng nào của ông ấy khi ông ấy còn sống. Và ông ấy là người vâng lời thế, ông ấy tuân theo mệnh lệnh, cho nên trong khi ông ấy còn sống không ai biết tới ông ấy. Sách của ông ấy được công bố chỉ sau khi ông ấy chết, nhưng những cuốn sách đó là quan trọng vô cùng, bởi vì ông ấy là nhà khoa học và vậy mà là thiền nhân, con người của lời cầu nguyện lớn lao; có sự tổng hợp nào đó. Cách tiếp cận của ông ấy rất rõ ràng, giống như cách tiếp cận của nhà khoa học vậy mà đầy tính thơ ca.

Nhưng thế giới đã bỏ lỡ giao cảm trực tiếp với Chardin. Nhà thờ Thiên chúa giáo là thủ phạm – họ đã cấm đoán. Họ bao giờ cũng chống lại bất kì cái gì mới xảy ra trên thế giới. Cho nên chỉ khi ông ấy chết rồi bạn bè ông ấy mới bắt đầu xuất bản sách của ông ấy. Bây giờ những người bắt gặp sách của ông ấy đều có thể thấy thế giới đã bỏ lỡ cái gì, bởi vì bây giờ chúng chỉ toàn lời – những lời hay.

Chardin đã sáng tác ra từ “noosphere – huệ quyển”. Chúng ta đã quen thuộc với từ “atmosphere – khí quyển”; bầu khí quyển ngụ ý không khí bao quanh bạn, khí hậu bao quanh bạn. Noosphere – huệ quyển ngụ ý thế giới của những rung động, ý nghĩ, tình cảm tinh tế đang bao quanh bạn.

Thầy mang huệ quyển quanh thầy; tôi gọi nó là “Phật trường”. Người Jain có một ý tưởng rất đặc biệt về nó; họ đã làm việc cần mẫn để tìm ra nó, đích xác nó là gì. Và tôi nghĩ không một tín ngưỡng nào đã từng khám phá ra mọi chi tiết về Phật trường bao quanh một Thầy như Mahavira. Người Jain đã làm việc – họ có chút ít tính khoa học trong cách tiếp cận của họ – và tôi đồng ý với những khám phá của họ về Phật trường.

Họ nói Thầy có Phật trường xung quanh Thầy trải ra theo mọi hướng xa tới hai mươi bốn dặm – một vòng tròn với bán kính hai mươi bốn dặm trở thành Phật trường bất kì khi nào một người trở nên chứng ngộ. Không truyền thống nào khác đã làm việc về điều đó với chi tiết khoa học đến thế – cho dù họ đã đo chiều dài, vòng tròn lớn tới mức nào bao quanh người đã thức tỉnh.

Bất kì ai có chút ít mở đi vào trong Phật trường sẽ cảm thấy cái gì đó kì lạ mà người đó không bao giờ cảm thấy trước đây. Nhưng điều đó xảy ra chỉ nếu người ta mở.

Nhiều người hỏi tôi, “Nếu chúng tôi tới đây và không trở thành sannyasins, chúng tôi sẽ không có khả năng nhận được ân huệ của thầy sao?” Từ phía tôi không có vấn đề gì: tôi không gửi năng lượng của tôi tới bất kì ai nói riêng, nó đơn giản có đó. Nó là huệ quyển; điều đó tất cả tuỳ thuộc vào bạn.

Trở thành sannyasin đơn giản ngụ ý bạn vứt bỏ đi mọi phòng thủ của bạn, ngụ ý bạn rút lui khỏi mọi biện luận của bạn, ngụ ý bạn đang mở các cửa sổ và cửa ra vào cho tôi – có vậy thôi! Đó là động thái về phía bạn rằng bạn mong manh, bạn cảm nhận, nhạy cảm, rằng bạn thành sẵn có. Tôi đang sẵn có đây dù bạn có là sannyasin hay không; điều đó không thành vấn đề. Tôi sẵn có ngay cả cho những cái cọc này của Phòng Phật! Nhưng tôi có thể làm được gì? – nếu chúng không mặc áo da cam, chúng sẽ lỡ!

Sannyasin đơn giản ngụ ý tính sẵn sàng để đón nhận. Năng lượng có đó; nếu cái gì đó bị lỡ, cái đó thuộc về phần bạn.

Mọi Thầy của mọi thời đại đều phụ thuộc vào lời nói ra bởi lẽ đơn giản vì lời nói ra đi trực tiếp từ cốt lõi bên trong nhất của họ. Nó mang hương thơm của thế giới bên trong của họ, sự phong phú của thế giới bên trong của họ, cái đẹp của thế giới bên trong của họ. Nó thấm đẫm con người bên trong của họ, nó tràn đầy năng lượng của họ. Vào lúc nó được viết ra nó sẽ không phải là cùng điều đó nữa.

Lời nói ra ngụ ý giao cảm giữa Thầy và đệ tử. Lời viết ra không phải là giao cảm, nó là trao đổi; bất kì ai cũng có thể đọc được nó. Học sinh có thể đọc nó, học sinh không cần phải là đệ tử. Kẻ thù có thể đọc nó, người đó thậm chí không cần là học sinh. Ai đó có thể đọc nó chỉ để tìm ra các lỗi trong nó, chỉ để tìm ra cái gì đó để cho người đó có thể biện minh chống lại nó.

Nhưng với lời nói ra đó là điều hoàn toàn khác. Ngay cả người đối lập có tới, lời nói ra vẫn nhảy múa xung quanh người đó. Có mọi khả năng là mặc dầu người đó đã tới với kết luận, ý tưởng định sẵn, ý tưởng định sẵn của người đó có thể trở nên chùng lỏng ra chút ít, người đó có thể trở nên thảnh thơi chút ít. Người đó có thể bắt đầu nhìn lại trước khi người đó làm bất kì quyết định nào. Người đó có thể bắt đầu gạt các ý tưởng tiên thiên của mình sang bên. Tin đồn mà người đó đã nghe có thể dễ dàng bị gạt sang bên nếu người đó tới tiếp xúc với lời được nói ra.

Từ “Ta là cái đó”, Ch. 9